Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa xuân đi tìm dấu chân Đức Phật

08/04/201314:26(Xem: 4380)
Mùa xuân đi tìm dấu chân Đức Phật

Buddha_13

Mùa Xuân đi tìm dấu chân Đức Phật

HT Thích Trí Quảng

---o0o---

Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng.

Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống. Đó là khu vườn Lâm Tỳ Ni, Ngài đản sanh dưới cây Vô ưu trong vườn này. Khi phát tâm đi tìm chân lý, Ngài đã trải qua 11 năm thiết thân thể nghiệm ở núi rừng. Và phút giây mà Đức Phật chứng quả Vô thượng Chánh đẳng giác, sự thành đạo huy hoàng của Ngài cũng đã ghi dấu ở cảnh hùng vĩ của núi rừng, dưới cội cây Bồ đề.

Sau khi thành đạo, từ cảnh núi rừng bao la, Đức Phật khởi đầu bước chân cứu độ chúng sinh; Ngài đã đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp. Bước chân du hóa của Đức Phật đã trải qua khắp vùng Ngũ hà Ấn Độ, soi sáng tâm trí cho mọi người, ban rải tình thương khắp mọi nơi.

Và khi mọi việc cần làm cho cuộc đời đã hoàn tất tốt đẹp, Đức Phật đi đến Câu Thi Na, thanh thản rời bỏ thế gian. Ngài nhập diệt trong khu rừng, trên chiếc võng giăng dưới tàng lọng của hai cây Sa la. Hầu như cả cuộc đời của Đức Phật, Ngài sống đơn giản với thiên nhiên, cỏ cây, núi rừng nhiều hơn.

Về Tổ đình Linh Sơn Bửu Thiền, sống trong cảnh núi rừng hùng vĩ, thở không khí trong lành và thanh tịnh kỳ diệu của đất trời bao la, tự nhiên gợi cho tôi liên tưởng đến cuộc sống trầm mặc của Đức Phật thuở nào. Ngài đã tham thiền nhập định và giảng pháp ở núi rừng thanh khiết.

Và nhất là trong cảnh núi rừng vắng lặng êm đềm vô cùng, sáng tinh sương thơm mùi cây cỏ hiền hòa vừa thức giấc, hay vào buổi chiều tà, ánh dương nhè nhẹ len qua cây lá, cũng thoang thoảng hương dịu dàng của đất trời, hoa lá. Từng bước chân hành Thiền trên con đường mộc mạc hoang sơ, trong không khí nhẹ nhàng tinh khiết, càng làm cho tôi thanh thản kỳ diệu, bắt gặp cái bản tâm mộc mạc, trong sạch như hiển hiện trước mặt một cách dễ thương.

Đức Phật cũng từ cõi thanh tịnh tuyệt vời của cái tâm trong sáng vô ngần ấy mà Ngài đã đến với chúng ta. Trong mối giao cảm sâu sắc tột cùng như thế ở núi rừng, trong tôi hiện hữu sáng ngời hình ảnh Đức Phật với từng bước chân đi trong tỉnh thức một cách thật nhẹ nhàng, thanh thoát.

Như đóa sen tinh khiết tỏa hương làm dịu lòng người, bước chân giác ngộ của Đức Phật đi mãi, đi mãi, không hề mỏi mệt. Ngài đi qua biết bao núi rừng, qua bao vườn cây, qua bao phố phường, làng mạc, đến tận hang cùng ngõ hẻm. Ngài đến nơi nào cũng chỉ để mang lại sự an vui, hạnh phúc, yên bình cho thế nhân, cho mọi người thăng hoa trí tuệ, đạo đức, phước báo. Chẳng những Đức Phật mang lợi ích đến cho mọi người sống đồng thời với Ngài, mà đến tận ngày nay, cả nhân loại vẫn còn hưởng thụ được sự lợi lạc vô cùng khi bước theo dấu chân Phật, sống trong giáo pháp của Ngài.

Hành Thiền trong núi rừng tĩnh lặng bao la diệu vợi, từng bước, từng bước, cảm nhận đang đi theo dấu chân Phật thuở nào; một cuộc hành trình về tâm linh khai mở cho hành giả. Mỗi bước chân trên cuộc hành trình tâm linh đưa hành giả đến gần với Tịnh độ của Phật hơn và thâm nhập vào thế giới tâm linh vượt ngoài tính toan, mới nhận được ý nghĩa chân thật của Tịnh độ như thế nào.

Đọc kinh Duy Ma, nghe Phật dạy rằng Ngài chỉ dùng chân ấn đất là cảnh Tịnh độ hiện ra. Hay trong kinh Pháp Hoanhắc lại lời Phật nói rằng "Tịnh độ của ta chẳng hư, mà chúng thấy cháy rã". Nghe Phật nói sao mà đơn giản quá vậy. Chẳng lẽ Tịnh độ dễ có như thế hay sao và còn nhiều thắc mắc khác nữa.

