Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Xuân

21/01/201109:53(Xem: 4626)
Hương Xuân



HƯƠNG XUÂN

Hạnh Đoan

Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.

Không phải xuân về tôi mới cảm nhận được nét tưng bừng tươi tắn, mà vào thời điểm trước khi bầu cử làng xã, có dịp đi ngang qua các ủy ban, nhìn băng rôn treo rực sắc màu, từng ánh mắt nụ cười của người ứng cử chứa đầy vẻ thân thiện, tử tế, vị tha… khiến tôi không nhịn được phải buột miệng nói với chị Phượng:

- Thiệt giống như khí xuân, ấm áp, chan hòa tình người…

Chị tôi mỉm cười bảo:

- Ừ, trước ngày bầu cử là vậy, ra đây cảm giác rất thích, cứ như ai cũng mở lòng, dang tay đón mình…

- Phải chi lúc nào mình cũng đối với nhau được như thế này, cho dù không phải Tết, hả chị?

Đó là ước mơ bất chợt, là những lời bâng quơ tôi tùy tiện nói ra. Đối với xuân, người ta luôn trân trọng, giữ gìn, nhất là vào những ngày đầu năm được xem là thời khắc thiêng liêng: khai bút vào giao thừa, mong người tốt tới xông đất…

Nói năng, hành sự mỗi mỗi đều giữ gìn, vì ta sợ xui xẻo quanh năm. Không hẹn mà chúng ta cùng làm giống nhau, cùng dọn gương mặt tươi roi rói, cực kỳ hoan hỷ để nghênh xuân. Ít ai dám nói lời xấu, mở miệng toàn là chúc lành, mời nhau những món ngon, cùng viếng thăm thể hiện mối tương giao thắm thiết. Ta cùng cho và nhận những cái tốt, không biết có may mắn suốt năm không?

Nhưng ít ra ta hưởng trọn niềm vui như Tết, cười nhiều, tươi tắn nhiều, mọi héo sầu, ủ ê, phiền bực được cất hết, được nén lại, để… xài trong mấy mùa kia.

Có người phàn nàn: Tết nhứt bày đặt chúc tới chúc lui, toàn là nói những lời rỗng gạt nhau, chỉ tổ mất thời giờ, có ích gì đâu!

Không biết lời chúc có thành sự thật hay không, nhưng nó là lời lành chính hiệu, là mong ước hiền thiện người ta dành tặng nhau, có thể theo tập tục xuân, có thể theo phép xã giao xưa bày nay làm, song với tôi đó là tấm lòng thành của người nói, là ngôn ngữ tối thiện đặc biệt chỉ mùa Xuân mới có.

Tôi nhớ trong chuyện cổ, ngài Xá Lợi Phất có lần đi trên đường gặp một phụ nữ sinh khó, ngài đã chúc lành bằng cách hồi hướng tất cả phước báu do những việc thiện mình từng gieo đến sản phụ, mong bà sinh dễ, mẹ tròn con vuông. Kết quả hiện y như lời ngài.

Phật từng dạy, ai đời đời không vọng ngữ, chúc người điều gì, sẽ thành sự thật. Đó là uy lực của đức không nói dối. Vậy thì tôi sẽ chờ… chờ người và tôi cùng tích góp. Tích góp từng ngày không nói dối, từng đời không nói dối, cho đến khi đủ để chiêu cảm quả lành… dù từ mộng mơ đến hiện thực khoảng cách rất xa, có khi như trời với đất. Khó, nhưng không có nghĩa là không thể.

Đây là cõi nhân gian, không phải là chỗ “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”, không phải là chỗ chúng ta họp lại hưởng phúc, bởi lòng chúng ta còn đầy phiền não, cư xử còn nhiều bất toàn vì không làm chủ được thân tâm. Phật và chư Thánh đến cõi nhân gian vì bi nguyện cứu khổ, độ sinh. Còn ta đến cõi này vì nghiệp dẫn dắt.

Khi may mắn tới, ta toét miệng cười và khóc sưng mắt lúc xui xẻo bủa giăng. Ta luôn ở thế bị động không bao giờ làm chủ, vì không làm chủ nên đời sống ta ít hạnh phúc. Mà hạnh phúc thế gian chỉ là tạm có - nó luôn nằm trong giới hạn, hễ hưởng quá mức là biến thành khổ ngay. (Món ăn ngon mà nuốt mãi cũng thành cực hình. Ngủ mãi cũng thành lừ đừ trì độn v.v…).

