Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bếp Chùa (truyện ngắn)

20/12/202414:19(Xem: 405)
Bếp Chùa (truyện ngắn)



cong qua-2024



  TRUYỆN NGẮN 


BẾP CHÙA
Đồng Thanh





Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt,

trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện.

- Dạ bạch Thầy!

Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ.

- Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao?

- Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả

- Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài

- Dạ mô Phật !

Và như thế mỗi khi nghỉ làm hoặc cuối tuần Hiền đều về Tu Viện phụ giúp công quả và nghe thầy giảng. Từng khóm hoa hồng, hoa lan như gởi gắm nỗi niềm người con xa quê khi phải theo chồng qua xứ này. Hiền xuất thân miền Trung, quanh năm lam lủ ruộng nương nên mỗi khi về Tu Viện chăm sóc sân vườn không làm Hiền mệt nhọc.

- Hiền con! Hôm nay có mấy cô, mấy chị về Tu Viện nấu ăn cho khóa tu cuối tuần, con phụ dưới bếp giúp thầy!

- Dạ bạch Thầy!

Hiền nhớ như in ngày đầu tiên vào phụ bếp. Lúc đó có cô Trang khoảng 60,61 tuổi gì đó, Cô gốc Quảng Nam, qua Úc lâu rồi nhưng vẫn nói tiếng Quảng Nam đặt trưng, nhiều lúc cô nói những từ nghe thật ấn tượng đến dễ thương:

- “Không lòm thì thôi đừng lèng nhèng, hay tét giùm cô bếp lửa, con eng đi cô không eng…”

 

Cô là bếp chính trong Tu Viện và cũng là người quản lý khu vực nhà bếp. Mỗi kỳ lễ lớn một tay cô chỉ đạo sắp xếp, chị em chúng tôi gồm chị Mai, chị Lan, chị Cúc, chị Trúc, chị Thắm, chị Duyên…và tôi ai nấy đều răm rắp làm theo.

Tu Viện mỗi tháng tổ chức tu Bát Quan Trai một lần vào ngày chủ nhật và mỗi cuối tuần Phật tử đều về tu học, những lúc đó Hiền đều tham dự đều đặng, vừa làm công quả phụ cô Trang, vừa nghe thầy giảng Pháp. Thường thì nhà bếp rất bận rộn vì phải chuẩn bị cơm cho kịp giờ thọ trai nên không có thời gian lên chánh điện tụng kinh cũng như nghe Pháp, nhưng Hiền vẫn nghe tiếng thầy giảng vì dưới bếp được truyền âm thanh bằng một cái loa nhỏ nên vừa làm việc vừa nghe tụng kinh và từng lời giảng của thầy Hiền và mấy chị nhà bếp vẫn nghe được.

Chiều hôm nay sau giờ hành trì, cô Trang và mấy chị em chúng tôi được thầy kêu lên chánh điện nghe thuyết Pháp, những lời Pháp nhẹ nhàng gần gủi thắm đượm tình thầy trò. Thầy dạy:

 

- Quý Phật tử biết không? Phàm là người con Phật chúng ta đến đâu và làm gì đều phải quán chiếu việc ta đang làm như một phép tu để chuyển đổi tâm tính của mình. Chẳng hạn như buổi ngọ trai hôm nay nhà bếp cho chúng ta món canh rau Tần Ô nấu với nấm tươi, quý vị có cảm nhận gì không ? Vị của nó ngọt, hương rau thơm nhẹ, khi ăn cảm giác ngọt lịm trong cổ. Điều này cho ta hiểu được khi chúng ta cùng làm việc chung trong một Đạo tràng, không chống trái đố kỵ lẫn nhau, cái này tôi biết tôi chỉ Chị chưa biết, món này em nấu ngon hơn em dạy cho Chị. Tất cả đều dung hòa chia sẻ cho nhau, có như vậy thì nấm nào cũng ngọt, rau nào cũng thơm, cho đến khi ta rời khỏi bếp tâm ta mát mẻ nhẹ nhàng, sắc diện ai cũng đỏ hồng như bếp lửa. Như vậy ta đã đạt được không gian lạc trú và hiện Pháp lạc trú trong tinh thần Thiền học, chúng ta có thể giải thoát khi chúng ta bắt đầu bật lửa. Giải thoát nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta phải tháo gỡ toàn bộ tâm cố chấp, buông bỏ hết tham lam, bỏn xẻn. Lửa có công năng thiêu đốt tất cả, vậy ta nên quán chiếu ngọn lửa này sẻ thiêu cháy toàn bộ sự phẫn nộ, sân si để rồi đem đến nhịp sống an hòa trong tình Đạo bạn. Quý vị thấy đó! Nếu biết dùng con mắt tuệ giác quán chiếu thì trong gian bếp chứa đựng cả một thư viện kinh sách với vô vàn lời dạy minh triết từ Đức Phật.

