Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Thời Gian

28/01/201107:00(Xem: 5153)
Xuân Thời Gian
hoa mai 6
XUÂN THỜI GIAN
Thích Thông Huệ

Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới. Đối với thế giới phàm tục và thế giới siêu nhiên hòa quyện vào nhau, dường như có sự giao cảm vào thời khắc đó. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của người dân Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Nét đẹp truyền thống đó được giữ gìn, tô bồi từ nghìn xưa đến nay, tạo nên một cái Tết Nguyên Đán cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương đất Việt. Chúng ta đang trưởng thành trong gia tài văn hóa tâm linh của dân tộc, cũng chính là gia tài văn hóa tâm linh của Đạo Phật, được tô đậm từ hơn hai ngàn năm lịch sử. Đối với người học Phật, trong những ngày Tết, thay vì say sưa trong men rượu, vọng ngoại theo những thú vui thường tục, chúng ta biết trở về chùa lễ Phật, nghe pháp, hướng đến niềm vui tâm linh là điều đáng trân trọng. Chúng ta đang trưởng thành trong đạo pháp thì phải biết rằng, trong mình có một kho tàng quý báu. Chư Phật đã nói tất cả chúng sanh đều có bản tâm thanh tịnh thường nhiên, nhưng vì mê chấp mà lăn lóc trong ba cõi sáu đường, trầm luân sinh tử. Chỉ khi nhận được mình có viên ngọc trong chéo áo, đem ra dùng thì liền giàu có.

Mùa xuân là mùa của một sức sống mới. Cây cỏ hoa lá khoác lên mình chiếc áo màu xanh mơn mởn, căng tràn nhựa sống. Đây là sự thay đổi tất nhiên, chuyển biến xoay vần theo định luật vô thường của vũ trụ. Người học đạo chúng ta cũng vui xuân nhưng bằng một trạng thái nhẹ nhàng, tinh tế, đầy đạo lý hơn. Bởi niềm vui chân thật không nằm trong cảm thọ của giác quan, mà là sự an tịnh của tâm thức. Chúng ta giao cảm với cái tinh túy nguyên sơ nơi bản thân mình, vượt lên khoái lạc của trần tục, sáu căn tiếp xúc sáu trần mà không vướng nhiễm, tự tại giữa dòng đời vô thường. Ở mặt tục đế thì mùa xuân có đến có đi, có còn có mất, hoa nở rồi tàn, nhưng mặt chơn đế là mùa xuân vĩnh hằng bất diệt. Thế giới không sinh tử là thế giới vô phân biệt, không có buồn thương giận ghét, không có vướng bận, phan duyên. Chính trạng thái đó, dưới cội Bồ đề Đức Phật đã chứng triệt, sống được và truyền lại thông điệp đó cho chúng ta.

Hoa nở hoa tàn đều là mùa xuân. Bên cạnh cái tàn phai vô thường của thân-tâm-cảnh, vẫn có một đóa hoa tâm luôn nở mãi theo thời gian, trong sinh tử có cái vô sinh bất tử. Muôn ngàn đợt sóng sinh diệt trùng điệp trên biển nhưng đại dương bao la vẫn mặc nhiên trường tồn không biến chuyển. Vậy nên, nơi sinh mà khéo nhận ra lý vô sinh, nơi tử mà nhận ra lý bất tử, đó là bước đường trở về với con người nguyên sơ tự thuở nào chưa từng sống chết. Chúng ta đau khổ là vì chưa nhận ra cái giả tạm của bản thân và cuộc sống. Khi thấy rõ bản chất duyên sinh, hư ảo của cuộc đời, chúng ta sẽ không luyến tiếc, sống hồn nhiên tự tại giữa dòng sinh tử vô thường.

Sự sống và chết cứ diễn tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cái thế giới mê vọng và đau khổ. Từ cõi vĩnh hằng vô tận, do đam mê chấp trước mà chúng ta có mặt trên cuộc đời này, nếm trải muôn vàn hệ lụy, khổ đau, buồn vui, sướng khổ, thịnh suy, đắc thất nơi thân và tâm. Từ đó, chúng ta mới thấm thía về bài học của cuộc đời biến đổi đầy nhiễu nhương.

Các nhà khoa học đã nói thế giới này là “thế giới ảo”. Điều đó càng làm sáng tỏ, minh chứng cho những lời dạy mà Đức Phật đã nói trong kinh điển cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm là đúng:

Nhứt thiết hữu vi pháp

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, bóng

Như sương cũng như chớp

Thường quán chiếu như vậy.

(Kinh Kim Cang)

Chúng ta phải quán chiếu sự không thật của các pháp để chơn trí được hiển lộ, từ đó minh định được cuộc sống này là gì, ta là ai trong dòng đời bất tận, sanh diệt liên tục của thời gian.

