Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm rồng 2012

13/01/201201:26(Xem: 2488)
Năm rồng 2012
NĂM RỒNG 2012
Hà Thúc Minh

Là người Việt Nam, không ai không nhớ về cộinguồn con Rồng cháu Tiên của mình, nhất là khi thoang thoảng hương trầm của cáiTết năm Con Rồng đang đến. Năm Nhâm Thìn thuộc vị trí thứ 29 trong chu kỳ GiápTý. Nếu phép tính Âm lịch bắt đầu từ năm Chu Bình Vương nguyên niên (năm 770trước Tây lịch) thì trong lịch sử gần 3.000 năm mới có 46 năm Nhâm Thìn. TếtNhâm Thìn năm 2012 là Tết Nhâm Thìn thứ 46.

Huyền thoại Lạc Long Quân, Âu Cơ có lẽ là hìnhtượng đầu tiên về rồng của dân tộc. Lạc Long Quân mình rồng, Âu Cơ mình rắn,sau năm Thìn là năm Tỵ, rồng rắn thường đi liền với nhau. Trung Quốc cũng cóhuyền thoại về Phục Hy và Nữ Oa. Phục Hy mình rồng, Nữ Oa mình rắn, cho nênngười Trung Quốc xem đó là hình tượng đầu tiên của họ. Văn hóa của hai dân tộcđều lấy rồng làm cội nguồn của mình. Không phải chỉ có Việt Nam và TrungQuốc, cả Nhật Bản và Triều Tiên đều xem rồng là đặc trưng văn hóa của dân tộc.Đúng là văn hóa rồng không có biên giới.

Tuy nhiên, hình tượng về con rồng đầu tiên chẳngbiết xuất hiện ở nơi nào của các nước châu Á này?

Khảo cổ học Trung Quốc phát hiện hình tượng conrồng xuất hiện trong vật dụng hàng ngày của họ cách ngày nay 8.000 năm, vàothời kỳ giữa đồ đá mới. Khảo cổ học Việt Nam tuy chưa phát hiện dấu vết vềrồng sớm như ở Trung Quốc, nhưng như thế cũng chưa thể cho rằng hình tượng rồngđầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc. Biết đâu hình tượng con rồng lại xuất hiện đầutiên ở Việt Namcũng nên? Thử nêu một vài lý do sau đây:

1. Người Việt Nam đọc là “rồng”, Trung Quốc đọclà “lủng”. Trung Quốc không có âm “r”, chỉ có âm “l”, Việt Nam vừa có cả haiâm. Như vậy nếu “rồng” bắt đầu từ Trung Quốc thì Việt Nam sẽ gọi “rồng” là“lủng” hay là “long” chứ không thể gọi là “rồng” được. Núi Hàm Rồng ở Sa Pa,cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa… là từ Việt hoàn toàn.

2. Rồng là vật linh thiêng được tập hợp từ đặc trưngcủa nhiều động vật khác. Như vậy, “rồng” là cái chung, trâu, bò, dê, ngựa làcái riêng. Tư duy của người tiền sử chưa phát triển cho nên thường từ cái riêngđến cái chung chứ không phải ngược lại. Vậy con rồng đầu tiên phải từ con vậtnào đó cũng ít nhiều có hình dạng của con rồng sau này. Phải chăng con rồng đầutiên đó là con “thuồng luồng” (giao long) ở Việt Nam? Người Giao Chỉ vốn gắn bó vớisông nước, cho nên thường xăm mình để tránh nguy hiểm khi ở dưới nước.

3. Năm Nhâm Thìn, thiên can là “Nhâm” thuộc “thủy”,địa chi là “Thìn” thuộc “thổ”. Như vậy “Thìn” là rồng thuộc “Thổ”, “Thổ” theoNgũ hành, vị trí ở trung tâm, có tầm quan trọng nhất. Nhưng “Thổ” (Địa) theoBát quái là vị trí ở phương Nam.Như vậy hình tượng về con rồng có thể là sản phẩm của phương Nam.

