Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Tuất nói chuyện con chó

01/01/201819:35(Xem: 9170)
Năm Tuất nói chuyện con chó
con cho 2

Năm Tuất nói chuyện chó 



Loại động vật được thuần hóa sớm nhất từ chó sói

Chó thuộc loài động vật ăn thịt có thính giác và khứu giác rất phát triển. Theo phân tích AND, thời gian chó sói tiến hóa thành chó nhà từ hơn 13 vạn năm trước và đã gắn bó rất thân thiết với cuộc sống con người. Nhưng quan điểm chung lại cho rằng, chó trở thành bạn thân thiết của con người cách đây mới hơn 1 vạn năm. Cho đến nay chó cũng được "phân ngành" theo các lĩnh vực hoạt động của con người, như: chó săn, chó giữ nhà, chó chăn cừu ( đây là sản phẩm của người Anh ), chó làm xiếc, chó dẫn đường, chó kéo xe, chó nghiệp vụ, chó làm thí nghiệm, chó cảnh... Chó kéo xe là loài chó rất khoẻ, dẻo dai, có lông và da dày , có thể sống ở nhiệt độ -70 độ và được dùng cả trong những công việc mạo hiểm như thám hiểm Bắc Cực. Cho đến nay có khoảng hơn 300 loài chó.

Người bạn tận trung nhất

Chó là bạn thân thiết và trung thành của người nên người xưa còn gọi chó là nghĩa khuyển và có nhiều truyền thuyết về chúng. Sách Sưu thần ký của Can Bảo đời Tấn (0265 - 0420 ) có viết rằng : thời Tam Quốc, dưới thời Ngô Tôn Quyền, ở Tương Dương có người tên Lý Tín Thuần nuôi con chó có tên là Hắc Phong. Một hôm Lý ra ngoài thành uống rượu say, trên đường về nhà nằm ngủ ngay dưới bãi cỏ. Gặp lúc quan thái thú đi săn đốt bãi cỏ để đuổi thú, khiến quần áo Lý bén lửa cháy. Hắc Long thấy vậy đến kéo chủ dậy nhưng chủ không dậy. Chó bèn đến ngòi nước cách đó 35 bước, dầm mình cho ướt để về dập lửa cho chủ. Cứ như vậy chó chạy đi chạy lại nhiều lần, cuối cùng chó mệt quá nằm chết ngay bên cạnh chủ. Khi Lý tỉnh dậy thấy chó chết vì cứu mình thì báo cho quan thái thú biết. Quan thái thú nói: Đúng là sự báo ân của loài chó còn hơn sự báo ân của con người. Con người không biết suy nghĩ thì sao bằng được loài chó. Sau đó, quan thái thú đã cử hành đám tang cho Hắc Long rất long trọng và tôn làm nghĩa khuyển.

Hình tượng chó trong thành ngữ 

Hình tượng chó cũng có trong thành ngữ dân gian Trung Hoa, Việt Nam. Sách Kim lâu tư,. Lập ngôn thượng của Lương Nguyên Đế thời Nam Triều, có câu: Không có chó thì không có kẻ canh nhà, không có gà thì không có kẻ báo thức vào buổi sớm. Câu này ám chỉ những người chỉ trọng hình thức mà không trọng nội dung, không có thực tế. Còn có nhiều câu thành ngữ lấy hình tượng chó chỉ tính cách của con người như: cẩu bất giảo bái niên đích, quan bất đả tống tiền đích (chó không cắn người đến chúc tết, quan không đánh người đưa tiền, ý chỉ người dẻo mồm, người đưa hoặc cho tiền đều được đón tiếp tử tế); cẩu cẩu đăng dinh (tìm mọi cách để trục lợi, ý chỉ xấu xa như chó); cẩu bì cao dược (thuốc cao bôi lên da chó, ý chỉ hàng giả, hàng bịp bợm); cẩu nhục bất thượng trác (thịt chó không để trên bàn tiệc, ý chỉ người không đủ tư cách); cẩu giảo nhân hữu dược y, nhân giảo nhân một dược trị (chó cắn người còn có thuốc chữa, người cắn người thì không có thuốc chữa, bị người khác bôi nhọ thì rất lâu mới lấy lại được danh dự)...

