Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Câu Chuyện Rất “Thương Tâm”

11/11/202213:26(Xem: 3063)
Hai Câu Chuyện Rất “Thương Tâm”


ht tin nghia

Hai Câu Chuyện
Rất
Thương Tâm

 Điều ngự tử Tín Nghĩa

 

Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.

Sinh hoạt được hai năm thì chúng tôi vâng lời Giáo chỉ của Ôn Linh Mụ (sau nầy là Đức Đệ Tam Thăng Thống) nên tất cả toàn bộ Giáo hội đồng thanh giải tán và đi vận động để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. Có hai vị nghỉ luôn các Phật sự và không cộng tác với bất cứ giáo hội hay hội đoàn nào, đó là Hòa thượng Nguyên Đạt và Hòa thượng Pháp Châu. . . .

* * * * *

Ngôi Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại ban đầu cũng chỉ khiêm nhượng với ngôi nhà thờ nhỏ được mua lại để xử dụng tạm thời ; tuy thế, Phật tử và Đồng hương đã biêt đến nhiều, nên những vần đề quan hôn tang tế đều có liên hệ mật thiết.

Trước khi bút giả thuật lại hai câu chuyện nầy, tôi xin tự giới thiệu trước tháng Tư đen 1975 ; tôi là thầy dạy Toán, Lý hóa hai trường Trung Học Bồ Đề Đà Nẵng, và Trung học Bồ Đề Hòa Vang. Cả hai trường đều do Cố Hòa thượng Thích Minh Tuấn làm hiệu trưởng . . .

Số là tôi có một số học sinh lớn tuổi đang học lớp đệ tứ và đệ tam, cũng có một ít xin quy làm đệ tử. Trong số vừa học sinh vừa đệ tử, nhưng gia đình cũng cho phép lập gia đình sớm với các thanh niên vừa đến tuổi quân dịch hoặc theo học lớp sĩ quan Thủ Đức.

Những trai thời loạn ra trường chưa được bao ngày thì mùa Hè Đỏ Lửa đã lấy mất mạng sống của họ. Thi thể đưa về nhà xác của bộ Tư lệnh Quân đoàn I, gần Tổng Y viện Duy Tân, Đà Nẵng. Gia đình của người quá cố nhờ tôi vào tận nhà xác để nhận diện thi thể.

Tôi đã từng vào đây rất nhiều lần và cũng thấy xác từ trận nằm thành hàng trong nhà lạnh ướp xác . . .  Tôi vẫn thản niên cùng với mấy anh binh sĩ gác trực ở đây khi đi tìm thi thể . . . Tôi vẫn an nhiên không hề run sợ chút nào cả ; Thế nhưng, với hai câu chuyện dưới đây đã làm cho tôi chùn bước thật sự và vô cùng xúc động mạnh vào thâm thức cùa chính bản thân tôi.

Kể từ khi Tổ Đình Từ Đàm sinh hoạt, bản thân chúng tôi có hai câu chuyện rất Thương Tâm”, đó là :

1-. Năm 1994, chùa có một gia đình thân quen. Cụ bà và mấy cô con gái thường đi chùa lạy Phật và cúng dường đều đặn.

Trong số các người con trai gái dâu rể, cô con gái tên Phạm thị Bích Nga, sinh năm Canh tý (1960), chú rể Dương Thế Kiệt, sinh năm Nhâm thìn (1952), là đôi vợ chồng rất thuần cẩn, biêt đạo nhất trong gia đình, và, cũng là những vị thân cận với chùa nhiều nhất và thường xuyên nhất . . .

