Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Xuân

21/01/201109:53(Xem: 4634)
Hương Xuân



HƯƠNG XUÂN

Hạnh Đoan

Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.

Không phải xuân về tôi mới cảm nhận được nét tưng bừng tươi tắn, mà vào thời điểm trước khi bầu cử làng xã, có dịp đi ngang qua các ủy ban, nhìn băng rôn treo rực sắc màu, từng ánh mắt nụ cười của người ứng cử chứa đầy vẻ thân thiện, tử tế, vị tha… khiến tôi không nhịn được phải buột miệng nói với chị Phượng:

- Thiệt giống như khí xuân, ấm áp, chan hòa tình người…

Chị tôi mỉm cười bảo:

- Ừ, trước ngày bầu cử là vậy, ra đây cảm giác rất thích, cứ như ai cũng mở lòng, dang tay đón mình…

- Phải chi lúc nào mình cũng đối với nhau được như thế này, cho dù không phải Tết, hả chị?

Đó là ước mơ bất chợt, là những lời bâng quơ tôi tùy tiện nói ra. Đối với xuân, người ta luôn trân trọng, giữ gìn, nhất là vào những ngày đầu năm được xem là thời khắc thiêng liêng: khai bút vào giao thừa, mong người tốt tới xông đất…

Nói năng, hành sự mỗi mỗi đều giữ gìn, vì ta sợ xui xẻo quanh năm. Không hẹn mà chúng ta cùng làm giống nhau, cùng dọn gương mặt tươi roi rói, cực kỳ hoan hỷ để nghênh xuân. Ít ai dám nói lời xấu, mở miệng toàn là chúc lành, mời nhau những món ngon, cùng viếng thăm thể hiện mối tương giao thắm thiết. Ta cùng cho và nhận những cái tốt, không biết có may mắn suốt năm không?

Nhưng ít ra ta hưởng trọn niềm vui như Tết, cười nhiều, tươi tắn nhiều, mọi héo sầu, ủ ê, phiền bực được cất hết, được nén lại, để… xài trong mấy mùa kia.

Có người phàn nàn: Tết nhứt bày đặt chúc tới chúc lui, toàn là nói những lời rỗng gạt nhau, chỉ tổ mất thời giờ, có ích gì đâu!

Không biết lời chúc có thành sự thật hay không, nhưng nó là lời lành chính hiệu, là mong ước hiền thiện người ta dành tặng nhau, có thể theo tập tục xuân, có thể theo phép xã giao xưa bày nay làm, song với tôi đó là tấm lòng thành của người nói, là ngôn ngữ tối thiện đặc biệt chỉ mùa Xuân mới có.

Tôi nhớ trong chuyện cổ, ngài Xá Lợi Phất có lần đi trên đường gặp một phụ nữ sinh khó, ngài đã chúc lành bằng cách hồi hướng tất cả phước báu do những việc thiện mình từng gieo đến sản phụ, mong bà sinh dễ, mẹ tròn con vuông. Kết quả hiện y như lời ngài.

Phật từng dạy, ai đời đời không vọng ngữ, chúc người điều gì, sẽ thành sự thật. Đó là uy lực của đức không nói dối. Vậy thì tôi sẽ chờ… chờ người và tôi cùng tích góp. Tích góp từng ngày không nói dối, từng đời không nói dối, cho đến khi đủ để chiêu cảm quả lành… dù từ mộng mơ đến hiện thực khoảng cách rất xa, có khi như trời với đất. Khó, nhưng không có nghĩa là không thể.

Đây là cõi nhân gian, không phải là chỗ “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”, không phải là chỗ chúng ta họp lại hưởng phúc, bởi lòng chúng ta còn đầy phiền não, cư xử còn nhiều bất toàn vì không làm chủ được thân tâm. Phật và chư Thánh đến cõi nhân gian vì bi nguyện cứu khổ, độ sinh. Còn ta đến cõi này vì nghiệp dẫn dắt.

Khi may mắn tới, ta toét miệng cười và khóc sưng mắt lúc xui xẻo bủa giăng. Ta luôn ở thế bị động không bao giờ làm chủ, vì không làm chủ nên đời sống ta ít hạnh phúc. Mà hạnh phúc thế gian chỉ là tạm có - nó luôn nằm trong giới hạn, hễ hưởng quá mức là biến thành khổ ngay. (Món ăn ngon mà nuốt mãi cũng thành cực hình. Ngủ mãi cũng thành lừ đừ trì độn v.v…).

Vì vậy Phật dạy ta thực hành giáo pháp của Ngài để tập làm chủ, để diệt khổ. Phật luôn nhắc ta có bản tâm sáng làu làu, trọn lành như Phật, vì nó bị vùi lấp trong vô minh và rác rưởi tật xấu nên không phát huy diệu dụng. Muốn lấy được ngọc, thì phải dọn sạch mớ rác rưởi kia, điều kiện đầu tiên trong giáo pháp Ngài là bắt buộc ta phải sống thiện, dứt ác. Đây là nền tảng, là căn bản nhập môn.

