Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Thân nói chuyện Khỉ

11/04/201110:03(Xem: 4459)
Năm Thân nói chuyện Khỉ

Bo Tuong Khi Tam Khong-26

Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.

Nhờ “bé hạt tiêu” nên khỉ di chuyển nhanh, leo trèo giỏi. Người ta gọi khỉ là “vua chuyền cành”. Với khả năng di chuyển siêu tốc, một đôi khỉ có thế bảo vệ được 25 ha rừng để cung cấp hoa quả quanh năm cho chúng. Chúng dùng tiếng la ó và sức mạnh chân tay để tuyên bố lãnh thổ với những kẻ láng giềng. Khi di chuyển, khỉ đánh đu bằng tay, treo mình dưới cành và tung người đi. Lúc đó trông chúng lắc lư qua lại như một con lắc.

Sống bày đàn là một đặc tính của loài khỉ. Tuy nhiên đó là một bầy đàn có trật tự, một tổ chức xã hội tương đối chặt chẽ. Mỗi bầy khỉ ngoài tự nhiên thường dao động từ 15-30 con. Nếu nuôi nhốt nhân tạo đàn khỉ có thể tới trên 30-40 con, trong đó có khỉ đầu đàn và các khỉ thành viên. Mỗi đàn khỉ định cư trên một vùng núi nhất định, coi như một lãnh thổ ổn định. Đôi khi xảy ra tranh chấp địa bàn sinh sống bằng những cuộc “chiến tranh”. Ban ngày bầy khỉ dưới sự “lãnh đạo” của khỉ đầu đàn đi kiếm ăn trên các ngọn cây. Ban đêm chúng ngủ trên các tán cây to, rậm rạp. Khỉ không có thói quen “làm tổ” như chim chóc...Khỉ dậy rất sớm, chúng đón ánh bình minh bằng sự huyên náo vang động cả khu rừng. Khỉ đầu đàn có vai trò hết sức quan trọng là con khỉ đực to nhất, nhiều tuổi, có nhiều “kinh nghiệm” sống, nó chỉ huy mọi hoạt động của đàn từ kiếm ăn, chiến đấu chống lại kẻ thù, “sinh hoạt chăn gối”...Nếu có một con đực khác lớn lên sẽ xảy ra cuộc “tỷ thí” để phân chia lại ngôi thứ. Một khi khỉ đầu đàn thua nó phải nhường chức cho kẻ kế vị và tách ra khỏi đàn sinh sống đơn lẻ. Đó chính là khỉ độc...

Ăn uống đối với khỉ là cả một nghệ thuật. Ngoài tự nhiên, khỉ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như chồi, lá non, hoa quả và hạt. Đôi khi chúng ăn cả côn trùng, chứng chim hay xuống suối để bắt cá nhờ khả năng lặn sâu rất tốt. Nếu nuôi nhân tạo cho khỉ ăn cơm gồm gạo tẻ nấu với lạc, đậu đen, đậu tương, muối. Khỉ “nghiện” chuối, mía, ổi, cam, dưa hấu.

Khỉ cái thành thục ở tuổi thứ ba, khỉ đực gần ở tuổi thứ tư, khi đó trọng lượng của chúng thường đạt hơn 4kg/con. Khỉ mang thai 165-168 ngày, đẻ mỗi lứa một con (cá biệt có trường hợp đẻ sinh đôi). Mùa tình yêu của khỉ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Ở mỗi bầy khỉ, con đầu đàn giành toàn quyền “gieo giống” cho những con cái đã trưởng thành. Những khỉ đực trưởng thành khác đến mùa sinh sản đều bị đuổi ra khỏi đàn bằng những cuộc chiến ác liệt...Khỉ mẹ sinh con vào tháng 7 hoặc 8. Bốn tháng đầu khỉ con hoàn toàn bú sữa mẹ. Sau 6 tháng, khỉ con đủ khả năng đứng ra tự lập cuộc sống riêng. Khỉ là minh chứng tuyệt vời cho tình mẫu tử của loài vật. Một khi khỉ con qua đời, khỉ mẹ ôm xác con cho đến khi nào chỉ còn độc bộ xương nó mới chịu bỏ.

Vòng đời của khỉ thường không quá 30 năm. Ở Việt Nam, con khỉ được ghi nhận sống lâu nhất ở đảo Rều (Quảng Ninh) thọ 41 tuổi (1962-2003). Khi chết, khỉ rất khát nước, nó cố tìm chỗ có nguồn nước để uống những giọt nước cuối cùng trước khi qua đời. Nếu Châu Á thường là cái nôi ra đời của Khỉ ở giữa kỷ đệ tam và đệ tứ thì khoảng 3,3 triệu năm trước công nguyên, khỉ mở rộng địa bàn sinh sống và phát triển ra khắp thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học tìm thấy ở Châu Á có 63 loài khỉ, châu Phi 65 loài, Châu mỹ La Linh 46 loài.

Ở nước ta với 19 loài linh trưởng được phát hiện trong số hơn 200 loài trên thế giới, cho thấy Việt Nam là địa chỉ đa dạng sinh học cao nhất. Nếu tính riêng khỉ với 5 loài: Khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ đuôi dài, khỉ cộc, khỉ vàng, Việt Nam đã đứng thứ 2 ở Châu Á về số loài khỉ hiện hữu (sau Indonesia). Khỉ đuôi lợn phân bố rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh miền núi như Ba Bể (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tuyên Hóa (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), Hòa Bình, Sa Thầy (Kon Tum). Khỉ mốc chỉ phân bố từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra, chưa phát hiện được chúng ở phía Nam. Ngược lại, khỉ đuôi dài chỉ sinh sống từ Tây nguyên trở vào, nhiều nhất ở Khu bảo tồn Yokdon (Đắklăk) và Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khỉ cộc sinh sống từ các tỉnh phía Bắc tới Tây nguyên, luôn là đối tượng bị con người săn bắt lấy thịt và xương để nấu cao. Cuối cùng khỉ vàng là loại phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nhất ở nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á và Tây Á (Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Indonesia...) chúng tập trung sinh sống ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, đảo Cát Bà (Hải Phòng), Lạng Sơn...


Minh Sao






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2014(Xem: 6126)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 13771)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 10946)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 6616)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 9967)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 7333)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 9811)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
13/01/2014(Xem: 7432)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 7584)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 7809)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]