Vào dịp lễ Độc Lập 04-07-1995, cả gia đình dâu rể nội ngoại đều đi thăm bà con, thân nhân ở Houston. Hai chiếc xe Van do hai chú rể cầm tay lái cả đi lẫn về. Những ngày vui chơi ở Houston thì không sao, khi trở về thì câu chuyện thương tâm đã xảy ra ở thành phố Center Ville, cách Houston độ hai giờ lái xe. Chiếc xe chạy đầu chở hai ông bà cụ Phạm Nguyên Giai là song thân phụ của cô Bích Nga, hai đứa con trai và bà dì ruột tên Nguyễn Thị Lang, tuổi Giáp ngọ ; có lẻ người lái xe buồn ngủ nên mất thăng bàng và xe lao xuống hố :  cái đầu của cô Lang bị mất một nửa, cụ Giai và cô Bích Nga chết tại chỗ ; chú bé con trai út của Nga mới hai tuổt văng ra xa và rớt trên ổ mối, bị gãy một chân, Mẹ của Bích Nga cũng bị thương. Đáng số là cụ bà không bị, nhưng trước khi rời Houston, cụ Giai bảo bà qua xe nầy ngồi với ông cụ cho vui. Lúc đầu cụ bà từ chối ; nhưng cụ ông nài nỉ bà qua bên nầy ngồi chung, để tui ngồi một mình buồn lắm. Thế là hai ông bà ngồi bên nhau, xe lật một chết một bị thương. Sau nầy lành bệnh, cụ bà lên chùa lạy Phật kể lại cho chúng tôi nghe như vậy đó.

Sau hung tin đó, cô Nhung con cụ Giai lên chùa thỉnh chúng tôi về lo tang lễ.

Vừa đến nhà quàng, ba quan tài sắp hàng ngang theo thứ tự gia đình. Chính giữa là cô con gái Bích Nga, bên trái là dì Lang và và bên phải là bố của Bích Nga. Gia đình chỉ biết khóc lóc kêu gào rất thảm thương ; Đã thế, cọng thêm cháu bé trai con Nga quấn đầy băng bó rất thê thảm.

Đến ngày an táng, ba huyệt mộ hiện ra và ba quan tài cũng nằm theo thứ tự như khi còn ở nhà quàng. Chúng tôi lấy hết tâm lực của mình, định tâm bái sám mà vẫn không thể an lòng khi mọi người khóc lóc, rên siết vô cùng thảm thiết . . .

Thời gian là dược liệu để xoa dịu những vết thương lòng cho dù nó như thế nào chăng nữa . . . Ngày độc lập 04 tháng 07 nắm 1995 cũng phải đi qua theo năm tháng . . .

2.- Vào ngày 29 tháng 09, Nhâm dần (nhằm ngày 24 -10 - 2022), vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày, nhóm sinh hoạt với nhau gọi lên chúng tôi để thỉnh mời về tận nhà người quá cố để cầu nguyện cho gia đình bớt lạnh lẻo qua sự quen biết của anh Vương Dương Minh, phật tử của chùa.

Khi đến tận nhà, một số anh em, thường sinh hoạt với nhau như vợ chồng cô Thúy, anh Duy, anh Thuần, anh Hiếu, chị Điệp, chị Phượng ca sĩ, . . . còn nhiều nữa, nhưng chúng tôi chỉ ghi vội trong lần đầu gặp nhau tại nhà có tai nạn.

Trước khi hai thầy trò chúng tôi cử hành lễ cầu nguyện, thì trong nhóm có cô Thúy đại diện nhóm kể ra sự tình như sau :

Thưa Sư ông và Ni sư, chúng con trong nhóm thiện nguyện sinh hoạt với nhau rất lâu và thường khi có những việc gì hệ trọng, chúng con đều liên hệ với sư Tịnh Đức chùa Đạo Quang ở Garland rất mật thiết ; chúng con đa phần là Thiên chúa giáo, số còn lại là Phật giáo, . . .

Thúy đưa tay chỉ về cô vợ trẻ của nạn nhân ngồi bất động, mặt mày tái mét và nói :

-. Em đây là Nguyễn Thanh Diệu, 24 tuổi, dân Sài Gòn mới qua Mỹ gần hơn năm năm và kết hôn với cậu Ngô Đức Hùng, 41 tuổi dân Hà Nội. Hùng qua Mỹ hơn mười năm.

Hai cô cậu sống với nhau có cháu đầu là trai gần ba tuổi, chưa biết nói. Ban đầu, hai cô cậu sống ở Garland và có một quán cà-phê để sinh sống và cũng sinh hoạt hoạt văn nghệ với chúng con.

Bốn tháng trước đó, trong quán của cậu ta xảy ra án mạng, buồn quá nên đưa tiểu gia đình về vùng Arlington, mua ngôi nhà này được hơn bốn tháng thì chuyện không may lại xảy ra như thế nầy.

