Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Thân nói chuyện Khỉ

11/04/201110:03(Xem: 4578)
Năm Thân nói chuyện Khỉ

Bo Tuong Khi Tam Khong-26

Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.

Nhờ “bé hạt tiêu” nên khỉ di chuyển nhanh, leo trèo giỏi. Người ta gọi khỉ là “vua chuyền cành”. Với khả năng di chuyển siêu tốc, một đôi khỉ có thế bảo vệ được 25 ha rừng để cung cấp hoa quả quanh năm cho chúng. Chúng dùng tiếng la ó và sức mạnh chân tay để tuyên bố lãnh thổ với những kẻ láng giềng. Khi di chuyển, khỉ đánh đu bằng tay, treo mình dưới cành và tung người đi. Lúc đó trông chúng lắc lư qua lại như một con lắc.

Sống bày đàn là một đặc tính của loài khỉ. Tuy nhiên đó là một bầy đàn có trật tự, một tổ chức xã hội tương đối chặt chẽ. Mỗi bầy khỉ ngoài tự nhiên thường dao động từ 15-30 con. Nếu nuôi nhốt nhân tạo đàn khỉ có thể tới trên 30-40 con, trong đó có khỉ đầu đàn và các khỉ thành viên. Mỗi đàn khỉ định cư trên một vùng núi nhất định, coi như một lãnh thổ ổn định. Đôi khi xảy ra tranh chấp địa bàn sinh sống bằng những cuộc “chiến tranh”. Ban ngày bầy khỉ dưới sự “lãnh đạo” của khỉ đầu đàn đi kiếm ăn trên các ngọn cây. Ban đêm chúng ngủ trên các tán cây to, rậm rạp. Khỉ không có thói quen “làm tổ” như chim chóc...Khỉ dậy rất sớm, chúng đón ánh bình minh bằng sự huyên náo vang động cả khu rừng. Khỉ đầu đàn có vai trò hết sức quan trọng là con khỉ đực to nhất, nhiều tuổi, có nhiều “kinh nghiệm” sống, nó chỉ huy mọi hoạt động của đàn từ kiếm ăn, chiến đấu chống lại kẻ thù, “sinh hoạt chăn gối”...Nếu có một con đực khác lớn lên sẽ xảy ra cuộc “tỷ thí” để phân chia lại ngôi thứ. Một khi khỉ đầu đàn thua nó phải nhường chức cho kẻ kế vị và tách ra khỏi đàn sinh sống đơn lẻ. Đó chính là khỉ độc...

Ăn uống đối với khỉ là cả một nghệ thuật. Ngoài tự nhiên, khỉ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như chồi, lá non, hoa quả và hạt. Đôi khi chúng ăn cả côn trùng, chứng chim hay xuống suối để bắt cá nhờ khả năng lặn sâu rất tốt. Nếu nuôi nhân tạo cho khỉ ăn cơm gồm gạo tẻ nấu với lạc, đậu đen, đậu tương, muối. Khỉ “nghiện” chuối, mía, ổi, cam, dưa hấu.

Khỉ cái thành thục ở tuổi thứ ba, khỉ đực gần ở tuổi thứ tư, khi đó trọng lượng của chúng thường đạt hơn 4kg/con. Khỉ mang thai 165-168 ngày, đẻ mỗi lứa một con (cá biệt có trường hợp đẻ sinh đôi). Mùa tình yêu của khỉ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Ở mỗi bầy khỉ, con đầu đàn giành toàn quyền “gieo giống” cho những con cái đã trưởng thành. Những khỉ đực trưởng thành khác đến mùa sinh sản đều bị đuổi ra khỏi đàn bằng những cuộc chiến ác liệt...Khỉ mẹ sinh con vào tháng 7 hoặc 8. Bốn tháng đầu khỉ con hoàn toàn bú sữa mẹ. Sau 6 tháng, khỉ con đủ khả năng đứng ra tự lập cuộc sống riêng. Khỉ là minh chứng tuyệt vời cho tình mẫu tử của loài vật. Một khi khỉ con qua đời, khỉ mẹ ôm xác con cho đến khi nào chỉ còn độc bộ xương nó mới chịu bỏ.

Vòng đời của khỉ thường không quá 30 năm. Ở Việt Nam, con khỉ được ghi nhận sống lâu nhất ở đảo Rều (Quảng Ninh) thọ 41 tuổi (1962-2003). Khi chết, khỉ rất khát nước, nó cố tìm chỗ có nguồn nước để uống những giọt nước cuối cùng trước khi qua đời. Nếu Châu Á thường là cái nôi ra đời của Khỉ ở giữa kỷ đệ tam và đệ tứ thì khoảng 3,3 triệu năm trước công nguyên, khỉ mở rộng địa bàn sinh sống và phát triển ra khắp thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học tìm thấy ở Châu Á có 63 loài khỉ, châu Phi 65 loài, Châu mỹ La Linh 46 loài.

