Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày tết - Nói về 24 loài hoa mai

09/02/201114:22(Xem: 4087)
Ngày tết - Nói về 24 loài hoa mai

Ngày Tết - Nói về 24 loài hoa mai

Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.

Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác.

Hoa Mai có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.

hoa-mai-1_jpg
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn.
Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày.
Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao.
76ahoa-mai-2_jpg
Hoa mai tại Việt Nam có 18 loại như sau:

1 - Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt.
Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.
hoa-mai-3_jpg

Mai 5 cánh

2 - Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.

3 - Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).

hoa-mai-4_jpg
4 - Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động.
Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..

5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào.
Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.
hoa-mai-5_jpg

Mai ngự

6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này.
Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự".

7 - Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu".

8 - Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu.

9 - Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.

hoa-mai-6_jpg

Mai tứ quý
10 - Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.

11 - Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.

12 - Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai.
Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.

13 - Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết.
hoa-mai-7_jpg
6 loại mai trên thế giới:

1 - Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung.
Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ.
Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.

2 - Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie.
Loài Ochna pulchra cao khoảng 37m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, pah62n thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.

3 - Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại mai Nam Phi. Tuy nhiên hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn toàn.

4 - Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.

5 - Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.

6 - Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng 10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai tứ quý của Việt Nam.

hoa-mai-8_jpg

Mai vàng châu Phi
Đó là 19 loại mai của Việt Nam và thế giới, trong đó có loài thứ 4, thứ 6 và thứ 7 đã mang bảy cái tên khác nhau theo cách gọi của dân gian Việt Nam. Nếu tính tổng cộng là có 24 loài mai trên khắp thế giới hoặc có thể còn nhiều hơn nữa.
Đúng là hoa mai rất đa dạng và phong phú chủng loại. Ở Trung Quốc họ vẫn gọi cây đào là cây mai vì có nhiều loại rất giống hoa mai nhất là hồng đào và bạch đào mà họ hay gọi là hồng mai và bạch mai, nhưng cánh mai tròn và nhỏ như cánh đào, nhụy hoa rậm và dày, thân cây giống hệt như cây đào nên thường gọi là đào chứ không gọi là mai.

Ngày tết nói chuyện về sự phong phú của cây mai để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại hoa đặc trưng của mùa xuân này. Hoa mai là biểu tượng của sự mai mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp cho một năm luôn được bình an, hanh thông và phát đạt.


Theo báo Giáo dục-Thời đại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2015(Xem: 5995)
Thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni Quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo, quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, cơ quan Truyền thông, các Tổ chức Gia Đình Phật Tử, Thanh Thiếu Niên, Sinh Viên, Học Sinh. Và toàn thể quý Đồng hương, quý Phật tử cùng gia đình, bửu quyến Một Năm Mới tốt đẹp, thân tâm thường lạc, cuộc sống bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu như nguyện. Cùng nhau chúc nguyện Thế giới Hòa bình, Nhân loại an vui, tô bồi đạo đức, hy vọng tin yêu, không tranh chấp gây hấn, không khủng bố bạo tàn, thiên tai chấm dứt, nhân họa tiêu trừ, tình người thân thiện, xã hội thăng hoa. Ước vọng cho Việt Nam Tự do, Dân chủ Nhân quyền, An lành pháp trị, Tự hào Lịch sử, Bảo vệ Núi sông, Thắm tô Tổ quốc, Toàn vẹn lãnh thổ Vùng biển vùng trời, Đất liền Hải đảo, Hoàng Sa Trường Sa. Dân tộc Việt Nam được no cơm ấm áo, trân quý Tình Đồng Bào Nghĩa Ruột Thịt, dấn thân phụng sự, xây dựng thái hòa.
02/02/2015(Xem: 7019)
Nhân dịp đầu năm có nghĩa là tươi sáng, mới mẻ, an lành, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại (GHPGVNTNHN) tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan (UĐL/TTL), chúng tôi kính cảm niệm tri ân quí Ngài cùng quí vị trong sứ mệnh đem đạo vào đời phục vụ sự an lạc cho nhân loại quần sanh.
02/02/2015(Xem: 7558)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn. Tất cả những ước vọng nói trên, có thể được biểu tượng hóa trong một chữ: XUÂN.
28/01/2015(Xem: 5890)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.
08/01/2015(Xem: 12642)
Giao Thừa giây phút uy linh Nguyện cầu Chư Phật chứng minh hộ trì Nhân loại thấm nhuận từ bi Thế giới hòa ái thiết thi Đạo mầu Trên thời đền đáp Ân sâu Dưới thời tế độ hàm thâu muôn loài Tiễn đưa năm cũ qua rồi Đón mừng năm mới rạng soi gương lành Thiện nghiệp nỗ lực tri hành
07/01/2015(Xem: 4535)
Năm mới 2015 đến và ai cũng hân hoan. Có người đón năm mới ăn ngon với liên hoan và tiệc tùng. Có người đón tết bằng mua sắm và mặc đẹp. Những ngươi con Phật chúng ta đón năm mới 2015 theo sách riêng của mình. Niềm vui của người tu cũng khác và rất bình dị.
07/01/2015(Xem: 6594)
Mùa xuân là mùa năng lực của đất trời, cây cỏ và con người hội tụ. Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong năm mới? — Giáo hội chúng ta luôn quan tâm tới năng lực của một hội chúng, nơi đó tăng ni và thiện tín toàn tâm cho sự nghiệp tu đạo và hoằng đạo tại quê hương mới. Chúng ta biết rằng đạo giáo chúng ta thật nhỏ nhoi nơi đất nước đa tôn giáo này. Do vậy, trong nhiều năm qua cộng đồng Phật giáo Việt nam chúng ta đã hợp quần và tương thuận trong nhiều Phật sự khác nhau. Chúng ta ý thức rằng, tham dự những Phật sự chung trên toàn Hoa Kỳ là bổn phận của mỗi chúng ta. Đây là năng lực cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy vì sự sống còn của Cộng đồng Phật giáo Việt nam.
05/01/2015(Xem: 5685)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về ViệtNam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng. Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567