Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa xuân đi tìm dấu chân Đức Phật

08/04/201314:26(Xem: 4464)
Mùa xuân đi tìm dấu chân Đức Phật

Buddha_13

Mùa Xuân đi tìm dấu chân Đức Phật

HT Thích Trí Quảng

---o0o---

Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng.

Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống. Đó là khu vườn Lâm Tỳ Ni, Ngài đản sanh dưới cây Vô ưu trong vườn này. Khi phát tâm đi tìm chân lý, Ngài đã trải qua 11 năm thiết thân thể nghiệm ở núi rừng. Và phút giây mà Đức Phật chứng quả Vô thượng Chánh đẳng giác, sự thành đạo huy hoàng của Ngài cũng đã ghi dấu ở cảnh hùng vĩ của núi rừng, dưới cội cây Bồ đề.

Sau khi thành đạo, từ cảnh núi rừng bao la, Đức Phật khởi đầu bước chân cứu độ chúng sinh; Ngài đã đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp. Bước chân du hóa của Đức Phật đã trải qua khắp vùng Ngũ hà Ấn Độ, soi sáng tâm trí cho mọi người, ban rải tình thương khắp mọi nơi.

Và khi mọi việc cần làm cho cuộc đời đã hoàn tất tốt đẹp, Đức Phật đi đến Câu Thi Na, thanh thản rời bỏ thế gian. Ngài nhập diệt trong khu rừng, trên chiếc võng giăng dưới tàng lọng của hai cây Sa la. Hầu như cả cuộc đời của Đức Phật, Ngài sống đơn giản với thiên nhiên, cỏ cây, núi rừng nhiều hơn.

Về Tổ đình Linh Sơn Bửu Thiền, sống trong cảnh núi rừng hùng vĩ, thở không khí trong lành và thanh tịnh kỳ diệu của đất trời bao la, tự nhiên gợi cho tôi liên tưởng đến cuộc sống trầm mặc của Đức Phật thuở nào. Ngài đã tham thiền nhập định và giảng pháp ở núi rừng thanh khiết.

Và nhất là trong cảnh núi rừng vắng lặng êm đềm vô cùng, sáng tinh sương thơm mùi cây cỏ hiền hòa vừa thức giấc, hay vào buổi chiều tà, ánh dương nhè nhẹ len qua cây lá, cũng thoang thoảng hương dịu dàng của đất trời, hoa lá. Từng bước chân hành Thiền trên con đường mộc mạc hoang sơ, trong không khí nhẹ nhàng tinh khiết, càng làm cho tôi thanh thản kỳ diệu, bắt gặp cái bản tâm mộc mạc, trong sạch như hiển hiện trước mặt một cách dễ thương.

Đức Phật cũng từ cõi thanh tịnh tuyệt vời của cái tâm trong sáng vô ngần ấy mà Ngài đã đến với chúng ta. Trong mối giao cảm sâu sắc tột cùng như thế ở núi rừng, trong tôi hiện hữu sáng ngời hình ảnh Đức Phật với từng bước chân đi trong tỉnh thức một cách thật nhẹ nhàng, thanh thoát.

Như đóa sen tinh khiết tỏa hương làm dịu lòng người, bước chân giác ngộ của Đức Phật đi mãi, đi mãi, không hề mỏi mệt. Ngài đi qua biết bao núi rừng, qua bao vườn cây, qua bao phố phường, làng mạc, đến tận hang cùng ngõ hẻm. Ngài đến nơi nào cũng chỉ để mang lại sự an vui, hạnh phúc, yên bình cho thế nhân, cho mọi người thăng hoa trí tuệ, đạo đức, phước báo. Chẳng những Đức Phật mang lợi ích đến cho mọi người sống đồng thời với Ngài, mà đến tận ngày nay, cả nhân loại vẫn còn hưởng thụ được sự lợi lạc vô cùng khi bước theo dấu chân Phật, sống trong giáo pháp của Ngài.

Hành Thiền trong núi rừng tĩnh lặng bao la diệu vợi, từng bước, từng bước, cảm nhận đang đi theo dấu chân Phật thuở nào; một cuộc hành trình về tâm linh khai mở cho hành giả. Mỗi bước chân trên cuộc hành trình tâm linh đưa hành giả đến gần với Tịnh độ của Phật hơn và thâm nhập vào thế giới tâm linh vượt ngoài tính toan, mới nhận được ý nghĩa chân thật của Tịnh độ như thế nào.

Đọc kinh Duy Ma, nghe Phật dạy rằng Ngài chỉ dùng chân ấn đất là cảnh Tịnh độ hiện ra. Hay trong kinh Pháp Hoanhắc lại lời Phật nói rằng "Tịnh độ của ta chẳng hư, mà chúng thấy cháy rã". Nghe Phật nói sao mà đơn giản quá vậy. Chẳng lẽ Tịnh độ dễ có như thế hay sao và còn nhiều thắc mắc khác nữa.

