Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Thân nói chuyện Khỉ

11/04/201110:03(Xem: 3761)
Năm Thân nói chuyện Khỉ

Bo Tuong Khi Tam Khong-26

Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.

Nhờ “bé hạt tiêu” nên khỉ di chuyển nhanh, leo trèo giỏi. Người ta gọi khỉ là “vua chuyền cành”. Với khả năng di chuyển siêu tốc, một đôi khỉ có thế bảo vệ được 25 ha rừng để cung cấp hoa quả quanh năm cho chúng. Chúng dùng tiếng la ó và sức mạnh chân tay để tuyên bố lãnh thổ với những kẻ láng giềng. Khi di chuyển, khỉ đánh đu bằng tay, treo mình dưới cành và tung người đi. Lúc đó trông chúng lắc lư qua lại như một con lắc.

Sống bày đàn là một đặc tính của loài khỉ. Tuy nhiên đó là một bầy đàn có trật tự, một tổ chức xã hội tương đối chặt chẽ. Mỗi bầy khỉ ngoài tự nhiên thường dao động từ 15-30 con. Nếu nuôi nhốt nhân tạo đàn khỉ có thể tới trên 30-40 con, trong đó có khỉ đầu đàn và các khỉ thành viên. Mỗi đàn khỉ định cư trên một vùng núi nhất định, coi như một lãnh thổ ổn định. Đôi khi xảy ra tranh chấp địa bàn sinh sống bằng những cuộc “chiến tranh”. Ban ngày bầy khỉ dưới sự “lãnh đạo” của khỉ đầu đàn đi kiếm ăn trên các ngọn cây. Ban đêm chúng ngủ trên các tán cây to, rậm rạp. Khỉ không có thói quen “làm tổ” như chim chóc...Khỉ dậy rất sớm, chúng đón ánh bình minh bằng sự huyên náo vang động cả khu rừng. Khỉ đầu đàn có vai trò hết sức quan trọng là con khỉ đực to nhất, nhiều tuổi, có nhiều “kinh nghiệm” sống, nó chỉ huy mọi hoạt động của đàn từ kiếm ăn, chiến đấu chống lại kẻ thù, “sinh hoạt chăn gối”...Nếu có một con đực khác lớn lên sẽ xảy ra cuộc “tỷ thí” để phân chia lại ngôi thứ. Một khi khỉ đầu đàn thua nó phải nhường chức cho kẻ kế vị và tách ra khỏi đàn sinh sống đơn lẻ. Đó chính là khỉ độc...

Ăn uống đối với khỉ là cả một nghệ thuật. Ngoài tự nhiên, khỉ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như chồi, lá non, hoa quả và hạt. Đôi khi chúng ăn cả côn trùng, chứng chim hay xuống suối để bắt cá nhờ khả năng lặn sâu rất tốt. Nếu nuôi nhân tạo cho khỉ ăn cơm gồm gạo tẻ nấu với lạc, đậu đen, đậu tương, muối. Khỉ “nghiện” chuối, mía, ổi, cam, dưa hấu.

Khỉ cái thành thục ở tuổi thứ ba, khỉ đực gần ở tuổi thứ tư, khi đó trọng lượng của chúng thường đạt hơn 4kg/con. Khỉ mang thai 165-168 ngày, đẻ mỗi lứa một con (cá biệt có trường hợp đẻ sinh đôi). Mùa tình yêu của khỉ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Ở mỗi bầy khỉ, con đầu đàn giành toàn quyền “gieo giống” cho những con cái đã trưởng thành. Những khỉ đực trưởng thành khác đến mùa sinh sản đều bị đuổi ra khỏi đàn bằng những cuộc chiến ác liệt...Khỉ mẹ sinh con vào tháng 7 hoặc 8. Bốn tháng đầu khỉ con hoàn toàn bú sữa mẹ. Sau 6 tháng, khỉ con đủ khả năng đứng ra tự lập cuộc sống riêng. Khỉ là minh chứng tuyệt vời cho tình mẫu tử của loài vật. Một khi khỉ con qua đời, khỉ mẹ ôm xác con cho đến khi nào chỉ còn độc bộ xương nó mới chịu bỏ.

Vòng đời của khỉ thường không quá 30 năm. Ở Việt Nam, con khỉ được ghi nhận sống lâu nhất ở đảo Rều (Quảng Ninh) thọ 41 tuổi (1962-2003). Khi chết, khỉ rất khát nước, nó cố tìm chỗ có nguồn nước để uống những giọt nước cuối cùng trước khi qua đời. Nếu Châu Á thường là cái nôi ra đời của Khỉ ở giữa kỷ đệ tam và đệ tứ thì khoảng 3,3 triệu năm trước công nguyên, khỉ mở rộng địa bàn sinh sống và phát triển ra khắp thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học tìm thấy ở Châu Á có 63 loài khỉ, châu Phi 65 loài, Châu mỹ La Linh 46 loài.

