Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa xuân nơi cổng chùa

08/03/201109:09(Xem: 3924)
Mùa xuân nơi cổng chùa
cong_chua%20huyen%20khong
Cổng một thiền thất trong chùa Huyền Không - Huế
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn, dù ở nơi đâu, mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất.

Tạm bỏ qua một bên những vất vả của kiếp đời dâu bể, tôi đến ngôi chùa nằm lặng lẽ nơi góc phố ấy mà ngày nào cũng vội vã đi qua cho kịp giờ công sở. Nhà sư trụ trì đón tôi bằng một nụ cười niềm nở. Sau lưng nhà sư, những chậu mai vàng đang khoe sắc cùng hương với nắng mùa xuân thanh khiết. Bất giác, tôi thấy bồi hồi vì đây dường như chính là nơi thanh lọc lòng mình sau nhiều lo toan của thời cuộc, sau nhiều lừa lọc của nhân gian, nơi ngày nào ta cũng qua mà không ngày nào ta dừng lại. Bởi cuộc sống xô bồ cứ cuốn ta đi, mải miết.

Còn nhớ có lần, lâu lắm rồi, chắc mùa xuân của mấy năm trước khi mới tới đây, tôi cùng sư trụ trì ngồi uống trà và đánh một ván cờ. Bên ấm trà nóng, gió mùa xuân mơn man nhè nhẹ tà áo nâu sồng của vị sư già. Ông dường như có một tình cảm đặc biệt rất quý tôi và cả với mọi người thường lai vãng chốn cửa thiền. Tôi học được nhiều lẽ đời giản đơn mà sâu sắc trong những lời nói không vướng bụi trần gian nhưng lại làm nhiều người choàng tỉnh của nhà sư. Duy chỉ một điều, đến giờ tôi vẫn thắc mắc, đó là trong cuộc cờ ấy, không thấy nhà sư nặng nợ thắng thua mà lại tự tại thong dong, tùy duyên tiếp vật, ứng biến lanh lợi với được mất thăng trầm đến tài tình…

Tôi nhớ như in hình ảnh 17 năm về trước, vào một ngày đầu xuân, trời xứ Đoài se sắt lạnh. Mẹ quàng thêm cho tôi chiếc khăn len màu cánh gián rồi với tay lấy thêm bó nhang dẫn tôi lên chùa xin lộc đầu năm. Tới chùa, tôi thấy rất nhiều người cũng dẫn người thân lên chùa chứ không riêng gì mẹ con tôi. Lần đầu tiên, trước tượng Phật cao xa trên đại điện, tôi cẩn thận thắp ba nén hương với thì thầm những lời nói trong tâm tưởng. Mẹ bảo, cầu những điều an lành cho mình và gia đình vào đầu năm mới thì trời Phật sẽ phù hộ cho. Tôi tin lời mẹ và cũng tin rằng, ở đời, chỉ cần ta hướng thiện thì Phật sẽ gia hộ thôi. Không hiểu sao, mùa xuân ấy, tôi thấy mình như lớn lên, chững chạc hẳn ra. Và khi đi về tôi còn ngoái đầu nhìn lại, chiếc cổng xám cũ kỹ có cửa sơn xanh của ngôi chùa Đoàn cứ in sâu vào tâm khảm, mới đó mà đã mấy chục năm ròng…

Mùa xuân này, sau hơn chục năm bôn ba vất vả xứ người, tôi về thăm mẹ vào dịp ngày xuân. Mẹ bảo, mai dẫn mẹ đi chùa. Tôi hỏi lại đến chùa Đoàn làng bên phải không mẹ. Mẹ cười, mai đi chùa Hương.

Chùa Hương thực ra không cách xa nhà tôi lắm, khoảng hơn 10 cây số thôi. Hồi bé, khi mới biết đi xe đạp tôi đã cùng mấy đứa bạn đạp xe đến vùng đó nhiều lần rồi. Tuy nhiên, trong ký ức của đứa trẻ lên tám thì chùa Hương bấy giờ chỉ có chập chùng núi cao và thuyền bè to nhỏ, rồi mênh mang sông nước… của bến Đục mà thôi.

