Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sinh hoạt cho tương lai: Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại Berlin

09/06/202317:27(Xem: 3877)
Sinh hoạt cho tương lai: Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại Berlin


trai berlin (1)

Sinh hoạt cho tương lai

   Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại Berlin.


Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự. 

 

Tiêu chí của các Thầy là: "Đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chính. Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo". 

 

Với hoài bão lớn lao ấy, các Thầy không quản ngại những khó khăn trước mắt như thiên la địa võng vây quanh, can đảm tổ chức một khóa học 4 ngày vừa tu vừa chơi cho các em, dưới hình thức một Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại vùng Grunewald ở Berlin, từ ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2023.

 

Một Logo mới được hình thành với song ngữ Đức Việt và hình ảnh các "Trại lều lý tưởng" phát họa thật đơn giản nhưng sống động, các hàng chữ vây quanh: "Trại Hè Sinh Hoạt Phật Giáo" và "Buddhistisches Sommercamp". Dĩ nhiên Logo này được in trên các áo thun sẽ phát cho những ai ghi tên tham dự trại. 



trai berlin (3)trai berlin (2)trai berlin (1)

trai berlin (2)



 


Chủ đề của Trại Hè năm nay chỉ vỏn vẹn có 4 chữ "Đi tìm bản thân" (Finde dich selbst), thế mà các em cứ đi tìm mãi tìm hoài chẳng thấy đâu, cuối cùng phải nhờ các Thầy Cô dẫn giải tìm hộ trong các buổi hội thảo đầy sôi động. Ngoài hai Thầy Hạnh Tấn và Hạnh Giới cột trụ, còn có Thầy Nguyên Minh đến từ Mỹ để hướng dẫn Tai Chi và Sư Cô Chân Đàn cùng Ni Cô Tuệ Duyên trợ giúp cho khóa học. 

 

 

. Một đề tài khác không kém phần quan trọng được các Thầy Cô đem ra thảo luận và tìm lối giải quyết, đó là "Thanh Thiếu Niên và sự nghiện ngập". Ôi, một đề tài nhức nhối! Các em không những nghiện ma túy, nghiện rượu mà còn nghiện cả game nữa! Các bậc phụ huynh rất khổ tâm khi có con em vướng vào vòng bão xoáy này. 

 

. Sang đến đề tài "Giá trị bản thân", các Thầy Cô đã khéo léo chỉ dẫn cho các em tìm ra được viên ngọc quý nhét trong túi áo đã bỏ quên từ bao lâu.

 

. Cuối cùng là trao đổi về văn hóa Đức, văn hóa Việt và văn hóa Phật giáo. Xem có sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa đó.

 

 

Nơi sinh hoạt là một địa điểm đẹp và đắt giá của thủ đô Berlin, vùng đất Grunewald có rất nhiều hồ và cây xanh bao bọc chung quanh. Các trại sinh mang theo túi ngủ và dựng lều ngay trong khuôn viên của khu vực trại, bên cạnh là các cơ sở dụng cụ thể thao đủ mọi bộ môn.

 

Về vấn đề ăn uống cho các trại sinh, năm nay được 140 em tham dự, đã được một ban ẩm thực hùng hậu chăm sóc. Ngoài ba bữa ăn chính, các cô chú thiện nguyện còn tăng cường thêm các nồi chè tình nghĩa ngọt như đường cát, mát như đường phèn. 

 

Đêm cuối cùng các em có tổ chức đốt lửa trại và trình diễn văn nghệ cuối khóa. Các em đã nghĩ ra các tiết mục thật đặc sắc, chẳng hạn dàn dựng một kịch bản về câu truyện La Hầu La bưng chậu nước rửa chân cho Đức Phật. Sáng giá nhất vẫn là câu đối thoại sau cùng, khi Đức Phật hỏi chú Tiểu La Hầu La:

-  Chậu nước dơ này đây, có dùng được nữa không? 

-  Dạ, bạch Đức Thế Tôn! Chỉ đổ đi không dùng được nữa ạ!

Lúc bấy giờ Đức Phật mới giáo huấn chú Tiểu La Hầu La:

-  Cũng giống như tâm vẩn đục hay nói dối và chọc ghẹo mọi người của con, tương tợ như chậu nước dơ này. 

 

Một ngạc nhiên nữa là các em đã kết hợp các câu thần chú bằng tiếng Phạn lại thành một bài hát lên trình diễn thật hùng hồn và sống động. Đấy! Tương lai của Phật giáo là các em đó! 

 

Bốn ngày vui rồi cũng qua mau, mọi người thu xếp lều túi trở về nguyên quán, các anh chị Huynh Trưởng, có người ở tận sáu bảy trăm cây số lặn lội đi dự Trại Hè, rồi về gấp để còn lo Đại Lễ Phật Đản - PL 2567 của Tổ Đình Viên Giác. Mỗi cá nhân đều đóng góp mỗi người một tay để Phật pháp được trường tồn và tương lai được tiếp nối mãi mãi cho đời sau.

 

 

Hoa Lan - Thiện Giới. 

Tháng 5 năm 2023.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2020(Xem: 8284)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5367)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6641)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23885)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5641)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3937)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3323)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4844)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4063)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
03/06/2020(Xem: 10422)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]