Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6- Xuân bốn mùa

15/01/201109:29(Xem: 4616)
6- Xuân bốn mùa

THẨM MỸ MÙA XUÂN

Thích Thông Huệ

6- XUÂN BỐN MÙA

Khi cơn lạnh của mùa đông đã dịu lại, nhường chỗ cho hương vị ấm áp của mùa xuân, khiến cỏ cây xanh tươi, muôn hoa đua nở khoe sắc khoe hương. Những chuỗi ngày mệt nhọc của công việc thế sự như được tạm gác lại, dành cho ánh sáng rực rỡ của mùa xuân dội khắp nhân gian, chan hòa tình yêu thương nhân ái, ươm mầm một tình cảm trong xanh thơm dịu, hòa điệu với đất trời bao la. Thảm nắng pha lê của mùa xuân được trải dài vô tận, đó đây muôn vạn tấm lòng sẵn sàng đón nhận những gì tươi đẹp, tinh hoa nhất của mùa xuân.

Khắp nơi trên khắp nẽo đường quê, cánh đồng ruộng như cũng cố gắng vươn lên những chồi non tinh khiết. Chim sáo, chim sâu trong tiết đông hàn hay vùi đầu vào tổ ấm, giờ đây cũng đã hí hửng tung tăng chuyền điệu trên cành, lãnh lót hiến tặng cho đời những khúc nhạc mừng xuân. Đâu đó trên khắp phố phường, người người đều chuẩn bị vào cuộc, sẵn sàng rũ sạch những nỗi ưu phiền mệt nhọc để bày tỏ nhiệt thành mà đón mừng xuân mới. Nhưng ngay tại đây và bây giờ, bạn biết chăng xuân vẫn còn hiển hiện, không hề thay đổi theo định luật của bốn mùa luân chuyển?

Thông thường khi nói đến mùa xuân, hình như ai ai cũng chỉ nghĩ xuân ở nhân gian, nhưng trong Thiền môn, các vị Thiền sư hay nói lên cái thâm trầm của xuân đạo, lồng lộng với đất trời bao la, hòa quyện với sum la vạn tượng mà vẫn không chướng không ngại. Ở nhân gian mỗi lần xuân đến cỏ cây khoe sắc đơm bông, và mỗi lần xuân đi trả lại cho nhân gian những tia năng oi bức của bầu trời tiết hạ. Và cứ thế cho đến thu rồi lại sang đông, bốn mùa biến chuyển theo một quy luật của vòng quay trái đất, sự sự vật vật cũng cùng chung một cộng luật.

Xưa nay sự đổi thay chuyển dời của muôn sự muôn vật trên thế gian ai mà chẳng từng chứng kiến, nhưng cái thực vô hình vô ảnh trong tất cả các hiện tượng thì vượt thoát tất cả các ý niệm thời - không. Cái vô hình vô ảnh thì người ta dễ quên, còn cái hữu hình hữu ảnh thì người ta dễ nhớ dễ chấp. Bốn mùa thay đổi, muôn vật chuyển dời cũng chỉ là cái hoạt dụng của cái không thể gọi tên. Thiền sư Chân Không đời Lý đã siêu tột được thực thể của mùa xuân khi có một thiền khách hỏi: “Bạch Hòa thượng, khi sắc thân bại hoại thì thế nào?” Ngài liền đáp:

“Xuân đến xuân đi ngỡ xuân hết
Hoa nở hoa tàn chỉ là xuân”.

(Xuân khứ xuân lai nghi xuân tận
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân).

Xuân đến xuân đi, hoa nở hoa tàn là hiện tượng sinh diệt của mùa xuân nhân gian. Thế thường, khi không còn thấy những tia nắng ấm áp và những chiếc hoa tươi rộ nở thì cho là xuân đã hết. Như các cành hoa mai đón mừng vào dịp xuân đến, chúng đua nhau rộ nở sắc màu, những ngày xuân qua đi chúng héo úa tàn tạ. Đó là cái lầm do nhìn xuân qua bốn mùa của thời gian.