Một trong 8 món ăn ngon của cung đình

Trong văn hoá ẩm thực của người Việt Nam và Trung Hoa có món thịt chó. Trong di chỉ tầng văn hoá thời Tiên Tần ở Bán Pha Tây An Trung Quốc, đã từng đào được rất nhiều xương chó. Điều đó chứng tỏ đương thời chó không chỉ phục vụ săn bắn, chăn dê mà còn là món ăn khoái khẩu của con người. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, thịt chó quý hơn thịt lợn. Sách Quốc ngữ. Việt ngữ thượng viết : Việt Vương Câu Tiễn để đẩy mạnh chính sách giáo dân , ai sinh được con trai thì thưởng 2 vò rượu, một con chó, ai sinh được con gái thì được thưởng 2 vò rượu với 1 con lợn. Sách Mạnh Tử. Lương Huệ Vương thượng có viết: trong ba loại thịt : gà, chó, lợn thời Tiên Tần thì thịt chó thuộc loại quý hiếm nhất. Thời nhà Chu (cách đây hơn 2.800 năm), bậc thiên tử thích ăn thịt chó vào 3 tháng mùa thu. Thịt chó là một trong 8 món ăn ngon trong cung đình. Đến đời Hán đã có nhiều món ăn được chế biến từ thịt chó. Cho đến nay thịt chó vẫn là món ăn ngon, nhất là vào mùa thu đông. Nhưng nhà y học Lý Thời Trân lại khuyên không nên ăn thịt chó vào tháng 9, vì nếu ăn vào tháng này thì thần thái sẽ bị tổn thương.

Đặt chó trấn cửa thế nào cho đúng?

Trong phong thuỷ học, chó cũng là vật để hóa giải sát khí trong nhà, để cầu mong sự tốt lành, tránh điều dữ, nhưng không để hình chó ở cửa chính mà để ở cửa ngách; vì trấn thủ ở cửa lớn thông thường người ta dùng tượng sư tử. Nhưng nhiều nhà không có cửa ngách, cửa sau nên cũng có người dùng chó để trấn cửa lớn. Việc đặt tượng chó ở nơi gần cửa là thích hợp nhất, đầu chó phải hướng ra cửa, nhưng có một điều phải chú ý, không nên đặt nó ở phương Đông Nam, về số lượng chỉ 1 đến 2 con là lợi nhất. 

Phong thuỷ học cũng nêu ra cần đặt chó theo phương vị và màu sắc. Nếu đặt ở phương Bắc phải là chó đen, nếu ở phương Tây nên là chó trắng, phương Nam nên là chó màu vàng sẫm. Những người sinh tiêu Thìn không nên đặt tượng chó trong nhà vì Thìn Tuất xung nhau, tránh được thì tránh, đặc biệt không nên đặt trong phòng ngủ của mình. Đối với người sinh tiêu Dần, Ngọ, Mão đặt chó trong nhà rất thích hợp.x



Người tuổi Tuất đón năm Tuất thế nào?


Trong văn hoá sinh tiêu truyền thống Trung Hoa cổ xưa, năm Tuất là năm khởi đại vận cuối cùng của người tuổi Tuất, còn gọi là năm Thái Tuế của họ nên có nhiều đổi mới trong thoái vận, nhưng cũng ẩn chứa sức mạnh và tiềm năng mới. Trong năm này nên vạch ra nhiều kế hoạch cho tương lai. Vì là năm đại vận của người sinh tiêu Tuất, nên năm nay có những điều không như ý nhưng không cần phải bận tâm. Tuy vậy tài lộc và khả năng thuyết phục vẫn tăng lên, đại lợi về quyền uy và tiêu thụ. Lưu ý cần có sách lược " lấy tĩnh chế động ", tránh tham gia các hoạt động nguy hiểm hay đi du lịch, đọc nhiều sách, chú ý đến cuộc sống gia đình.