Giờ đây, từng bước chân hành Thiền ở núi rừng tĩnh lặng trên Linh Sơn Bửu Thiền tự, một lần nữa đã mở ra cho tôi cảnh Tịnh độ mà Đức Phật đã dạy trong kinh.

Vâng, hành Thiền trong tỉnh thức, cảm nhận sự an lành kỳ diệu. Từng hơi thở, từng nhịp đập của trái tim, từng dòng máu luân chuyển trong thân, từng bước chân đi, tất cả đều bao phủ tràn ngập niềm an lành kỳ diệu. An lành trong ta, an lành trong núi rừng bao la hiền hòa, an lành trong cỏ cây hoa lá vô tư, an lành trong không khí thuần khiết, dịu dàng, an lành trong mọi pháp lữ đồng hành xung quanh ta, an lành trong ánh mắt ngây thơ của chú chim bé nhỏ hay chú sóc đang mở to mắt nhìn ta.

Sự an lành kỳ diệu của hành giả an trụ trong tỉnh thức, an trụ trong sự hài hòa với đất trời bao la, với những người cùng hạnh nguyện, với mọi sinh vật của núi rừng. Mùa Xuân của chúng ta đó, mùa Xuân của những hành giả đang đi theo dấu chân Phật, đang sống trong tỉnh thức.

Hãy cùng an trụ mùa Xuân ấy, hãy sống với Tịnh độ ấy, như hai câu thơ mà Hòa thượng Nhất Hạnh đã viết tặng tôi, khi tôi sang Pháp thăm ngài vào cuối năm qua :

Chẳng biết rong chơi miền Tịnh độ

Làm người một kiếp cũng như không.

--- o0o ---

Nguồn: Xuân Giác Ngộ 2005

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2014(Xem: 9073)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh
24/01/2014(Xem: 6348)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn Đưa ra giá xứng hợp luôn Thật thà, chính xác, chuyên môn, lành nghề. Riêng nhà vua lại thường chê Vì tiền lời chẳng mang về đầy tay Khi quan định giá kiểu này Vua không được lợi, muốn thay quan rồi,
24/01/2014(Xem: 7122)
Là loài vật rất phổ biến và hiện diện từ lâu trên khắp thế giới, con ngựa đi luôn vào ngôn ngữ của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Hình dáng, cấu tạo, đặc tính, sinh hoạt, ảnh hưởng…của ngựa cũng trở thành các hình tượng ẩn dụ tiêu biểu cho những câu tục ngữ độc đáo, đắt nghĩa.
24/01/2014(Xem: 10747)
Trước hết, ngựa có nhiều loại, dựa vào màu lông có ngựa bạch (lông màu trắng), ngựa ô (lông màu đen tuyền), ngựa hồng (lông màu đen pha đỏ đậm), ngựa tía (lông màu tím đỏ pha đen), ngựa vằn (lông màu trắng sọc đen), ngựa kim (lông màu trắng mốc), ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ, ngựa bích..
24/01/2014(Xem: 19473)
Mứt Gừng Bánh Tét đà sẵn đây Cùng với lời Thơ dâng kính Thầy Mai Vàng tươi thắm khoe sắc ấy Con biết Xuân về Thầy cũng hay !
24/01/2014(Xem: 7335)
Quần thể hang động Mạc Cao nằm ở vùng địa lý khô cằn cực Tây Bắc của tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), gồm 402 điện thờ Phật giáo trải rộng trên 1.600 m. Quần thể hang động chứa rất nhiều bức bích họa Phật giáo (tranh Phật giáo được khắc họa trên tường) là một trong ba bảo tàng hang động lớn của Trung Quốc, bên cạnh Vân Cương (tỉnh Tây Sơn) và Long Môn (tỉnh Hà Nam).
24/01/2014(Xem: 5777)
Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
24/01/2014(Xem: 8051)
Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn.
24/01/2014(Xem: 6325)
Một mùa xuân Di Lặc, mùa xuân của sự hoa hỹ đông đầy tình yêu thương đang trở về với người con Phật và muôn loại chúng sanh. Trong mỗi chúng ta khi nhắc đến mùa xuân thì ai củng liên tưởng ngay đến tất cả những gì tươi mới nhất. Bởi lẽ ngay danh từ xuân đã gắn liền với cuộc đời của mỗi chúng ta mà ai củng đã, đang, và sẽ trãi qua, rồi sẽ cảm thấy tiếc nuối khi tuổi thanh xuân của mình qua mau thật vội.
23/01/2014(Xem: 6742)
Giao thừa Nguyên đán lễ thiêng liêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền. Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiện thần Hộ pháp với Long thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dũ ánh uy quang giáng tọa tiền. Lễ nhạc hương hoa xin hiến cúng, Nguyện cầu giáng phước lễ Minh niên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]