Ở nước ta với 19 loài linh trưởng được phát hiện trong số hơn 200 loài trên thế giới, cho thấy Việt Nam là địa chỉ đa dạng sinh học cao nhất. Nếu tính riêng khỉ với 5 loài: Khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ đuôi dài, khỉ cộc, khỉ vàng, Việt Nam đã đứng thứ 2 ở Châu Á về số loài khỉ hiện hữu (sau Indonesia). Khỉ đuôi lợn phân bố rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh miền núi như Ba Bể (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tuyên Hóa (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), Hòa Bình, Sa Thầy (Kon Tum). Khỉ mốc chỉ phân bố từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra, chưa phát hiện được chúng ở phía Nam. Ngược lại, khỉ đuôi dài chỉ sinh sống từ Tây nguyên trở vào, nhiều nhất ở Khu bảo tồn Yokdon (Đắklăk) và Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khỉ cộc sinh sống từ các tỉnh phía Bắc tới Tây nguyên, luôn là đối tượng bị con người săn bắt lấy thịt và xương để nấu cao. Cuối cùng khỉ vàng là loại phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nhất ở nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á và Tây Á (Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Indonesia...) chúng tập trung sinh sống ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, đảo Cát Bà (Hải Phòng), Lạng Sơn...


Minh Sao






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2014(Xem: 5422)
Chưa về lại thăm làng xưa xóm cũ Mạ chắc buồn nhiều lắm lúc chờ mong Và em thơ với tuổi ngọc còn không ? Khi xuân đến bên thềm hoa mai nỡ
01/02/2014(Xem: 6118)
Đông tàn, xuân đến, tiết trời mát dịu, mọi người được sảng khoái tinh thần để vui với bạn bè và người thân. Đặc biệt, ba ngày Tết là ba ngày thư thái, cho nên bếp lửa được nghỉ ngơi nhiều hơn ngày thường. Nhà nhà hạ hỏa, mấy vị nội trợ thảnh thơi rảnh rỗi. Thời gian biểu sinh hoạt cũng linh động, mọi người trong gia đình không cần xem đồng hồ để về đúng giờ theo bổn phận hàng ngày; còn khi về nhà, sẵn có bánh tét, bánh chưng
01/02/2014(Xem: 5497)
Lên chùa đón giao thừa mừng năm mới, Nghe chuông ngân hòa tiếng mõ nhẹ rơi. Tụng thời kinh cùng đại chúng ngậm ngùi, Nơi đất khách niềm vui không trọn vẹn.
31/01/2014(Xem: 10034)
Ngựa là một loài động vật đã gắn bó rất lâu đời với cuộc sống con người và có thể trở thành một loài gia súc nuôi trong gia đình. Đặc biệt là vào thời xưa, ngựa được xem như là một phương tiện đi lại phổ biến và thuận tiện nhất, có thể so sánh ngựa giống như một chiếc xe gắn máy thời nay, thậm chí có thể là một chiếc xe ba gác. Sử dụng ngựa để vận chuyển và đi lại, hoặc chinh chiến thì rất thuận lợi vì ngựa có sức đi đường rất bền, không sợ giá xăng leo thang, ngựa có thể băng rừng vượt suối, vượt mọi chướng ngại vật và đặc biệt có thể sản xuất thêm ra nhiều phương tiện con khác nữa
31/01/2014(Xem: 5740)
Ngựa là một con thú được thuần hóa sớm và hiện diện khá thân thiết trong đời sống nhân loại, bằng chứng là tiền nhân của chúng ta đã liệt kê nó vào trong lục súc ố sáu con vật nuôi quanh quẩn trong nhà. Thuở chưa có máy móc, ngựa được xem như là phương tiện di chuyển tiện lợi nhất, có thể tương đương với một chiếc xe “Cub” hiện đại, nếu không nói là tiện lợi hơn vì nó dư sức vượt núi băng ngàn, phóng qua nhiều chướng ngại vật, tự động chạy về “ga-ra” một mình mà không cần thay đồ phụ tùng hay vô dầu mỡ chi cả. Đó là chưa kể đến khả năng có thể sinh sôi được nhiều chiếc “Cub con” khác! Đến nỗi, khi cơ giới xuất hiện, người ta vẫn đo sức máy bằng sức ngựa ố mã lực ố danh từ được góp mặt trên các tờ kinh cổ. Hàng Phật tử năm châu chúng ta, ai mà chẳng tri ân chú ngựa Kiền Trắc, sinh vật đã chở Đức Đạo Sư vượt hoàng thành vào một đêm tối mùa Xuân, mở đầu chuyến đi lịch sử, với chàng Sa Nặc bám lủng lẳng ở đằng đuôi.
31/01/2014(Xem: 9678)
Hình ảnh Đón Giao Thừa Giáp Ngọ tại TV Quảng Đức
31/01/2014(Xem: 6196)
Cành Lộc Xuân Giáp Ngọ
30/01/2014(Xem: 9230)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
30/01/2014(Xem: 7200)
Lễ giao thừa rước năm mới là một nghi thức thiêng liêng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Ở chốn thiền môn có nghi lễ đặc thù cho giao thừa. Nhưng tại tư gia Phật tử, nghi lễ đó được thực hiện như thế nào cho đúng với truyền thống dân tộc và giáo lý đạo Phật? Giải đáp thắc mắc này, PV Giác Ngộ đã hầu chuyện với TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư về việc này. Nói về nghi lễ giao thừa và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:
30/01/2014(Xem: 13206)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567