Ta đã nghe đến nhàm nên không lưu tâm, ta thuộc làu như cháo nhưng không thực hành. Ta quên béng rằng là Phật tử, thì không được quyền gây tổn thương cho người trong cả lời nói, ý nghĩ… Có lần tôi suýt á khẩu vì câu hỏi đơn giản:

- Má con hay đi chùa. Vì sao đi chùa mà vẫn không hết chửi? Càng đi càng chửi nhiều?

Tôi làm một màn điều tra, quả tình bà có chửi nhiều thật. Song không phải tại đi chùa nhiều, mà tại tật tánh ngày càng tăng theo tuổi tác.

Điều này không ngoại lệ đâu, nếu ta không để ý, không kiểm soát mình từng ngày, không tập thắng bớt tật xấu thì bảo đảm nó càng sinh sôi tăng trưởng đến bất trị, vì càng cao tuổi, các cơ quan trong ta càng lão suy, các “dây thắng” đều bị mòn lờn.

Bằng chứng là thứ mẫu tôi, bản chất bà rất hiền dịu thuần phác. Lúc tuổi gần 60, bà trúng gió một trận nặng, ba tôi phải chích lể cấp cứu mới giải nguy kịp thời. Khi tôi về thăm, ngỡ ngàng nhìn dung nhan bà biến đổi thì ba tôi nói:

- Bây giờ đỡ nhiều lắm rồi! Lúc đó bả méo mồm lệch mắt trông xấu tệ!

Thứ mẫu than với tôi:

- Lúc này tao kỳ quá, mỗi lần cười là thắng không được, hôm qua có chuyện vui, tao cười mãi, bé Xí (đứa cháu mới lên năm) nói “Bà ngoại cười riết giống khùng quá” nhưng mà tao ngưng không được.

Tôi an ủi:

- Không sao đâu má! Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ mà! Má không nghe nói cười nhiều lần trong ngày làm giảm trầm uất, trị táo bón, ngăn ung thư dạ dày, ruột… đó sao.

- Hôm qua tao đi bác sĩ, ông hỏi tao bớt bịnh chưa? - Tao trả lời: -Bớt! Nhưng mà còn nói nhiều quá! Ổng cười, đưa tay đầu hàng. Bây giờ làm sao đây?

Thứ mẫu tôi rất ít tật song bà vẫn âu lo và nhận ra “cái thắng không ăn” của tuổi già. Bà hay ở chỗ - phát hiện được mình “kỳ”. Tôi thì lo rằng chúng ta sẽ không phát hiện được mình “kỳ”, không nhận ra kịp thời khi mình thịnh nộ, không thấy rõ mình đang sân nhiều quá, nói lời tổn thương người nhiều quá… mà những thói tật lúc trẻ nếu không thắng kịp, già sẽ trầm trọng và trở thành nan y. Ta làm khổ mình (vì chứa nhiều thói xấu) rồi ta hành khổ lây đến người chung quanh. Điều bất hạnh nhất của ta là sống mà lòng đầy thói tật, sống mà không có lòng từ bi, sống mà không bao giờ thấy được lỗi của mình.

Hồi nhỏ tuổi, tôi dễ nhịn, dễ hiền. Nhưng khi lớn lên, có chút quyền với lũ nhóc, tôi bắt đầu khó khăn. Tôi hay bắt bẻ (viện cớ là khó cho chúng nên) nhưng e rằng một ngày nào đó chúng sẽ nên, còn tôi thì ngược lại. Khi tôi la, tôi muốn các em phải cúi đầu nghe, phải nhẫn nhịn giỏi. Nhưng bản thân tôi thì không nhẫn nhịn giỏi, không chịu được lời phật ý trái tai. Đúng lý ra, hễ càng làm lớn, tôi càng phải nhịn giỏi và ít tham, sân, si… hơn. Người mới tu có thể đèo theo nhiều tánh tật - vì họ mới, sơ cơ, chưa bỏ kịp. Còn người cũ tu - thâm niên - thì bắt buộc tật phải rơi rụng dần cho đến sạch trơn, có vậy mới không tủi thẹn khi nhận mình là đồ đệ Phật môn.

Phật là người đã hoàn thiện, nhân cách toàn mỹ. Chúng ta chưa thành Phật, song vẫn có thể học theo Ngài. Phật chẳng hề nóng nảy chửi rủa, chẳng hề nói xấu nói lén ai. Chúng ta vào chùa mà không thực hiện được những lời dạy căn bản nhất của Ngài thì thật đáng buồn.

Mỗi mùa Xuân qua, mong rằng tánh tật trong ta ngày càng ít đi, rác rưởi trong tâm ta sớm được dọn sạch, để trí tuệ và lòng từ của giác tâm luôn tỏa sáng, phả hương xuân ngào ngạt, bất kể thời tiết nào.