Hình tượng con rồng xuất hiện trước, sau ở đâuchẳng qua cũng chỉ là chuyện trà dư tửu hậu trong ba ngày Tết, có gì quan trọngđâu. Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là năm con rồng 2012. Không phải làrồng bình thường đang “hô phong hoán vũ” mà là con rồng đang gặp… đại nạn.

Cái mà thiên hạ gọi là “đại nạn” chỉ là chuyện từcách tính lịch pháp gọi là “Trường lịch pháp” (Long Count Calendar) của ngườiMaya mà ra cả thôi. Maya là dân tộc ở vùng Trung mỹ, Đông nam Mexico, BắcGuatamala và Honduras - một dân tộc có nền văn minh vào loại sớm nhất thế giới,đặc biệt là thiên văn học và số học rất phát triển. Người Maya đã sử dụng consố “O” cách ngày nay những hơn ba nghìn năm. Họ tính chính xác thời gianchu kỳvòng quay của quả đất chung quanh mặt trời là 365 ngày, 6 giờ, 24 phút, 20giây. Maurice Cotterell, chuyên gia về văn minh Maya tìm thấy nhiều phiến đáhoặc ở cổ miếu có ghi “mật mã”: 1366560. Ông cho rằng đó là con số chỉ ngày,quy ra năm thành 3740. Đó là số năm của một chu kỳ quả đất do người Mayađểlại. Như vậy là quả đất đã trải qua 4 chu kỳ, hiện nay là chu kỳ thứ 5. Chu kỳ thứ năm sẽ kết thúc vào ngày 22 tháng 12 năm 2012.Theo người Maya thì từ 0 giờ ngày 21 trở đi mặt trời sẽ không mọc như thườngkỳ. Mặt trời và các hành tinh cùng nằm trên một mặt phẳng, từ trường củamặttrời thay đổi, ảnh hưởng mạnh đến từ trường của quả đất. Thời tiết thay đổi độtngột. Động đất và gió bão gào thét dữ dội và giờ phút cáo chung của toànbộ vănminh trái đất (End of the World) đã bắt đầu điểm!

Để tăng thêm tính xác thực của phép tính về ngàytận thế của quả đất, người ta còn dùng khoa Kỳ Môn, Độn Giáp của Kinh Dịchđể tìm ra quẻ của năm Nhâm Thìn 2012. Kết quả tìm được là:

Trên “Ly” là “hỏa”, dưới “Khảm” là “thủy”. Trên“lửa” dưới “nước” là quẻ “Vị tế”, quẻ cuối cùng trong Kinh Dịch, sau quẻ“Ký tế”. Tất cả các hào trong quẻ đều không trung, chính. Như vậy kết quả tínhtheo Đôn Giáp của Kinh Dịch cũng phù hợp với cách tính của người Maya. Tínhtheo Âm lịch là năm Rồng (Nhâm Thìn), ngày Rồng (ngày Bính Thìn).

Người ta còn cho rằng các chùa chiền, tu viện Phậtgiáo ở Tây Tạng từ lâu đã biết đến điều này. Nhưng họ cho rằng bao giờ cũng cóThần Tăng âm thầm theo dõi và luôn can thiệp giải nguy cho quả đất.

Không phải ai cũng đồng tình với phép tính của ngườiMaya, có người cho rằng nói là phép tính của người Maya nhưng thực ra đó là tàgiáo của phương Tây. Hơn nữa, cái gọi là thời gian chẳng qua là cảm giác sailầm của con người, thời gian tuyệt đối từ Newtonđến thời gian tương đối của Einstein là sự sửa sai đầy thuyết phục. Thời gianlà sản phẩm chủ quan của con người, trước khi xuất hiện con người làm gì cóthời gian. Khái niệm thời gian còn lơ mơ thì làm gì có phép tính gọi là ngàytận thế (End Day)? Cho nên điều đầu tiên trong công trình dịch thuật đầu tiêncủa Đường Huyền Trang sau khi đi Tây Trúc về, Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumisastra),là vấn đề “thời gian”.