Hiền ngồi yên, mắt luôn nhìn hình ảnh người thầy tôn kính, với vẻ mặt hiền từ dung dị, âm thanh nhỏ nhẹ, lời Pháp đơn giản dễ hiểu rót từng hồi vào tận tâm cang khiến cho Hiền xúc động, không ngờ những công việc tưởng chừng đơn giản trong bếp mà hôm nay thành những bài Pháp vi diệu. Có khi nào ý nghĩa câu: “Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp” cũng chỉ từ đây mà ra? có lẻ là như vậy! Vì Pháp vi diệu là Pháp khi ta thực hành thấy có sự an lạc, nghĩ là nghĩ vậy thôi! Chắc khi nào mạnh dạng hỏi thầy mới được!

 

Chiều hôm ấy trên con đường về nhà từng hàng cây bạch đàn hai bên đường cành lá vẫn sum suê cho dù đang chịu cái rét mùa đông, Hiền vừa lái xe vừa tự chiêm nghiệm những gì mà ngày nay mình học được từ Thầy, hãy nhìn những gì ta thấy và ta đang làm bằng lăng kính người học Phật thì tất cả đều nhẹ nhàng thanh thoát, không vướng bận những hệ lụy bởi tâm cố chấp trói buộc, tất cả đều được tự nhiên theo sự vận hành của vạn sự vạn vật, có như vậy tâm ta luôn nhẹ nhàng an vui, cuộc sống luôn nảy nở những điều tốt đẹp thánh thiện, cho dù nơi quê người có muôn ngàn gian khổ, giống như cây Bạch đàn kia cành lá vẫn tốt tươi dù đông về gió lạnh.

Thời gian trôi qua biết bao nhiêu lần lá thu phong bên đường rơi rụng, bao nhiêu lần xuân đến rồi đi, bao nhiêu lần gian bếp chùa chứng kiến biết bao nhiêu chuyện của những người mới và cũ. Hiền vẫn còn đó trong công việc của mình, bảy năm cho một chặng đường nơi xứ Úc, bảy năm trong công việc nơi bếp chùa, vẫn tinh thần ấy, vẫn lời Pháp ấy vị Trụ Trì khả kính giờ đây nét thời gian in hằn trên khuông mặt. Thầy đã già đi vì phải lo nhiều công việc Phật sự cho Tu Viện và Giáo Hội, dù bận rộn thầy vẫn duy trì tổ chức những khóa tu cho Phật tử. Bao lớp người đến và bao nhiêu người ra đi đều để lại những hoài niệm vui buồn mà bảy năm qua Hiền đã trải nghiệm.

Tu Viện là nơi sinh hoạt tu học chung cho đồng hương Phật tử, nên biết bao nhiêu người đến rồi bao nhiêu người ra đi, cứ mỗi lần như thế là gian bếp chùa có thêm một món mới, một câu chuyện mới và Hiền cũng có thêm một bài Pháp mới từ Thầy. Thầy hay dạy chị em chúng tôi:

 

- Tu nơi Bếp khó hơn tu trên Chánh điện và đương nhiên phước đức giống nhau, nhiều khi trội hơn vì những việc làm âm thầm ít ai để ý, ít người vỗ tay, ít người tặng thưởng nhưng kết quả thực nghiệm lại gặt hái nhiều Pháp vị nếu mình biết quán chiếu và áp dụng lời Phật dạy trong công việc mà mình đang làm.

Có nhiều câu chuyện mà Hiền đã học được từ nơi bếp chùa.

