Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết

18/01/201215:55(Xem: 7188)
Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết

Tết,Tết Nguyên đán, Tết Táo quân, đêm trừ tịch, giao thừa...- những từ ngữ đã trở nên thân thuộc ấy lại có nguồn gốc rất thú vị, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa phức tạp. Niềm vui năm mới của chúng ta sẽ trọn vẹn hơn khi tìm hiểu và cảm nhận những từ ngữ Tết.

Tết

Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng, từ những câu chuyện thường ngày đến lời cầu khấn trước bàn thờ linh thiêng...Và mỗi dịp cuối năm cũ đầu năm mới, nó lại nở rộ, ngự trị trong sự xốn xang củamọi người. Không biết chính xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán.

Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là "mấu tre" (vì thế, khi viết chữ này, người ta phải viết với bộ trúc). Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữahai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể (tương đương với "đầu mặt", "khớp", "khuỷu"... trong tiếng Việt). Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiênvăn - khí tượng trong năm, ví dụ như một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thuỷ, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của tết mà ta đangđề cập.

Ngoài ra, tiết còn có nghĩa là "bộphận nhỏ của một chỉnh thể" (chi tiết, tình tiết....), "khoảng, đoạn nhỏ" (chương tiết, tiết học, tiết mục...), "phẩm chất trong sạch, khảng khái" (tiết tháo, tiết hạnh, tiết khí, trinh tiết...).

Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iêkhi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc), chiết biến thành chết... Tiết cũng vậy - biến thành tết. Ngoài nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" như tết Khai hạ,tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trùng cửu...., trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nótrở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán hay sự nói gọn từ Tết Nguyên đán (Tết Cả) trong tiếng Việt.

Tết Nguyên đán

Nguyên đán là từ gốc Hán, Nguyên là "đứng đầu, số một, nhất"; đán là "buổi sáng". Do đó, Tết Nguyên đán nghĩa là "Tết (mừng, của, vào) buổi sáng đầu (năm)".

Gọi như thế bởi vì buổi sáng ngày mồng Một tháng Giêng là thời gian quan trọng nhất trong năm; năm mới chính thức bắt đầu, mọi hoạt động tiêu biểu nhất cho Tết được tiến hành (lễ gia tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi, chúc thọ người già, đại tiệcđầu năm...). Điều kiện ngoại cảnh cũng rất đẹp và thuận lợi: bắt đầu sang xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc, hoa nở, chim hót, không khí ấm áp,trời quang đãng, nhịp độ lao động vất vả của một năm tạm ngừng...

Con người thư thái, vui vẻ về tinhthần, trở nên lịch sự, cởi mở hơn về phong cách; rực rỡ hơn với dung nhan, trang phục mới....Tất cả những hiện tượng trên đều tập trung vào buổi sáng đầu năm khiến người ta cảm thấy buổi sáng đó thật quan trọng, thiêng liêng. Ai cũng tin tưởng, mơ ước mọi việc trong năm đều diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, may mắn như buổi sáng đầu năm và cố gắng không làm điều xấu để khỏi xúi quẩy cả năm.

Tết táo quân

Táo gốc tiếng Hán có nghĩa là "bếp". Táo quân hay ông Táo nghĩa là "ông quản bếp", "ông vua bếp". Theotruyền thuyết nước ta, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy đượcchồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, người chồng cũ đi ăn xin, vô tình vào phải nhà người vợ cũ. Người vợ nhận ra chồng cũ, liền đem cho nhiều cơm gạo, tiền bạc. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót,cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp"...

Truyền thuyết này thể hiện rất đậmnét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trongđó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"...

Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán.

Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp.Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách TâyDương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi....

Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vàongày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời)!

Còn việc "ông Công" và "ông Táo" được nhân dân ta cúng tiễn vào cùng một ngày có hai cách giải thích. Một: Công là từ rút gọn của Táo công. Hai: Công là từ rút gọn của Thổ công. Cách giải thích thứ nhất xem ra có lý hơn bởi nếu theo cách thứ hai thì khó thể lý giải vì sao lễ tiễn ông Công lại trùng với lễ tiễn ông Táo?!

Đêm trừ tịch

Tịch gốc tiếng Hán nghĩa là "đêm".Tuy nhiên, theo nguyên tắc thuận ngữ, trong tiếng Việt, người ta vẫn nói "đêm trừ tịch" chứ ít nói "trừ tịch", cũng như thường nói: chân thật, cây cổ thụ, sông Hồng Hà, núi Trường Sơn... Còn trừ trong tiếng Hán có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa gốc là "qua đi, bỏ đi". Như vậy, trừ tịch nghĩa là "đêm của năm qua đi" - đêm cuối cùng của năm cũ.

