Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ là chiêm bao

06/01/201111:08(Xem: 6053)
Chỉ là chiêm bao
tulipvang_1CHỈ LÀ CHIÊM BAO
Vĩnh Hảo

Mấy ngày Tết đã qua. Những lăng xăng rộn ràng của báo chí, hội chợ và sạp hoa đã lắng dịu, nhường chỗ cho những sinh hoạt bình thường, thật bình thường. Nhưng ngàn hoa nội cỏ hãy còn tươi thắm rực rỡ dưới nắng xuân ấm áp. Và đâu đó, trong khi hoa hãy còn trên cành thì vẫn liên tục diễn ra những xung đột, xâu xé nhau, giữa những lý tưởng, chính nghĩa, quan điểm, lập trường chính trị hay tôn giáo. Những dị-đồng sinh ra bè phái và thành kiến. Những thắng-bại sinh ra kiêu hãnh và đố kỵ. Những được-mất sinh ra đắc chí và thù hận. Nhỏ nhoi sinh ra tầm thường. Tầm thường sinh ra cay đắng và tàn hại nhau. Bom nổ vung vãi những xác người trong sự đổ vụn của gạch ngói. Khói lửa ngút trời dường như chưa đủ để bày tỏ mối hờn căm và sự hăng say chém giết… Và đâu đó, trên những tờ báo và những diễn đàn ngôn luận liên mạng, người ta tranh cãi, tung ném vào nhau những ngôn từ và ý tưởng nhơ bẩn, thấp kém, ngoa ngụy, man trá để cố tình dìm chết danh dự kẻ khác, chứng minh ‘chính nghĩa’ của mình và phe phái của mình…

Nhân loại ở thế kỷ 21 tự hào với nền văn minh khoa học kỹ thuật, nhưng thực tế nhãn tiền chỉ cho thấy thế giới hôm nay là cả một hành tinh ngập tràn thống hận, cuồng tín, cố chấp, và đầy tính khủng bố. Người ta thích đe dọa nhau, hãm hại nhau hơn là sự vỗ về ban phát hạnh phúc. Nhà văn hóa đánh mất phẩm cách văn hóa. Nhà chính trị chỉ biết đặc quyền và đặc lợi cá nhân phe đảng. Người hô hào cho dân chủ tự do thì ôm chặt quan điểm độc đoán và thế đứng độc quyền độc tôn của mình. Nhà tôn giáo thì lại bỏ quên vai trò lãnh đạo tinh thần để vui say với quang vinh hào nhoáng của những thành tựu chính trị thế tục…

Một thế giới như thế, càng lúc càng bộc lộ rõ tính chất đảo điên và huyễn ảo mà kinh Phật thường nhắc đến. Nhưng con người, ngay cả những người con Phật chúng ta, vẫn thường không nhìn nhận bản chất không thực ấy của cuộc đời, hoặc biết nhưng cố tình lãng quên, bám chặt vào chính cái huyễn ảo ấy để tồn tại, nuôi lớn những phiền não, và tiếp tục gieo rắc khổ đau, oán kết cho mình, cho người, cho cuộc trầm luân dằng dặc qua-lại, đi-về trong biển lớn sinh tử.
“Tất cả các pháp hữu vi đều như chiêm bao mộng mị, như trò huyễn thuật, như bọt nước trôi, như bóng lồng sương, như hạt sương sớm, như ánh chớp ban chiều…”

Lời của kinh Kim Cương đọc lên mỗi ngày, nghe như tiếng thơ ru êm những lần khổ nạn, nghe như sấm nổ vang trời giữa đêm dài mờ mịt u mê. Lời kinh cứu lấy ai những đêm lang thang tìm nơi ẩn trú. Lời kinh cứu lấy ai trong những ngày dài nơi lao tù khổ nhục. Lời kinh cứu lấy ai trong cơn đói khát, vật vờ trên biển nước mênh mông. Lời kinh cứu lấy ai khi đời gán cho gánh nặng oan ức và những lời nguyền nghiệt ngã. Lời kinh cứu lấy ai trong những cơn tủi nhục, khốn cùng, bế tắc, không còn lối nào để đi… Những oan kết, oan nghiệt, oan ức, oan khiên, tích lũy từ nhiều đời và nhiều người, như sức nặng của núi lớn đè lên phận người bé nhỏ, nếu không nhờ câu kinh thơ mộng và thượng thừa kia thì làm sao có thể vươn mình đứng dậy!