 

Câu chuyện chị Tuyền về công quả phụ giúp công việc nấu ăn cho khóa tu học. Chị là người đã từng làm nhà hàng lúc còn ở Việt Nam, giờ qua đây theo diện đoàn tụ vợ chồng. Nhớ hôm mới về chị cùng chị em chúng tôi phụ cô Trang nấu ăn cho đại chúng, được vài tháng chị tỏ ra mình là người hiểu biết về ẩm thực nên làm theo ý mình, chẳng những không làm theo sự sắp xếp của cô Trang mà tự ý thích làm gì thì làm, thích nấu gì thì nấu khiến cho gian bếp rối loạn và bề bộn thêm, điều đó làm cho cô Trang không được vui, bỏ bếp ra xe ngồi. Câu chuyện đã vào tai thầy trụ trì. Thầy cho mời cô Trang vô và thầy xuống tận bếp kêu hết mọi người ngồi quây quần lại, thầy dạy :

 

- Thầy xin hỏi: Chị nấu món gì mà khiến cô Trang không vui?

- Dạ thưa thầy con chỉ làm món gỏi trộn bánh “phồng tôm” chị Tuyền nói và đưa tay chỉ đĩa gỏi trên bàn.

Thầy lại hỏi cô Trang:

- Thế sao cô lại không vui khi chị Tuyền làm món ấy?

- Dạ bạch Thầy! Khi Tuyền đề nghị làm món gỏi, con đồng ý nhưng có nói với Tuyền là về phần cải sú phải bào nhỏ sợi vì làm như vậy ngon hơn, và dễ ăn cho mấy cụ lớn tuổi, vã lại khi trộn đừng rắc đậu phụng lên vì sợ nhiều người dị ứng, có thể để riêng, ai muốn thì rắc lên, tránh trường hợp dị ứng đậu phụng khó thở như có lần Tu Viện đã từng bị phải đi bệnh viện, Tuyền không nghe con góp ý và nói “làm như vậy không ngon”.

Khi nghe Truyền và cô Trang trình bày thầy Trụ trì mĩm cười cầm đĩa gỏi lên gắp một miếng đưa vào miệng nhai đều, đầu gật mấy cái như tâm đắc điều gì đó. Đặt đĩa gỏi xuống bàn thầy quay sang nói với chị Tuyền:

 

- Chị làm món này bắp sú giòn rất ngon, tuy nhiên bỏ giấm hơi nhiều dẫn đến hơi chua, vì trong đây đã có xoài rồi, vã lại rau răm phải ít lại vì đặt tính rau răm nóng không tốt cho sức khỏe, đậu phụng giã lớn quá ăn vô lộm cộm trong miệng…Cũng vậy! Trong gian bếp này cô Trang là người lớn tuổi nhất và làm việc lâu năm nhất, các chị đến sau phải biết lắng nghe, sự lắng nghe này phải mở mắt lắng nghe, nghĩa là nghe những điều có lý, phải tôn trọng sự cống hiến lâu năm. Cô ấy có Phước đức sâu dày hơn mình vì quá trình làm việc nhiều năm, mình nương cô ấy để tập tu những điều khó tu nhất trong gian bếp này, cho dù có những cái mình biết nhiều hơn cô ấy.

 

Thầy quay sang cô Trang:

 

- Cô có nhớ! Có lần thầy nói với cô thế nào giữ tâm mình như giữ lửa không?Trong lúc nấu ăn, lửa phải điểu chỉnh thích hợp độ nóng vừa phải, điều chỉnh thích hợp thì món ăn không bị vấn đề. Điều đó nói lên điều gì? Tuy cô là người làm công quả lâu năm nhưng cũng phải hài hòa kết hợp, những ý kiến từ các em mới đến, nếu thấy hay thì cô cũng phải uyển chuyển tùy thuận, sự tùy thuận này cho thấy mình không phải độc tôn bá chủ ở đây mà luôn luôn lắng nghe học hỏi cái mới, biết cảm nhận và tiết chế khi tâm ta tiếp xúc những điều mà ta luôn nghĩ nó chuẩn mực với mình. Thầy không phủ nhận sự góp ý của cô đối với món gỏi của chị Tuyền, nhưng ở đây thầy nói chung là cô phải nhẹ nhàng và vui vẻ khi ai đó không vừa ý với mình để rồi tâm ta không giao động, rồi sinh ra trạng thái hờn giận không đâu, dễ dẫn đến mất hòa khí trong công việc. Ví như ngọn lửa trong lò đang cao, cô nhẹ nhàng hạ xuống và kiểm soát nó thì thức ăn không cháy, nước súp không bị tràn ra khỏi nồi và đồng thời lửa nếu vặn cao sẽ tạo ra lửa đỏ khiến xoong nồi bị “khói đen”. Thầy nghĩ trong chuyện này cả cô và chị Tuyền, một bên lắng nghe, một bên hài hòa kết hợp, không  bất mãn giận hờn thì cả hai đều vui vẻ, giống như món gỏi phải trộn đều các thứ thì mới ngon và hoàn mỹ.