Thực ra trong cái tất yếu bao giờ cũng có cái ngẫunhiên. Ngay Maurice Cotterell cũng còn hồ nghi: “Liệu tất cả chúng ta đều sắpchết sao? (Are we all going to die?). Ai không tin thì cứ việc không tin, aitin thì cũng chẳng sao. Bởi vì phàm cái gì đã sinh ra thì đương nhiên là sẽ mấtđi. Quả đất cũng không ngoại lệ, vấn đề là vào thời điểm nào mà thôi.

Phật giáo cho rằng bất cứ sự vật nào tồn tại trênđời đều phải trải qua chu kỳ (kiếp) gọi là “thành, trụ, hoại, không”. Trái đấtvà sự sống trên trái đất cũng vậy. “Thành kiếp” là sự hình thành ban đầu của sựvật. Ở “Thành kiếp”, đầu tiên là gió bãodữ dội (Phong luân), tiếp sau là mưa lớn (Vũ luân), tứ đại hình thành. “Trụkiếp” gồm 20 trung kiếp (mỗi kiếp có 15.998.000 năm). Con người chỉ xuất hiệnvà tồn tại ở “Trụ kiếp”. Con người có thể là từ ngoài trái đất di cư đến để ăntrái cây chín rộ nơi đây. “Hoại kiếp” cũng có 20 trung kiếp. Cái mà thiên hạgọi là tận thế, theo Phật giáo là thời kỳ đầu của hoại kiếp. “Hoại kiếp” bấtđầu bằng lửa, lửa thiêu cháy hết mọi thứ trên đời. Hết lửa đến mưa, nước ngậpkhắp nơi. Hết mưa rồi đến gió, gió thổi bay hết mọi thứ chẳng biết về phươngnào. “Không kiếp” là từ không sinh ra có. Phật giáo cho rằng sự hình thành vàhủy diệt của sự sống trên trái đất hoàn toàn không có sự can thiệp nào củaThượng đế cả. Nguyên nhân của sự hủy diệt chủ yếu cũng do tác động của conngười. Ba tai nạn do con người tạo ra, đó là chiến tranh, đói kém và ôn dịch.Sự suy thoái về đạo đức chính là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn. Sự hưngthịnh và suy vong của đạo đức là nguyên nhân trực tiếp của sự hưng vong của xãhội (Xem A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận - Abhidharmakosasastra, quyển 12).

Ngày tận thế của năm 2012 có hay không chưa aibiết được, tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định, đó là năm con Rồng 2012 sẽtạo ra hoặc chuẩn bị tạo ra biến chuyển cực kỳ to lớn. Người ta cho rằng nhânloại sẽ có cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn nhiều. Vài thế kỷ gần đây, nhữngđột biến lịch sử thường xảy ra vào thời điểm cận kề với năm Nhâm Thìn. Hiệp ướcPatenotre 1884 đặt ách thống trị của thực dân Pháp lên lãnh thổ Việt Nam vàđúng 60 năm sau, 1954 lại phải ký Hiệp định Geneve trao trả độc lập cho dân tộcViệt Nam. Hai sự kiện lớn đều xảy ra hai năm sau năm Nhâm Thìn thế kỷ XIX(1882) và năm Nhâm Thìn thế kỷ XX (1952). Sau đổi mới cực kỳ to lớn của nămNhâm Thìn 2012 thế kỷ XXI, có lẽ vai trò chủ đạo của cuộc sống lúc bấy giờkhông phải là điều kiện vật chất, kỹ thuật mà là lúc năng lượng tinh thần pháthuy ưu thế của mình.

Năm Rồng, hướng về Lạc Long Quân, Âu Cơ. Hãynâng tách trà sen mừng cái Tết đổi mới của đổi mới năm Nhâm Thìn thế kỷ 21 củamột dân tộc con Rồng cháu Tiên đang hướng về thời đại “phi Long tại thiên”(Rồng bay lên cao, Kinh Dịch, quẻ Càn, hào Cữu ngũ).

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 5805)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết Tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) vốn khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo... Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời...
17/10/2011(Xem: 5281)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
22/01/2011(Xem: 1297)
Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...
30/12/2010(Xem: 2984)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
05/10/2010(Xem: 1246)
Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ: 1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý...
30/08/2010(Xem: 5973)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567