Tác giả Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục lại có cách lý giải hoàn toàn khác, coi trừ tịch là xua đuổi, trừ khử ma quỷ: "Nguyên tục bên Tàu ngày xưa, cứ về hôm ấy thì dùng một trăm hai mươi đứa trẻ con độ chín, mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống, vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, cho nên gọi là trừ tịch".

Giao thừa

Giao gốc tiếng Hán nghĩa là "xen kẽ nhau, thay nhau" hoặc "nối tiếp nhau, trao đổi lẫn nhau"... Còn thừa nghĩa là "đảm nhận, thi hành (nhiệm vụ, nghĩa vụ)" hoặc "thừa kế, kế tiếp"... Gọi là giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng, 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp - thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới - là lúc mà hai vị thần cai quản trần gian (gọi là ông Hành khiển), một cũ và một mới, "bàn giao và tiếp nhận" công việc của nhau. Vào ngày này, nhân dân ta hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường được bày ngoài trời vì mọi ngườicho rằng các vị thần rất bận, không thể vào tận trong từng nhà để hưởnglễ!

Phong Hóa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2015(Xem: 5967)
Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se sắt nhớ!
06/02/2015(Xem: 5592)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên. Ngôn ngữ con người biến đổi theo thời gian (âm cổ và âm hiện đại) và không gian (phương ngữ, thổ ngữ, ngữ hệ), thành ra phần này sẽ bàn về các dữ kiện minh xác kết quả trên. Đây cũng là mục đích chính của loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp", phần này tiếp theo bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Mùi/Vị - *mjei – Dê (phần 15)". Các bài viết sau nhưng cùng một chủ đề sẽ đánh số với mẫu tự A, B, C… Hi vọng loạt bài này gợi ý và tạo thêm động lực cho người đọc tìm hiểu thêm về tiếng Việt và những liên hệ ngôn ngữ thật thú vị. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), BK (Bắc Kinh),
05/02/2015(Xem: 7239)
Như thường khi, vào những dịp cuối năm với bề bộn lo toan ngày tết mới, tất cả ai ai cũng đều chăm chú vào từng tờ lịch phía dưới của ngày âm lịch mà thường khi ngươi ta ít khi chú ý đến ngoại trừ phải tính các ngày giỗ, thôi nôi hay tang chế.v…v…
05/02/2015(Xem: 6183)
Tết. Một chữ thôi mà sao cũng đủ làm cái cớ lớn để tôi bâng khuâng quá chừng. Tôi đã sống qua chừng đó năm tháng rồi sao? Vậy là tôi sẽ không còn đủ thời gian để tận mắt chứng kiến bao điều sẽ xảy ra trên hành tinh này với những buồn vui khó nói trước...
05/02/2015(Xem: 5986)
Dê sống hoang giã 50.000 năm trước tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu trên đồi núi nên gọi là wild goat/ Wildziegen. Dê có thân hình dài từ 1,2 đến 1,6m, đuôi dài 15-20 cm, cao từ 0,7 m đến 1m, trọng lượng tùy theo dê đực hay dê cái nặng từ 25 kilô đến 100 kilô. Khoảng 8000 -10.000 trước CN thì loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò.
05/02/2015(Xem: 3888)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
04/02/2015(Xem: 22355)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 5988)
Xuân về nở nụ chứa chan. Lòng vui rộn rã như đang tự tình. Phiêu linh một chút hòa bình. Cầm tay thiên hạ nói mình rất thương.
03/02/2015(Xem: 5809)
Xuân tràn đầy sức sống Hạt tinh tấn đâm chồi Hoa khiêm cung bi trí Tưới tẩm mầm Thánh nhân. Mỗi ngày hoa đều nở Cúng dường ngôi Tam bảo Tô điểm đạo và đời Xuân phước tuệ trang nghiêm. (Thích Nữ Giới Hương)
02/02/2015(Xem: 10351)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh. Lưu Chí Lược 刘志略 là một nhà Nho chưa biết ngài kế thừa Tổ vị, thấy ngài tu khổ hạnh khiêm cung, bèn hết lòng hộ trì. Ông có một người cô ruột là Thiền ni Vô Tận Tạng (無盡藏比丘尼) không rõ ngày sanh, chỉ biết bà mất vào năm 676 sau TL. Lúc ấy Lục tổ 38 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567