Khi nào ý niệm thời gian còn ngự trị trong tâm hồn thì bạn không thể nào lãnh hội được cái tâm xuân chưa từng sanh diệt. Bạn có thể tin chăng trong lò lửa mà sen vẫn nở khoe tươi sắc thắm? Trong ngọn lửa vô thường thiêu đốt thế gian, bạn có thể nào tin được thầm lặng có cái gì chưa từng băng hoại? Người có đời sống tỉnh thức thì không bị đắm chìm trong ảo ảnh sinh diệt của trăm hoa.

Bồ-tát Di Lặc đã thể hiện nội dung tâm xuân này bằng một nụ cười tươi tắn trên môi. Nụ cười của Ngài mang một ý nghĩa siêu việt ngã chấp, tràn đầy một sức sống hồn nhiên từ đời sống nội tâm sung mãn. Mặc cho lục tặc có quấy rầy đến đâu, cũng không lay động được bản thể thanh tịnh trong Ngài. Bởi lẽ, Ngài đã thực chứng rằng tất cả các pháp là vô ngã, mọi hiện tướng của chúng chỉ là trò hư ảo. Thế nên, mặc cho dòng đời ngược xuôi, trong Ngài vẫn luôn luôn an nhiên tự tại.

Vì vậy, nụ cười trên môi của Ngài là tiêu biểu cho mùa xuân tự tại vẫn thường không thay đổi. Chúng ta chiêm ngưỡng Ngài để tự nhắc nhở mình và xua tan bóng đêm u ám trong tâm hồn, thì điều trước tiên phải tập làm chủ mọi giác quan, không bị các căn-trần-thức chi phối sai sử. Người Phật tử đã học cái hay cái đẹp nơi Ngài, thì hãy để lòng mình yên lắng trong từng giây phút trước mọi cám dỗ của cuộc sống, chiêm nghiệm và thể nhập vào cái thường hằng không thay đổi, rũ sạch tất cả niệm nhân ngã, bỉ thử, siêng năng giải trừ mọi thói quen xấu xa đã từ lâu đời tiêm nhiễm vào từng ngõ ngách của tâm hồn. Và hãy xem tạo vật của mùa xuân cũng chính là tạo vật của vô sanh tịch tĩnh. Ấy chính thật là tinh thể của mùa xuân qua đôi mắt các vị Thiền sư.

Kể từ dạo này, mỗi lần xuân đến hay xuân đi, hãy giữ cho tâm hồn mình thật bình thản, không để sáu căn dính mắc sáu trần mà chịu trôi lăn theo vòng biến chuyển của thời gian. Bạn hãy từng bước vững chãi bắt đầu từ mùa xuân năm nay, mà đồng cảm đồng điệu với cái thường hằng không thay đổi qua bốn mùa xuân hạ thu đông. Xin hãy một lần thắp sáng niềm tin ấy để chiêm nghiệm thật thấu đáo cái đáng yêu, đáng quý nhất của mùa xuân!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2011(Xem: 8598)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
15/02/2011(Xem: 8723)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
09/02/2011(Xem: 4107)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
09/02/2011(Xem: 3847)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
09/02/2011(Xem: 6922)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
06/02/2011(Xem: 3553)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêng và vui vẻ.
04/02/2011(Xem: 3998)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêng và vui vẻ.
03/02/2011(Xem: 6717)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
02/02/2011(Xem: 4653)
Tam thập niên lai tầm kiếm khách Kỉ hồi lạc diệp kỉ sưu chi Tự tùng nhứt kiến đào hoa hậu Trực chí như kim bất cánh nghi Dịch: Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ Một phen chợt thấy hoa đào nở Nghi sạch tiêu tan, sáng không ngờ.
02/02/2011(Xem: 3752)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết, không thể thiếu vào dịp lễ hội Tết cổ truyền của dân tộc . Ngoài nét đặc biệt đó ra, nó còn là một biểu tượng của sự vươn dậy sau giấc ngủ co mình trong những ngày tháng ảm đạm và giá rét của Thu Đông.Khi nhìn thấy sắc vàng tươi thắm của hoa mai người ta còn liên tưởng rằng, nó đồng hành với mùa xuân vào dịp xuân sắp đến, đang đến hay mới đến. Mang lại vui tươi, hạnh phúc, mai mắn, dồi dào, thịnh vượng,sức khoẻ, trẻ trung…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567