Khổ đau, oán hận kết thành những ấn tượng nặng nề gieo vào đất tâm. Ấn tượng phả hơi thở nóng bừng vào đời sống, và đôi khi ảo hiện trong những giấc mộng mịt mùng, để rồi chính ta, trong đêm dài u u minh minh, đã phải một mình đối đầu với trùng trùng ách nạn, và ngay cả phải đối diện với thần chết. Trong ảo thời và ảo cảnh ấy, tất cả đều như thật. Không ai có thể can thiệp hay cứu giúp. Chỉ có ta, đơn thân lẻ bóng, mặt đối mặt với nguy nan, bất trắc, đớn đau và thống khổ. Lối thoát duy nhất trong lúc ấy là tự đánh thức mình ra khỏi cơn mộng hãi hùng. Thức dậy, thức dậy mau, đây chỉ là giấc mộng, không phải là sự thực! Giật mình tỉnh giấc rồi, chẳng thấy đâu là điều hiểm nguy ách nạn, chẳng thấy ai là kẻ làm mình hoảng sợ hay oán ghét. Nỗi vui mừng thoát nạn thoát khổ cũng chỉ một thoáng khởi lên, rồi qua đi; vì trên thực tế, cũng chẳng có gì phải vui mừng với khổ nạn không thực và sự thoát nạn không thực.

Hạnh phúc cũng đến và đi trong thể điệu mơ màng chiêm bao như thế. Chúng rất thực, và cũng rất ảo. Đắm mình trong khổ đau huyễn hóa hay trong hạnh phúc mộng ảo, đều là thể cách mê mờ rất buồn cười của chúng ta khi đi qua cuộc đời này.

“Thế gian ly sinh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm.” (kinh Lăng Già)

Thực chất của thế gian, vốn vượt khỏi hiện tượng của sinh-diệt, còn-mất; bởi vì tướng sinh-diệt, còn-mất cũng chỉ là hoa đốm giữa hư không.

Quán sát thâm sâu về bản chất của thế gian như vậy bằng trí tuệ giác ngộ siêu việt lên trên có-không và tất cả các tướng đối đãi, từ đó, phát khởi lòng thương vô hạn đối với chúng sinh, với cuộc đời.

Nếu trí không vượt ngoài có-không, thì lòng thương và mọi hoạt dụng nhằm cứu khổ ban vui, tranh đấu cho nhân quyền, vận động cho dân chủ, tu nhân tích đức, tu đạo, hành đạo, hoằng pháp, giáo dục, từ thiện xã hội… đều chỉ là những trò chơi ma thuật của trường mộng vô minh.

Nắng lên cao. Hoa cỏ nghiêng mình theo gió sớm. Gió từ phương đông làm lung lay những nhánh bạch đàn ở vườn trước và khua rộn tiếng phong linh ở vườn sau. Dấu hiệu của mùa xuân sắp qua đi. Xuân đến, hoa nở; xuân đi, hoa sẽ tàn. Vận hành tự nhiên ấy là vận hành của sinh-diệt, của biến thiên vô thường, mà cũng là minh chứng cho sự hiện hữu một dòng tiếp nối luân lưu bất tận của thế gian. Tiếp nối của những đối đãi, nhị nguyên. Sinh và diệt. Có và không. Dơ và sạch. Tăng và giảm. Đoạn và thường. Sinh-tử và niết-bàn. Khổ đau và hạnh phúc. Dòng tiếp nối luân lưu bất tận ấy, nói một cách tiếp cận hơn, dòng sông đời ấy, dù rằng cưu mang tất cả những hương thơm hay mùi thối, sen thơm hay rác rưởi, lục bình hay gỗ mục… vẫn chỉ là sự chảy trôi của một giấc chiêm bao.

Midway City, ngày 01 tháng 3 năm 2007.

CÙNG TÁC GỈA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2012(Xem: 5202)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
24/01/2012(Xem: 12810)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
24/01/2012(Xem: 9622)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
19/01/2012(Xem: 8371)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 8725)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 7237)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
16/01/2012(Xem: 6394)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 14418)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 6329)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 8796)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]