Ở nước ta với 19 loài linh trưởng được phát hiện trong số hơn 200 loài trên thế giới, cho thấy Việt Nam là địa chỉ đa dạng sinh học cao nhất. Nếu tính riêng khỉ với 5 loài: Khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ đuôi dài, khỉ cộc, khỉ vàng, Việt Nam đã đứng thứ 2 ở Châu Á về số loài khỉ hiện hữu (sau Indonesia). Khỉ đuôi lợn phân bố rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh miền núi như Ba Bể (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tuyên Hóa (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), Hòa Bình, Sa Thầy (Kon Tum). Khỉ mốc chỉ phân bố từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra, chưa phát hiện được chúng ở phía Nam. Ngược lại, khỉ đuôi dài chỉ sinh sống từ Tây nguyên trở vào, nhiều nhất ở Khu bảo tồn Yokdon (Đắklăk) và Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khỉ cộc sinh sống từ các tỉnh phía Bắc tới Tây nguyên, luôn là đối tượng bị con người săn bắt lấy thịt và xương để nấu cao. Cuối cùng khỉ vàng là loại phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nhất ở nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á và Tây Á (Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Indonesia...) chúng tập trung sinh sống ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, đảo Cát Bà (Hải Phòng), Lạng Sơn...


Minh Sao






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 6393)
CHƯƠNG TRÌNH XUÂN BíNH THÂN 2016 Tại Pháp Duyên Tịnh Xá 1760 W. Jensen Ave. Fresno, CA.93706 Ngày Chủ Nhật 07 tháng 02 năm 2016 (Tức là 30 tháng Chạp năm Át mùi) 10.giờ 30 am - Lễ Tất Niên và Cúng Hội 11. 30 khuya “TẾT” Đón Giao thừa Mồng Một Tết Nguyên Đán Khai Kinh Di Lặc
19/01/2016(Xem: 12805)
Ngày xưa trong chốn rừng sâu Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn Đếm ra đủ tám mươi ngàn Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy Thân hình vua lớn dị kỳ Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời. Thế rồi một buổi đẹp trời Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:
15/01/2016(Xem: 7573)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó. Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.
15/01/2016(Xem: 12393)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
15/01/2016(Xem: 6049)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi trân trọng kính gởi đến Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Úc Châu và các châu lục, lời vấn an sức khỏe và lời Chúc Mừng Năm Mới tốt đẹp nhất, cầu mong tất cả thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện.
15/01/2016(Xem: 18930)
Năm nay Bính Thân, cầm tinh con Khỉ, ai cũng biết loài khỉ xưa nay vốn được xem là động vật thông minh và nhanh nhẹn. Vì vậy, nhiều người Mẹ hy vọng sinh con năm Thân để con có thể sở hữu những đặc tính nổi trội này. Con khỉ cũng được lựa chọn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Khỉ thường được điêu khắc hoặc dán trên tường và cửa chính ra vào, với mục đích đem lại sự may mắn và niềm vui, hạnh phúc. Riêng đối với người con Phật, hình ảnh con khỉ lại rất gần gũi qua lời dạy của Đức Phật với 4 chữ " Tâm Viên Ý Mã", có nghĩa là tâm chúng ta như con khỉ chuyền cây, ý của ta sinh diệt liên tục như con ngựa chạy rong ngoài đồng nội. Đó là hình ảnh so sánh cực kỳ sống động, giúp cho chúng ta biết rõ nhược điểm của tâm mình mà khéo điều phục cho được thuần hóa. Trong Kinh A Hàm, Phật kể câu chuyện, có một bầy khỉ đi ăn, khỉ Chúa dạy các khỉ nhỏ không được tự ý tách đoàn đi ăn một mình mà bị sập bẫy mất mạng. Trong đoàn có một con khỉ kiêu mạn, lại tham ăn, tách đoàn đi ăn một mình để được
12/01/2016(Xem: 6008)
Hôm nay là ngày đầu tiên đi làm cho năm mới. Trời không nóng lắm, nên cũng dễ chịu. Năm mới, năm tinh khôi, đời tinh khôi... Có những tin buồn của bạn hữu, lòng chùng xuống mênh mang... Ở tuổi gần tri thiên mệnh, bạn bè, người thân của bạn bè lần lượt như những chiếc lá thả xuống dòng sông để trôi vào vô tận... Chỉ biết cầu mong người đi thanh thản, người ở lại thân tâm an tịnh... Cuộc sống như một cái cây lớn, mầm này nhú lên, thành nụ, thành hoa, rồi lại thành hạt, lại nảy mầm... Cứ thế tuần hoàn, nhưng sao không khỏi những day dứt...
12/01/2016(Xem: 11846)
Trang Nhà Quảng Đức chúc xuân Đạo tràng Tu viện một lòng hướng quê “Dê” đi năm “khỉ” lại về “Tâm Viên Ý Mã” nguyện thề phải tu Là “khỉ” tâm rất lu bu Lăng xăng chạy nhảy oán thù tạo gieo
11/01/2016(Xem: 12868)
Tiền thân Đức Phật một thời Từng là chú khỉ sống nơi khu rừng Thân hình to lớn hào hùng Xiết bao mạnh mẽ, vô cùng thông minh, Nhân từ nổi tiếng rừng xanh Giúp người hoạn nạn tâm thành chứa chan. Một ngày rực rỡ ánh vàng Nắng trời tỏa ấm, gió ngàn vờn quanh
10/01/2016(Xem: 5105)
Cuộc sống và cuộc đời luôn luôn thay đổi trong từng hơi thở và từng nhịp đập; Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc. Hãy suy ngẫm và làm theo những gì trái tim ta mách bảo, rất có ích cho chúng ta! Có ích cho một năm mới để gieo trồng và nuôi dưỡng hạnh phúc cho chính mình và những người thân thương trong cuộc đời mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]