Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài dòng giới thiệu về chữ Tết của Xứ Việt

15/01/201201:55(Xem: 6306)
Vài dòng giới thiệu về chữ Tết của Xứ Việt

Vài dòng giớithiệu về chữ Tết của Xứ Việt

天增歲月人增壽

春滿乾坤福滿門

Thiên tăng tuếnguyệt nhân tăng thọ

Xuân mãn cànkhôn phúc mãn môn

Ý Việt:

Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ.

Xuân đến muônnơi phúc khắp nhà."

Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người.

Xứ Việt ta có nhiều ngày Tết nhưng ít ai để ý vềý nghĩa của nó bằng cách tự hỏi Tết là gì? Và tại sao có những loại Tết khácnhau như : Tết ta, Tết nguyên đán, Tết đoan ngọ, Tết trung thu, Tết dươnglịch, Tết âm lịch, Tết Cả, Tết cổ truyền …

Theo sử liệu cũ của Việt Nam, từ nguyên nguyênnghĩa của từ "Tết" chính là "Tiết". Bởi vì theo lịch nôngnghiệp Á Đông, người ta đã phân chia thời gian trong một năm ra thành 24 tiếtkhác nhau theo nhu cầu của các mùa vụ để phát triển nghề trồng trọt. Từ đó Tiếtđược xem làsự khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng.

Đây là 24 tiết khí (節氣): Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân,Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử,Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết,Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Trong số tài liệu của Hán tự có nhiều cách giảithích khác nhau về chữ Tết, thí dụ như : Tết được biến âm từ Tiết và Tiếtchữ Hán viết là 節. Dạng chữ ban đầu là "卩". Hình chữ trong Giáp Cốt văn giống mộtngười đang quỳ ngồi, thò đầu gối ra ngoài. Rồi sau đó chữ này được dùng chỉ chovật làm chứng hay phù hiệu. Dần dà người ta thêm bộ trúc "竹" thành nghĩa "đốt tre, mấu tre",hay sự tiếp nối của 2 giống cây, hai khúc, hai đoạn cây, và từ nghĩa này, nóđược mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theothiên văn – khí tượng trong năm. Nhưng nghĩa rộng của chữ Tiết thường được biếtnhư: Điều hòa, khống chế, khí tiết, lễ tiết, mùa, ngày lễ, cúng lễ, vui mừng …

Chữ "節-Tết" Cổ xưa nhất là chữ Tượng hình, là vẽhình dùng dụng cụ nông nghiệp để "Tết"/Tách "Búp Măng" củaTrúc/Tre ra để mà trồng.

Chữ "Tết" cổ đại là Hình vẽ "bộTrúc" phía trên và "măng tre" bên dưới-bên phải là dụng cụ nhànông để Tách-Tết cây mà trồng.

Tết là ngày lễ đầu năm, ngày rất quan trọng đốivới người Việt. Do đó ngày Tết có nhiều nghi thức tổ chức khác nhau được biếtnhư khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Tết là dịp để cho concháu từ xa trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong sự hoà thuận, yêu thươngvà luôn cầu chúc cho nhau bằng những điều tốt lành.

Năm cũ đã qua đi, năm mới cũng gần đến, TếtViệt sắp về. Từgia đình cho đến xã hội. Nhân dịp này nếu mọi người cùng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà,kính già thương trẻ, chia sẽ với những người nghèo khổ... thì Xứ Việt sẽ luôn tươi đẹp, giàu mạnh, trong tinhthần dân tộc qua cái nhìn mới chứa đầy hy vọng tốt lành cho tất cả mọi người.

Kính bút

TSHuệ Dân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2021(Xem: 8615)
Tết Sửu xin mừng những bạn xa, Thầm yêu thiện hữu kết bao nhà… Nhiêu điều cảm nhận bài không rã, Mấy chuyện vòng quanh nẻo vẫn hoà. Sáng tỏ lời hay về đạo nhã, Trong ngần ý đẹp bởi niềm tha. Mong cầu hạnh phúc muôn loài cả, Xướng, luận, thơ,vè mãi nở hoa.
03/02/2021(Xem: 7675)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7774)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
01/02/2021(Xem: 6287)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 12097)
Trước thềm Xuân Tân Sửu, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện đến Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, chư Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu lời cầu chúc xuân quang rực rỡ, vạn sự thăng tiến, cát tường như nguyện
29/01/2021(Xem: 4161)
Hành trình của mỗi con người có biết bao ngã rẽ, nhưng bạn phải chọn cho mình một lối đi bình yên, kỳ thực đời người vô cùng ngắn ngủi, nên ta phải hòa giải với thế giới này. Chúng ta muốn bình yên cần phải có một đức tin và cần một chân lý, để ta nương tựa thực hành tâm linh mỗi ngày, để ta không lạc bước mắc phải sai lầm. Xin chắp tay cầu nguyện cho toàn thể nhân loại sẽ ổn định trong năm mới, với những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị tinh thần thiêng liêng mà chúng ta đã và đang dâng hiến cho nhân sinh. Đôi khi ta thấy không công bằng với cuộc đời mình, ta phải chịu đựng những nghiệt ngã và bất công.
28/01/2021(Xem: 3210)
Không biết từ bao giờ cứ mỗi năm sau ngày rằm tháng chạp là tôi luôn bày biện xôi, chè, trái cây để thiết lễ Tạ Ân trước nhà ... ( Thường thì trong năm có biết bao lần chúng ta thường cầu nguyện để tai qua nạn khỏi và thường được như nguyện ....) Nếu công giáo có ngày Thanksgiving thì gia đình tôi theo phong tục lâu đời truyền lại đã thiết lễ cử hành tương tự vào ngày 16 tháng 12 âm lịch để tạ ân các Chư Phật, Chư Bồ Tát và các Chư Hộ Pháp và còn phải kể đến các vị Thần đất, nước , gió, lửa và các người âm rất hiền lành đang cùng cư trú với chúng ta ...nhưng khác là không hề dùng đến Gà Tây ....
27/01/2021(Xem: 3958)
Đông đã qua rồi xuân ở đây Vườn xuân hoa nở nắng xuân đầy Xuân tâm rạng chiếu mầm xuân dậy Ánh nguyệt ngời soi tuệ nghiệp xây Cội đức vun trồng cây hạnh nở Đường mê nguyện dứt lối xuân lai Thanh bình thịnh vượng tân xuân đáo Cõi nước xuân này hoa trái say...!
15/01/2021(Xem: 9241)
Xuân đã về chưa ở xứ người Buồn vui lẫn lộn xót xa ơi Thương xuân tuyết trắng trên đầu núi Nhớ nước, làm sao nở nụ cười Xuân đã về chưa sưởi ấm lòng Soi gương thấy mặt nhớ mình không Ai mang tất cả hồn xưa cũ Ấp ủ trong người nợ núi sông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]