Nhật Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2016(Xem: 12914)
Ngày xưa trong chốn rừng sâu Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn Đếm ra đủ tám mươi ngàn Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy Thân hình vua lớn dị kỳ Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời. Thế rồi một buổi đẹp trời Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:
15/01/2016(Xem: 7578)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó. Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.
15/01/2016(Xem: 12508)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
15/01/2016(Xem: 6052)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi trân trọng kính gởi đến Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Úc Châu và các châu lục, lời vấn an sức khỏe và lời Chúc Mừng Năm Mới tốt đẹp nhất, cầu mong tất cả thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện.
15/01/2016(Xem: 18973)
Năm nay Bính Thân, cầm tinh con Khỉ, ai cũng biết loài khỉ xưa nay vốn được xem là động vật thông minh và nhanh nhẹn. Vì vậy, nhiều người Mẹ hy vọng sinh con năm Thân để con có thể sở hữu những đặc tính nổi trội này. Con khỉ cũng được lựa chọn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Khỉ thường được điêu khắc hoặc dán trên tường và cửa chính ra vào, với mục đích đem lại sự may mắn và niềm vui, hạnh phúc. Riêng đối với người con Phật, hình ảnh con khỉ lại rất gần gũi qua lời dạy của Đức Phật với 4 chữ " Tâm Viên Ý Mã", có nghĩa là tâm chúng ta như con khỉ chuyền cây, ý của ta sinh diệt liên tục như con ngựa chạy rong ngoài đồng nội. Đó là hình ảnh so sánh cực kỳ sống động, giúp cho chúng ta biết rõ nhược điểm của tâm mình mà khéo điều phục cho được thuần hóa. Trong Kinh A Hàm, Phật kể câu chuyện, có một bầy khỉ đi ăn, khỉ Chúa dạy các khỉ nhỏ không được tự ý tách đoàn đi ăn một mình mà bị sập bẫy mất mạng. Trong đoàn có một con khỉ kiêu mạn, lại tham ăn, tách đoàn đi ăn một mình để được
12/01/2016(Xem: 6017)
Hôm nay là ngày đầu tiên đi làm cho năm mới. Trời không nóng lắm, nên cũng dễ chịu. Năm mới, năm tinh khôi, đời tinh khôi... Có những tin buồn của bạn hữu, lòng chùng xuống mênh mang... Ở tuổi gần tri thiên mệnh, bạn bè, người thân của bạn bè lần lượt như những chiếc lá thả xuống dòng sông để trôi vào vô tận... Chỉ biết cầu mong người đi thanh thản, người ở lại thân tâm an tịnh... Cuộc sống như một cái cây lớn, mầm này nhú lên, thành nụ, thành hoa, rồi lại thành hạt, lại nảy mầm... Cứ thế tuần hoàn, nhưng sao không khỏi những day dứt...
12/01/2016(Xem: 11939)
Trang Nhà Quảng Đức chúc xuân Đạo tràng Tu viện một lòng hướng quê “Dê” đi năm “khỉ” lại về “Tâm Viên Ý Mã” nguyện thề phải tu Là “khỉ” tâm rất lu bu Lăng xăng chạy nhảy oán thù tạo gieo
11/01/2016(Xem: 12973)
Tiền thân Đức Phật một thời Từng là chú khỉ sống nơi khu rừng Thân hình to lớn hào hùng Xiết bao mạnh mẽ, vô cùng thông minh, Nhân từ nổi tiếng rừng xanh Giúp người hoạn nạn tâm thành chứa chan. Một ngày rực rỡ ánh vàng Nắng trời tỏa ấm, gió ngàn vờn quanh
10/01/2016(Xem: 5113)
Cuộc sống và cuộc đời luôn luôn thay đổi trong từng hơi thở và từng nhịp đập; Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc. Hãy suy ngẫm và làm theo những gì trái tim ta mách bảo, rất có ích cho chúng ta! Có ích cho một năm mới để gieo trồng và nuôi dưỡng hạnh phúc cho chính mình và những người thân thương trong cuộc đời mình.
09/01/2016(Xem: 4973)
Thông Bạch Xuân Bính Thân 2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]