Vì vậy Phật dạy ta thực hành giáo pháp của Ngài để tập làm chủ, để diệt khổ. Phật luôn nhắc ta có bản tâm sáng làu làu, trọn lành như Phật, vì nó bị vùi lấp trong vô minh và rác rưởi tật xấu nên không phát huy diệu dụng. Muốn lấy được ngọc, thì phải dọn sạch mớ rác rưởi kia, điều kiện đầu tiên trong giáo pháp Ngài là bắt buộc ta phải sống thiện, dứt ác. Đây là nền tảng, là căn bản nhập môn.

Ta đã nghe đến nhàm nên không lưu tâm, ta thuộc làu như cháo nhưng không thực hành. Ta quên béng rằng là Phật tử, thì không được quyền gây tổn thương cho người trong cả lời nói, ý nghĩ… Có lần tôi suýt á khẩu vì câu hỏi đơn giản:

- Má con hay đi chùa. Vì sao đi chùa mà vẫn không hết chửi? Càng đi càng chửi nhiều?

Tôi làm một màn điều tra, quả tình bà có chửi nhiều thật. Song không phải tại đi chùa nhiều, mà tại tật tánh ngày càng tăng theo tuổi tác.

Điều này không ngoại lệ đâu, nếu ta không để ý, không kiểm soát mình từng ngày, không tập thắng bớt tật xấu thì bảo đảm nó càng sinh sôi tăng trưởng đến bất trị, vì càng cao tuổi, các cơ quan trong ta càng lão suy, các “dây thắng” đều bị mòn lờn.

Bằng chứng là thứ mẫu tôi, bản chất bà rất hiền dịu thuần phác. Lúc tuổi gần 60, bà trúng gió một trận nặng, ba tôi phải chích lể cấp cứu mới giải nguy kịp thời. Khi tôi về thăm, ngỡ ngàng nhìn dung nhan bà biến đổi thì ba tôi nói:

- Bây giờ đỡ nhiều lắm rồi! Lúc đó bả méo mồm lệch mắt trông xấu tệ!

Thứ mẫu than với tôi:

- Lúc này tao kỳ quá, mỗi lần cười là thắng không được, hôm qua có chuyện vui, tao cười mãi, bé Xí (đứa cháu mới lên năm) nói “Bà ngoại cười riết giống khùng quá” nhưng mà tao ngưng không được.

Tôi an ủi:

- Không sao đâu má! Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ mà! Má không nghe nói cười nhiều lần trong ngày làm giảm trầm uất, trị táo bón, ngăn ung thư dạ dày, ruột… đó sao.

- Hôm qua tao đi bác sĩ, ông hỏi tao bớt bịnh chưa? - Tao trả lời: -Bớt! Nhưng mà còn nói nhiều quá! Ổng cười, đưa tay đầu hàng. Bây giờ làm sao đây?

Thứ mẫu tôi rất ít tật song bà vẫn âu lo và nhận ra “cái thắng không ăn” của tuổi già. Bà hay ở chỗ - phát hiện được mình “kỳ”. Tôi thì lo rằng chúng ta sẽ không phát hiện được mình “kỳ”, không nhận ra kịp thời khi mình thịnh nộ, không thấy rõ mình đang sân nhiều quá, nói lời tổn thương người nhiều quá… mà những thói tật lúc trẻ nếu không thắng kịp, già sẽ trầm trọng và trở thành nan y. Ta làm khổ mình (vì chứa nhiều thói xấu) rồi ta hành khổ lây đến người chung quanh. Điều bất hạnh nhất của ta là sống mà lòng đầy thói tật, sống mà không có lòng từ bi, sống mà không bao giờ thấy được lỗi của mình.

Hồi nhỏ tuổi, tôi dễ nhịn, dễ hiền. Nhưng khi lớn lên, có chút quyền với lũ nhóc, tôi bắt đầu khó khăn. Tôi hay bắt bẻ (viện cớ là khó cho chúng nên) nhưng e rằng một ngày nào đó chúng sẽ nên, còn tôi thì ngược lại. Khi tôi la, tôi muốn các em phải cúi đầu nghe, phải nhẫn nhịn giỏi. Nhưng bản thân tôi thì không nhẫn nhịn giỏi, không chịu được lời phật ý trái tai. Đúng lý ra, hễ càng làm lớn, tôi càng phải nhịn giỏi và ít tham, sân, si… hơn. Người mới tu có thể đèo theo nhiều tánh tật - vì họ mới, sơ cơ, chưa bỏ kịp. Còn người cũ tu - thâm niên - thì bắt buộc tật phải rơi rụng dần cho đến sạch trơn, có vậy mới không tủi thẹn khi nhận mình là đồ đệ Phật môn.