 

Thầy đứng lên và khuất dần cuối dãy hành lang nhưng dư âm lời nói ấy vẫn còn chấn động trong tâm tư mỗi người chúng tôi. Cô Trang, chị Tuyền ôm nhau thân thiết thể hiện sự thông suốt trong bài Pháp vừa rồi của thầy. Riêng Hiền thì ánh mắt cứ nhìn hoài ngoài sân, nơi ấy hình ảnh tượng đài Bồ Tát Quan Âm đang sừng sững giữa mây trời gió lộng. Thầy như người mẹ hiền luôn vỗ về mỗi khi con mình có chuyện. Khi gian bếp này “rực nóng” thầy liền đến với lời lẽ nhẹ nhàng thâm thúy như lời kinh Phật, xoa dịu khiến cho ngọn lửa đang hực cháy kia liền tắt lịm. Ôi! Còn gì hạnh phúc hơn khi được gần gũi bên thầy, được nghe những lời ân cần dạy bảo thắm đệm tình cảm thiêng liêng như mẹ hiền ru con ngủ. Hiền rời Tu Viện mà trong lòng còn mãi vấn vương.

 

Hôm nay trời xứ Úc đang vào mùa thu, lá vàng trên đường về Tu Viện rụng đầy hai bên đường, ngọn gió từ hướng Tây thổi về làm xe lạnh, Hiền khoát chiếc khăng choàng cổ liền vội vã bước vào Tu Viện. Mọi người đã về đông đủ nhưng sao ai nấy đều lặng thinh, trên mặt vị nào cũng hiện nét buồn thương.

Nhẹ nhàng để vội chiếc giỏ đựng áo khoát trên bàn, Hiền ngồi xuống chưa kịp hỏi câu nào thì bỗng dưng chị Duyên òa lên khóc, sau đó mọi người ai cũng khóc. Hiền bàng hoàng chưa biết chuyện gì, nhưng có linh cảm có chuyện bất hạnh gì đang xảy ra. Hiền liền hỏi :

- Chuyện gì? Sao mọi người ai cũng khóc?

- Khi nảy điện, biết em đang lái xe chị không nói sợ em xúc động ảnh hưởng an toàn, Cô Trang mất rồi em ơi! Chị Thắm nói trong tiếng khóc.

Hiền sững sờ khóc nghẹn khi nghe tin.

- Sao mà đột ngột vậy? Cô bệnh gì mà mất vậy chị?

- Cô bị gan nhưng dấu chị em tụi mình, những ngày cuối đời cô chỉ nói cho mình Thầy biết thôi!

- Hèn gì mấy tuần gần đây không thấy Cô về Tu Viện.

- Ngày bệnh Cô trở nặng, Cô bảo anh Thắng con Cô báo cho Thầy hay, thầy vào bệnh viện thăm Cô, Cô lạc quan không nói gì về bệnh tình của mình mà cứ hỏi Thầy công việc Tu Viện, mấy chị em dưới bếp có khỏe không và có về thường xuyên không? Rồi chuyện nấu nướng, đi chợ, nhờ người chở đồ…

Tang lễ của Cô được Thầy tổ chức trang nghiêm tại nhà Quàn, Phật tử trong Đạo Tràng đến hộ niệm rất đông. Trên màn hình chiếu lại những hình ảnh kỷ niệm của Cô và gia đình cũng như những hình ảnh Cô làm công quả tại Tu viện. Thầy trụ trì trước khi làm lễ đã nói vài lời tán thán công hạnh.

 

- Chỉ còn giây phút ngắn ngủi nữa thôi thân giả tạm của Cô sẽ trở về cát bụi, thầy và toàn thể quý Phật tử trong đạo tràng xin chia buồn đến toàn thể con cháu trong gia đình, mong quý vị đè nén đau thương của sự mất mác này mà nhất tâm hướng về Tây Phương Cực Lạc, nguyện cầu đức Phật Di Đà tiếp dẫn hương linh Cô vãng sanh về thế giới của Ngài.

