Thiền sư Linh Vân, vị Tăng đời Đường, người Trường Khê, tỉnh Phước Kiến, tức là Thiền sư Chí Cần ở núi Linh Vân, thuộc Phước Châu. Không thấy ghi năm sinh và mất, Ngài là người nối pháp ở Trường Khánh, Đại An. Lúc đầu, tu ở núi Đại Qui; thời gian lâu, bỗng một hôm thấy hoa đào nở mà bừng ngộ toàn triệt. Từ đó trong thiền lâm gọi Ngài là Linh Vân kiến đào minh tâm, hay Linh Vân kiến đào hoa ngộ đạo. Sau khi bừng ngộ, Ngài làm bài kệ sau đây dâng lên ngài Qui Sơn Linh Hựu và được Linh Hựu trắc nghiệm sở ngộ. Linh Hựu bèn ấn chứng sự chứng ngộ ấy, có lời khuyến tấn rằng: "Từ duyên ngộ đạt, hằng không thối thức, khéo tự hộ trì".
Bài kệ của ngài Linh Vân như sau:
Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỉ hồi lạc diệp kỉ sưu chi Tự tùng nhứt kiến đào hoa hậu Trực chí như kim bất cánh nghi
Dịch:
Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ Một phen chợt thấy hoa đào nở Nghi sạch tiêu tan, sáng không ngờ.
Bài kệ ở câu đầu dùng hình tượng kiếm khách để chỉ bản tâm. Trong văn học phương Đông từ lâu đời, người kiếm khách là bực anh hùng lẫm liệt, sống như sức phóng đãng của trùng dương, có hoài bão cứu khổ phò nguy cho con người, đạp bằng mọi bất công, trực tiếp can thiệp vào việc nghĩa không hề nao núng run sợ, biết khinh thường danh lợi, biết quý trọng hiền nhân lễ nghĩa cao khiết. Kiếm khách tiêu biểu cho ý chí cao tuyệt, vượt lên trên mọi tù hãm tầm thường đầy u tối của nhỏ nhen tranh chấp. Người kiếm khách như cột thu lôi trên nóc đền sự sống. Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫn và nổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả, còn vĩ đại vạn lần bởi nó là sức mạnh nội tại thuần khiết do thiền định kiên cố mà phát sáng lên. Sức mạnh của nội tâm sâu lắng trong thiền định kiên cố này phá tan phút chốc mọi vướng chấp tù hãm bấy lâu quấn siết tâm thức. Ngộ đạo tức chợt đón ánh sáng kì diệu chưa từng có tràn dâng trên tâm thức, xóa sạch biên giới ngăn cách bỉ thử ngột ngạt hư ảo, như con chim sẻ bỗng chốc thành chim thần vĩ đại bay vọt lên khỏi hang tối u minh, thấy trời xanh vạn dặm bình yên. Người ngộ đạo bỗng thấy cả sông kia núi này là từng mảnh xương thịt của mình trong hòa điệu nhứt như không còn phân biệt. Mọi đồn ải ngã chấp phân biệt kiên cố bấy lâu phút chốc tan hoang sụp đổ hết, gọi là đi tới quê nhà, là phong quang kiến địa, phá tan thành vàng núi bạc mà nó giam nhốt mình từ vô lượng kiếp trong tử sinh luân hồi. Thiền sư Linh Vân đã đưa hết chí bình sinh của mình vào định tâm kiên cố suốt ba mươi năm với công phu tu tập. Nhưng còn tư niệm vi tế nào đó nên bao lần thấy hoa đào nở mỗi độ Xuân về mà vẫn không "nhìn thấy đạo", và sau thời kì chín mùi với thức tâm vô niệm tuyệt cùng, bỗng lần này Ngài chợt nhìn hoa đào với cái nhìn vô phân biệt trí, cái nhìn trực kiến chớp nhoáng lao thẳng tới với nhứt như, chủ thể đối tượng nổ tung, nên bừng ngộ. Ngài Linh Vân thấy hoa đào mà bừng ngộ là một trường hợp hơi hiếm có. Có người bị một kích động vào cơ thể đau điếng mà bừng ngộ. Phật Tổ xưa do nhìn thấy sao Mai trong xanh chiếu vào mắt mà bừng ngộ, hay các bậc Duyên Giác sống tu thiền định kiên cố trong rừng, thấy lá rụng hoa rơi mà bừng ngộ. Ngộ cũng có nhiều bực: sơ ngộ, triệt ngộ. Từ đời Tống, các tổ sư chế ra tham công án, để người học cài hết tâm mình vào đó, phát động nhiệt tình tuyệt diệu của truy tìm giải đáp gọi là khối nghi. Giải đáp không phải bằng trí chia cắt đối tượng mà là cắm khắn hết sức Vipassana, tức mài giũa cực bén QUÁN vào đối tượng.
Tóm lại, bài kệ của Linh Vân tươi mát, hấp dẫn là vì hình ảnh hoa đào đập vào nhãn tuyến, đi thẳng tới thực tại chớp nhoáng mà bừng ngộ. Cái ấy vẫn là kết quả của nhiều năm kiên cố an định bất động mới có kết quả như thế.
LINH VÂN THIỀN SƯ THẤY HOA ĐÀO NỞ MÀ NGỘ ĐẠO
Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ Một phen chợt thấy hoa đào nở Nghi sạch tiêu tan , sáng không ngờ . LINH VÂN THIỀN SƯ
THẤY HOA MÀ NHƯ THẤY MỘNG Kính họa bài kệ: THẤY HOA ĐÀO NỞ MÀ NGỘ ĐẠO của Thiền sư LINH VÂN
Kiếm đã gác rồi dưới trăng mơ Ngồi nhìn mây nước chẳng mong chờ Phút giây bổng thấy hoa là mộng Phiền não tiêu tan thật chẳng ngờ .
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
Kính thành đốt nén tâm hương
Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa
Đại đồng thể tánh bao la
Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần
Tân xuân tươi sáng trong ngần
Niên niên đoạn hết những phần trắc nan
An vui cùng khắp thời gian
Thì cành Mai vẫn nở
, Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.
Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện.
“See no evil, hear no evil, Speak no evil”
Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII.
Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản.
Theo ngôn ngữ Nhật Bản:
-Nizaru:tôi không nhìn điều xấu
-Kikazaru: tôi không nghe điều xấu
-Iwazaru: tôi không nói điều xấu
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.