Hạnh Đoan (Theo Giác Ngộ xuân Mậu Tý)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 12607)
Tu Viện Quảng Đức Đón Xuân Mậu Tuất 2018 Trân Trọng Kính Mời Quý Đồng Hương Phật tử gần xa về Tu Viện Quảng Đức (105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060) theo chương trình như sau: *Chủ nhật 26 tháng Chạp (11/02/2018): Lúc 11g sáng: Cúng Tất Niên, Lễ Thượng Nêu Cầu An, Cúng Tiến Chư Hương linh (sau lễ Tất Niên, kính mời quý đồng hương dùng cơm trưa thân mật); mở cửa gian hàng tết: Bánh in, bông Vạn Thọ, thức ăn chay 3 ngày Tết. Đặt thức ăn chay, xin liên lạc chị Nguyên Như:0451 603 248. Phòng phát hành, liên lạc chị Tâm An:0411 605 466 *Thứ Năm 30 Tết (15/02/2018): 11 giờ: Cúng Ngọ Phật; Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh Ký Tự Quảng Đức Đạo Tràng; 17giờ: Cúng thí thực; 20giờ: Lễ Sám Hối; 21giờ 30: Văn Nghệ Mừng Xuân; múa Lân, đốt pháo. 23giờ: Lễ Trừ Tịch Đón Giao Thừa Xuân Mậu Tuất. *Mùng 1 Tết Nguyên Đán (Thứ Sáu 16/02/2018): 5 giờ sáng Lễ Thù Ân Mừng Xuân Di Lặc; 11 giờ Cúng Ngọ Phật, Lễ Vía Đức Phật Di Lặc; Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An; Cúng Tiến Chư Hương Linh; Chư Phật tử lễ
04/02/2018(Xem: 4478)
Hương pháp muà xuân đẹp ngát trời Cõi lòng rộng mở khắp muôn nơi Nhớ Ngài Di Lặc ngồi thanh thoát Bụng chứa càn khôn rộn tiếng cười .
04/02/2018(Xem: 11766)
Văn Hóa Phật Giáo, số 290-291 Mừng Xuân Mậu Tuất, ngày 01-02-2018
02/02/2018(Xem: 14194)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
30/01/2018(Xem: 5808)
Tết là ngày vui truyền thống dân Việt, nhưng đối với người Việt nơi vùng châu lục Bắc Mỹ, thì Tết lại mang nhiều suy tư khác nhau. Không phải nhà nào cũng có không khí ngày Tết. Không phải thành phố nào cũng có bánh mứt và bông trái Việt Nam. Ngày Tết là mùa Đông đầy băng giá trên đất Mỹ. Chính trong sự quạnh quẽ này, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng Việt nơi đây ăn “Tết” trong điều kiện thật giới hạn của mình. Từ tận cùng sự băng lạnh đó mà tự thân mỗi người Việt phải nỗ lực gìn giữ những nét đẹp của quê Cha để ngày Tết không mờ nhạt trên quê hương mới.
30/01/2018(Xem: 5943)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi ân cần thăm hỏi vấn an sức khỏe Chư Tôn Đức Tăng Ni, kính chúc quí Ngài pháp thể an nhiên; đồng kính chúc quý vị lời Chúc Nguyện Năm Mới thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý. Sự tuần hoàn của vũ trụ, vạn vật với muôn hình vạn trạng tương quan duyên khởi, sinh diệt diệt sinh tự biến tự tồn. Trong sắc có không, trong không có sắc, tất cả đều biến đổi vô thường qua tiến trình thành trụ hoại không để tồn sinh diệu hữu. Sự xoay vần chuyển hóa Xuân hay Tết chỉ là ngôn từ chọn làm dấu mốc chu kỳ ngắn hạn 365 ngày, đánh dấu một năm nhằm khai mở niềm tin, mong ước, vọng cầu. Nhân loại khác nhau màu da chủng tộc, lịch sử văn hóa, nhưng ước vọng cho sự sống, tình người không khác. Đức Phật có dạy: "Nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ, bảo bọc thương yêu và tôn trọng sự sống", đích thực là chân lý của cuộc đời.
27/01/2018(Xem: 5160)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy. Điều mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng : mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ cho sự phát triển mật độ ấy.
26/01/2018(Xem: 4343)
Quà Xuân tuy nhỏ mà vui Đội đầu Giác Ngộ giữa đời bon chen Đội chi vàng bạc kim tiền Đội lên trí tuệ mà lên xuống đường Đội lên tỉnh thức, yêu thương Dọc ngang xa lộ, phố phường, ngoại ô... Đội đầu câu niệm nam mô Đến khi dừng bước giang hồ mới thôi Quà Xuân tuy nhỏ mà vui...
26/01/2018(Xem: 6571)
Mùa Xuân Mậu Tuất, từ tháng 2 năm 2018, thì nói chuyện du Xuân là thích hợp nhất chăng? Xin mời người đọc cùng tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi kinh lý, thăm dân và ngắm cảnh nhiều nơi trong nước. Nhà vua không dùng nghi thức ngự gía mà chỉ ra đi nhẹ nhàng với một đội hành tùy rất ít người. Nghìn lời không bằng một hình ảnh, và hình ảnh yêu nước thương dân với phong cách giản dị của vua Lê Thánh Tông sẽ được nhìn thấy qua hai bài thơ trong Xuân Vân Thi Tập của Ngài.
25/01/2018(Xem: 6040)
Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút. Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]