- Đời cô 75 năm hiện diện nơi cõi đời này, đối với gia đình Cô đã làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, người bà. Đối với Đạo Cô là một Phật tử mẫu mực ai cũng thương mến. Mười lăm năm Cô đã tận tụy trong công việc tại gian bếp chùa. Một sự cống hiến âm thầm ít ai biết nhưng việc làm đó đã đem lại niềm hỷ lạc cho đại chúng mỗi khi về Tu Viện tu học. Mười lăm năm trôi qua thầy trò biết bao nhiêu kỷ niệm trong công tác Phật sự, thầy không bao giờ quên hình ảnh của Cô với hai ba lớp áo khi đông về giá lạnh nhưng trên khuôn mặt lúc nào cũng hoan hỷ cho dù việc nấu ăn cho nhiều người rất cực khổ, từng cái xoong cái nồi, hay cái thau cái rổ, đâu đó đã được Cô sắp xếp gọn gắng.

 

- Giờ đây! Và mãi mãi gian bếp chùa sẽ vắng bóng Cô! Thầy và tất cả quý Phật tử trong Đạo Tràng xin tán thán công đức của Cô suốt 15 năm qua đã cống hiến cho công việc phát triển Đạo Tràng. Cô ra đi nhưng những gì Cô để lại sẽ mãi mãi là hình ảnh đẹp. Nói đến đây thầy yên lặng một hồi…! Mọi người đều lặng yên như để tưởng niệm về Cô. Cả không gian chìm trong tịch tĩnh, chỉ có tiếng xào xạc của nhành cây bạch đàn bên hiên nhà Quàn tạo ra nốt nhạc u buồn tiễn đưa.

 

Đại chúng cùng gia đình vân tập đông đủ tại Linh Đường Tu Viện, những lời kinh tiến bạt hương linh của Thầy vang lên, ai nấy đều trang nghiêm chắp tay cầu nguyện, mong cô đuợc vãng sanh về Tịnh Độ.

Giờ đây gian Bếp chùa đâu đó gọn gàng ngăn nắp, vì ai nấy đều nhớ và làm theo Cô, đồng thời thấm nhuần lời thầy dạy: “Làm với tâm phụng sự, không hơn thua, không ích kỷ, không đố kỵ, không tranh giành…”

Hiền vẫn về Tu Viện với công việc âm thầm nơi gian bếp, để lắng nghe và thực hành lời Pháp thầy giảng mỗi lúc gian bếp rộn ràng khi có kẻ đến người đi.

 

Lá vẫn rơi bên hè Tu Viện, gió vẫn thổi bên hông gian Bếp Chùa. Hiền ngồi đó sắt từng bắp cải, gọt từng trái su nghe lòng mình ngân vang theo từng cung bậc, cung bậc của thời gian hay cung bậc của sự thăng trầm sinh diệt. Xa xa cuối dãy hành lang có tiếng bước chân của vị Trụ Trì tôn kính đang khoan thai tiến về gian Bếp.

-Ta phải học gì từ khi lửa bắt đầu nóng lên?

Đây là câu nói trở thành “châm ngôn” nơi Bếp Chùa, lời Thầy nhỏ nhẹ nhưng âm vang ngân dài…

Ngoài hiên ánh tà dương khuất dần sau hàng cây xanh, đâu đó có tiếng chim lạc loài sau một ngày mệt nhoài vì sự sống. Tiếng Hồng Chung vang lên trên chánh điện, gian Bếp Chùa như ngủ im để chuẩn bị cho ngày mai ấm lên trong ý nghĩa phụng sự.

 

Hiền ra về khi đã kết thúc một thời Kinh, trong lòng tràn đầy hỷ lạc vì đã học được nhiều điều, tự nhiên Hiền cảm thấy ấm lên dù ngoài kia trời mùa đông gió lạnh.

 

 

Hè Melbourne 12/2024

Đồng Thanh

 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Mời xem bài cùng tác giả

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2018(Xem: 5132)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11477)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9661)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7809)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3824)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6384)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87705)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6662)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4907)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
01/11/2017(Xem: 4382)
Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]