Phật là người đã hoàn thiện, nhân cách toàn mỹ. Chúng ta chưa thành Phật, song vẫn có thể học theo Ngài. Phật chẳng hề nóng nảy chửi rủa, chẳng hề nói xấu nói lén ai. Chúng ta vào chùa mà không thực hiện được những lời dạy căn bản nhất của Ngài thì thật đáng buồn.

Mỗi mùa Xuân qua, mong rằng tánh tật trong ta ngày càng ít đi, rác rưởi trong tâm ta sớm được dọn sạch, để trí tuệ và lòng từ của giác tâm luôn tỏa sáng, phả hương xuân ngào ngạt, bất kể thời tiết nào.

Hạnh Đoan (Theo Giác Ngộ xuân Mậu Tý)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2017(Xem: 5270)
_ Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hoà bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ. Ước mơ hòa bình : quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con ; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương. Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà ; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian ; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.
22/01/2017(Xem: 4799)
Con Gà cục tác lá chanh Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con Chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
22/01/2017(Xem: 6467)
Hạ Vy - Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa (Kiều Tấn Minh, thơ: TNT Mạc Giang)
21/01/2017(Xem: 5905)
Pháo xuân dồn dập tưng bừng Hoa xuân lộng lẫy đón mừng tuyết tan Mưa xuân réo rắt ngoài sân Nhạc xuân rộn rã gieo ngàn niềm vui Hương xuân thanh thoát tuyệt vời Nàng xuân e ấp dạo chơi cõi trần Tâm xuân an lạc thanh nhàn Gió xuân lồng lộng nồng nàn tin yêu Tình xuân phơi phới yêu kiều Trời xuân ưu ái nuông chìu thế gian Thư xuân hồng thắm tình thân Chúa xuân hoan hỷ giáng trần vui chơi
21/01/2017(Xem: 4392)
CHỚ nên vùi dập nét trang đài BẢO giữ trong lòng chẳng nhạt phai XUÂN quá còn lưu cốt cách TÀN mùa vẫn đọng thiên thai HOA rơi vồ vập đàm tiếu RỤNG sắc bất ngờ mãn khai HẾT tiết tâm thường neo thực tại ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI
21/01/2017(Xem: 4581)
Chúng ta thấy rõ cuộc đời là vô thường, để mình ý thức và trách nhiệm hơn, không để những tháng ngày đam mê sa đọa một cách vô ích. Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, an trú trong hiện tại”. An trú trong giờ phút hiện tại là người biết làm chủ bản thân, không để việc làm cuốn trôi. Chúng ta hay tiếc nuối về quá khứ tốt đẹp thích hồi tưởng về những gì đã qua, mà không bao giờ biết bằng lòng với những gì mình đang có trong hoàn cảnh hiện tại.
18/01/2017(Xem: 4084)
Hoa ơi cứ nở rồi tàn Mùa xuân cứ đến muôn ngàn cuộc chơi Thế nhân vui đón muôn nơi Tưng bừng hoa pháo kiếp người hoang liêu Tự tình đầu buổi cao triều Ngó về sơ ngộ nắng chiều ráng xuân Bùi mù tung cát tần ngân Từ trong vô tận thấm nhuần cuộc chơi
18/01/2017(Xem: 4326)
Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thoã mãn bao ước vọng.v.v... Thế nhưng, những khát vọng phù phiếm ấy, nó luôn vỗ lên từng điệp khúc quay cuồn không lối ra, không điểm dừng lại ấy... tuồng như bị cuốn rối theo dòng thời gian bất tận muôn trùng, hay đã bị đốt cháy dần theo bao nỗi tàn phai của những thất vọng, chán chường, buồn vui, hờn giận, để rồi quên lãng sau những ngậm ngùi của cuộc bể dâu.
17/01/2017(Xem: 11033)
Xuân xưa Gạch sân đỏ, xác pháo hồng- Tươi xanh hoa lá giàn bông giấy già - Tuổi thần tiên vẫn chưa xa - Hồn nhiên áo mới, nếp nhà an vui.
17/01/2017(Xem: 6223)
Theo quy luật tự nhiên thì hoa lá cỏ cây...cũng biết tự làm mới cho chính mình mỗi khi mùa Xuân về. Khi tiết trời lập Xuân, những tia nắng ấm như đẩy lùi và xoá tan hết cái giá rét mùa Đông thì cỏ cây hoa lá cũng bắt đầu thay cho mình những chiếc áo mới. Đó là những chồi nầm non thi nhau nẩy nầm đem lại sức sống mới bằng một màu xanh tràn đầy sức sống và hy vọng. Chim chóc, ong bướm... cũng bắt đầu kéo về tung tăng rồi sinh ra những đàn chim non...hót vang, ríu rít, cùng hoà chung một sức sống tự nhiên mà không ai có thể cản lại được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]