Giờ đây, từng bước chân hành Thiền ở núi rừng tĩnh lặng trên Linh Sơn Bửu Thiền tự, một lần nữa đã mở ra cho tôi cảnh Tịnh độ mà Đức Phật đã dạy trong kinh.

Vâng, hành Thiền trong tỉnh thức, cảm nhận sự an lành kỳ diệu. Từng hơi thở, từng nhịp đập của trái tim, từng dòng máu luân chuyển trong thân, từng bước chân đi, tất cả đều bao phủ tràn ngập niềm an lành kỳ diệu. An lành trong ta, an lành trong núi rừng bao la hiền hòa, an lành trong cỏ cây hoa lá vô tư, an lành trong không khí thuần khiết, dịu dàng, an lành trong mọi pháp lữ đồng hành xung quanh ta, an lành trong ánh mắt ngây thơ của chú chim bé nhỏ hay chú sóc đang mở to mắt nhìn ta.

Sự an lành kỳ diệu của hành giả an trụ trong tỉnh thức, an trụ trong sự hài hòa với đất trời bao la, với những người cùng hạnh nguyện, với mọi sinh vật của núi rừng. Mùa Xuân của chúng ta đó, mùa Xuân của những hành giả đang đi theo dấu chân Phật, đang sống trong tỉnh thức.

Hãy cùng an trụ mùa Xuân ấy, hãy sống với Tịnh độ ấy, như hai câu thơ mà Hòa thượng Nhất Hạnh đã viết tặng tôi, khi tôi sang Pháp thăm ngài vào cuối năm qua :

Chẳng biết rong chơi miền Tịnh độ

Làm người một kiếp cũng như không.

--- o0o ---

Nguồn: Xuân Giác Ngộ 2005

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2023(Xem: 2554)
Nhìn hai cành đào đặt trên điện Phật, mỗi bên có treo một dây pháo và cánh thiệp chúc Tết. Đặc biệt cánh thiệp Mừng Xuân Di Lặc, không biết ai đã hoạ hai câu thơ bằng chữ Hán tả Phật Di Lặc như sau: “Đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự Mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu.” Nghĩa: Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận Mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu
26/01/2023(Xem: 2357)
Tân niên Quý Mão thắm căn lành Đức tuệ vun trồng phước hạnh sanh Thể tánh hằng soi ngời diệu ý Thiền tâm tỏ rạng nguyện viên thành.
26/01/2023(Xem: 2311)
Thế sự muôn đời lắm đổi thay Bao nhiêu vất vã đẩy lùi ngay Soát rà tâm …phút giây này Buồn bực xếp xó liền say giấc nồng Chúc cho năm mới việc …sáng hồng Phiêu bạt tha phương lòng vẫn tin “Thiện lương…. cuộc sống an bình
26/01/2023(Xem: 2525)
CHÚC người khắp chốn thảy bình khang MỪNG cả dương trần cảnh lạc an NĂM cũ đau thương đều sắp dứt MỚI niên hạnh phúc mãi không tàn VẠN đời sáng rạng… yên lòng đã SỰ nghiệp lâu bền… vững đức đang NHƯ nguyện muôn nhà luôn tiến bước Ý xuân thắm đượm toả hương ngàn.
25/01/2023(Xem: 2015)
Sáng mùng Một Tết năm Quý Mão (ngày 22/01/2023), chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California đã tổ chức Lễ cầu an đầu năm. Chương trình như sau: 09:00 am Đón đoàn 160 Phật tử hành hương viếng chùa 09:30 am Chúng xuất gia chúc Tết Hòa thượng viện chủ chùa Phổ Từ 10:00 am Lễ Phật đầu năm, khai kinh Pháp Hoa, cầu nguyện quốc thái dân an. 11:00 am Câu chuyện Phật pháp: “Tình thương làm vơi nỗi khổ, làm đẹp cuộc đời” (Hòa thượng Thích Từ Lực) 11:20 am Chụp ảnh tập thể 11:30 am Múa lân 11:50 am Phật tử dùng cơm trưa thân mật, chụp ảnh lưu niệm.
24/01/2023(Xem: 1603)
Xưa nay Xuân vẫn là Xuân, Đến thời Cọp đã, vào rừng nhường ngôi. Mèo hoang dạo phố khắp nơi, Khí tàn hơi độc, tìm lời hoang ca.
23/01/2023(Xem: 5649)
Hình ảnh Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, Đón Xuân Quý Mão 2023
22/01/2023(Xem: 3677)
Ước nguyện đầu năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]