Mà kể cũng lạ, cái tên Nam Thiên Đệ Nhất Động, tức là động đẹp nhất trời Nam mà người xưa từng gắn lên động Hương Tích của chùa Hương ấy, khiến nhiều người trong và ngoài nước nô nức đến trẩy hội mỗi năm. Nhưng không hiểu sao, một người sinh ra và lớn lên ở ngay đó, mà đến khi gần ba chục tuổi đầu, tôi mới bước vào động Hương Tích vang danh này. Những ngày xuân ấy, tôi thấy mẹ rất vui. Mẹ bảo, vào chùa những ngày đầu năm làm lòng người nhẹ nhõm thanh cao hơn, thấy cuộc đời như ý nghĩa hơn, cỏ cây muôn loài của mùa xuân cũng đẹp đẽ đến lạ lùng.

Đã có gần 30 mùa xuân tôi đã đi qua, ở khắp nơi trên dải đất Việt Nam hình chữ S này, nhưng không hiểu sao, những mùa xuân nơi cổng chùa chính là những mùa xuân đặc sắc nhất mà tôi từng gặp. Nó mang những cảm giác yên bình, sâu lắng, tràn trề lòng nhân ái, tình cảm của muôn loài trong chốn nhân sinh đầy biến động này.

Xin cảm ơn những thời khắc mùa xuân ấy, nơi cổng ngôi chùa thân thuộc, lẫn giữa những cánh mai vàng đang khoe sắc thắm, tôi thấy lấp lóa những búp non xanh đang nhú nhú đâm chồi.

Đoàn Đại Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2015(Xem: 6733)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.
08/01/2015(Xem: 13817)
Giao Thừa giây phút uy linh Nguyện cầu Chư Phật chứng minh hộ trì Nhân loại thấm nhuận từ bi Thế giới hòa ái thiết thi Đạo mầu Trên thời đền đáp Ân sâu Dưới thời tế độ hàm thâu muôn loài Tiễn đưa năm cũ qua rồi Đón mừng năm mới rạng soi gương lành Thiện nghiệp nỗ lực tri hành
07/01/2015(Xem: 5577)
Năm mới 2015 đến và ai cũng hân hoan. Có người đón năm mới ăn ngon với liên hoan và tiệc tùng. Có người đón tết bằng mua sắm và mặc đẹp. Những ngươi con Phật chúng ta đón năm mới 2015 theo sách riêng của mình. Niềm vui của người tu cũng khác và rất bình dị.
07/01/2015(Xem: 7623)
Mùa xuân là mùa năng lực của đất trời, cây cỏ và con người hội tụ. Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong năm mới? — Giáo hội chúng ta luôn quan tâm tới năng lực của một hội chúng, nơi đó tăng ni và thiện tín toàn tâm cho sự nghiệp tu đạo và hoằng đạo tại quê hương mới. Chúng ta biết rằng đạo giáo chúng ta thật nhỏ nhoi nơi đất nước đa tôn giáo này. Do vậy, trong nhiều năm qua cộng đồng Phật giáo Việt nam chúng ta đã hợp quần và tương thuận trong nhiều Phật sự khác nhau. Chúng ta ý thức rằng, tham dự những Phật sự chung trên toàn Hoa Kỳ là bổn phận của mỗi chúng ta. Đây là năng lực cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy vì sự sống còn của Cộng đồng Phật giáo Việt nam.
05/01/2015(Xem: 6803)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về ViệtNam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng. Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!
05/01/2015(Xem: 6809)
Vẫn y nguyên Ta với người Mùa xuân Còn níu nụ cười đi qua Vẫn y nguyên Người với ta Long đong hạt bụi Vẫn là mùa xuân !
05/01/2015(Xem: 5818)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống Thấy thực rong bèo Lá rác cuộn về Đông Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng
02/01/2015(Xem: 5915)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc, và không nhất thiết là chỉ dành riêng cho trẻ con vào dịp Tết mà còn cho cả người lớn trong các dịp lễ lạc và giao tiếp xã hội quanh năm. Chịu ảnh hưởng văn minh Trung Quốc từ lâu nên không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước châu Á thì tập quán này cũng rất phổ biến và dường như ngày nay lại càng được thực thi rộng rãi.
02/01/2015(Xem: 7004)
Hân hoan chào đón xuân sang Những điều xấu cũ nhẹ nhàng cho qua Tâm từ mở rộng bao la Đừng nên tính toán gần xa sang hèn Làm người ai nỡ nhỏ nhen Từ bi hỷ xả chê khen cũng cười
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]