Tuổi trẻ thì hồn nhiên trong sáng, tràn trề sức sống với nhiều mơ ước hoài bão, kèm theo sự háo thắng, đua vui và bồng bột. Tuổi càng về già, con người ta trầm tĩnh, tinh tế, nhẹ nhàng hơn lúc nhỏ. Trải qua bao buồn vui, thương ghét, đắc thất, vinh nhục, hạnh phúc, khổ đau, tự cọ xát, chứng nghiệm vào cuộc đời, chúng ta gom góp cho mình những kinh nghiệm về cuộc sống nhân sinh, hiểu sâu sắc hơn về giá trị tinh thần trong đời sống tâm linh. Cho nên, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều phải duy trì sự tỉnh giác với một tâm sáng suốt để chuyển hóa khổ đau, sống an nhiên tự tại.

Niềm vui nơi thế gian chỉ mang tính chất giả tạm như cái khoái cảm của người uống rượu hay gãi ghẻ ngứa, không phải là niềm vui chân thật. Trong cái hào nhoáng của các pháp có một sức cuốn hút, nhưng đối với người trí sẽ nhìn thấy nơi đó có sự bất toàn: Đó là mọi vật đều vô thường, duyên sinh, giả hợp. Nhận ra được điều đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ ngôi vị Đông cung vượt thành xuất gia tìm đạo cứu đời, vua Trần Nhân Tông từ bỏ Vương vị lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo hoằng dương chánh pháp. Rõ ràng, không có hạnh phúc chân thật trong thế gian sinh diệt. Khi nào tập đế tham-sân-si, phiền não, vô minh, vọng tưởng lặng hết trong cùng một tâm, chúng ta mới đạt được hạnh phúc chân thật. Đó là niềm vui vĩnh hằng, niềm vui của đạo lý, của ánh sáng giác ngộ.

Trong dòng thời gian sinh diệt của cuộc đời, chúng ta phải khéo nhận ra cái mênh mông phi thời gian, nơi không có mầm mống của khổ đau, phiền lụy. Sự tồn tại của con người giữa thế gian này không khác gì hạt sương mong manh buổi sớm. Khi bình minh ló dạng, mặt trời vừa lên thì hạt sương liền tan biến. Thiền sư Vạn Hạnh từng nói:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Thân như ánh chớp có rồi không

Cỏ xuân tươi tốt thu đượm nồng

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Thịnh suy như cỏ giọt sương đông.

Khi biết bản thân và các pháp giữa thế gian này là hạt sương mong manh, tâm chúng ta sẽ tự tại trước mọi cảnh giới của lục trần.Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tạihành sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn là không liền vượt qua tất cả mọi khổ nạn”. Nếu chúng ta thấy được thân này là không, là vô ngã bằng sự quán chiếu thâm nhập, chứng triệt thì mọi đau khổ đều được hóa giải. Ngay đó, chúng ta hưởng một niềm vui bất tận.

Nơi dòng thời gian liên tục này, có thể nói xuân thời gian trải dài, xuyên suốt. Trong mọi khoảnh khắc của đời sống đều có tâm xuân bất diệt.Quá khứ, hiện tại, vị lai là một khối xuân. Mùa xuân đó thể hiện ngay tại đây và bây giờ, trong mỗi sát na của thời gian. Nghĩa là, trong tất cả mọi lúc mọi nơi, chúng ta đều sống thản nhiên, bình lặng trước ngoại cảnh. Hình tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười tươi tắn nói lên sự an lạc nội tại, là tâm xuân bất diệt. Hiểu như vậy, chúng ta cần nỗ lực tu hành để hòa mình trong ánh sáng giác ngộ của chư Phật, chư Bồ tát. Kính chúc tất cả chúng ta an trú vững vàng trong đại dương chánh pháp, trưởng thành trong đạo lý, ở trong đời thường mà tìm ra lẽ sống đích thực để XUÂN THỜI GIAN thường được hiển hiện trong tâm thức của mỗi người.

Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang - Ninh Thuận.
Xuân Tân Mão - 2011.

Người đánh máy và gửi bài: Tuệ Thiền


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2012(Xem: 14075)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
12/01/2012(Xem: 8795)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
08/01/2012(Xem: 7967)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
05/12/2011(Xem: 11653)
Kính thành đốt nén tâm hương Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa Đại đồng thể tánh bao la Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần Tân xuân tươi sáng trong ngần Niên niên đoạn hết những phần trắc nan An vui cùng khắp thời gian
19/06/2011(Xem: 4562)
Thì cành Mai vẫn nở , Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
19/05/2011(Xem: 5716)
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
11/04/2011(Xem: 4574)
Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.
01/04/2011(Xem: 7897)
Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện. “See no evil, hear no evil, Speak no evil” Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản. Theo ngôn ngữ Nhật Bản: -Nizaru:tôi không nhìn điều xấu -Kikazaru: tôi không nghe điều xấu -Iwazaru: tôi không nói điều xấu
27/03/2011(Xem: 8685)
Đón Xuân - Lâm Ánh Ngọc - Tuấn Anh Đạo diễn & quay phim : Điệp Văn Thực hiện : Sen Việt Media
08/03/2011(Xem: 4331)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]