Thúy kể tiếp :

Em đang mang thai và chuyển về đây gần ba tháng. Đến ngày cô vợ sắp sinh, Hùng bảo :

-. Chúng ta có bé trai, anh mong sao có một bé gái là anh vui rồi. Khi ra hai cháu một trai và một gái ; cũng không may, bé trai mới lọt lòng mẹ thì yểu vong, còn lại bé gái rất kháu khỉnh mà cô bạn đang bồng trên tay ở gần mấy bạn của con.

Thấy trong nhà có nhiều quà lá và những lẵng hoa đẹp, chúng tôi hỏi :

-. Sao không để lên bàn thờ cho Hùng mà để bên cạnh đó ?

Thúy tiếp :

-. Quà lá đó là ngày chung vui đầy tháng của cháu gái ấy. Thúy nói tiếp :

-. Số là : Khi hai cô cậu chuẩn bị đầy tháng cho cháu, thì đã bị xảy ra hoàn cảnh đau thương nầy trước một ngày.

Đến đây cô vợ kể tiếp :

-. Đúng năm giờ chiều anh chết, anh có gọi phone cho con và bảo rằng : Em ơi ! Anh thèm ăn thịt bò, em đi làm về nhớ ghé chợ mua thịt bò về để ăn tối nay nghe em !  Con dạ một tiếng qua điện thoại, thì khách lại vào và cũng đến phiên của con nên phải làm nên về trễ.

Về đến nhà, con thấy cửa mở toan, vào nhà gọi anh ơi, không thấy trả lời, con nghĩ chắc anh ra ngoài hút thuốc, vì thường ngày anh cũng làm như vậy.

Đứa con của con không biết nói, khi nghe tiếng con nó chạy vào kéo tay con ra chỉ chỏ nơi anh đang nằm ; thì than ôi ! Chồng con nằm trên vũng máu dưới làn mưa tầm tả, có cây súng nằm bên cạnh. Con chết điếng cả người, lật đật chạy vào lấy cái mền đắp cho anh, rổi đi vào vừa khóc vừa gọi điện thoại cho cảnh sát.

Hai vị cảnh sát đến, việc đầu tiên họ chia nhau để làm : Một vị lo bồng đứa bé mới sinh cho bú sữa vì khóc gần ba tiếng đồng hồ, mặt mày tím ngắt ; vị kia lo tắm rửa và thay áo quần cho cháu trai, vì cả con người của cháu đều vấy máu từ đầu đến chân.

Xong xuôi đưa hai cháu cho bạn bè, hai vị cảnh sát phải lo lau chùi máu me vì cháu nỏ cứ tưởng bố ngủ, nó chạy ra nằm một bên bố ; cứ chạy ra chạy vào như thế nên cả căn nhà đều máu là máu . . .

Chúng tôi đứng nghe một hồi về câu chuyện thương tâm ấy, thì Ni sư nói rằng : Thôi chúng ta lo lễ cầu nguyện cho Hùng, sau đó sẽ nói tiếp.

Thúy bảo :

-. Chúng con là Thiên chúa, ai cũng có tên thánh, bên Phật giáo thì phải có tên Pháp danh, Sư ông đặt cho Hùng một cái tên trước khi làm lễ để cho Hùng ra đi thanh thản. Tôi hỏi :

-. Sao con biết ?

-. Dạ, tụi con sinh hoạt chung với sư Tịnh Đức và mỗi khi ai đó bên Phật giáo chưa có tên đạo thì sư đặt tên cho vị ấy trước khi làm lễ cầu nguyện. Và, tôi cũng nói cho cô Thúy và quý vị tham dự lễ đều biết Ngô Đức Hùng có pháp danh là Quảng Hậu.

Trước bàn thờ linh quá đơn giản, tôi cùng tất cả những bận bè của Hùng, không ai bảo ai cũng xin một cây hương và thành tâm im lặng cầu nguyện cho đến hết thời kinh gần một giờ rưởi.

Làm lễ xong, họ yêu cầu chiều mai đến nữa, tôi bảo :

-. Ngày mai không có Sư ông vì bận Phật sự tại Florida.

Tôi chuẩn bị ra phi trường thì phong ba bão táp nổi lên và tất cả các chuyến bay tại phi trường Dallas-Fort Worth đểu tạm ngừng lại, Ni sư liền tìm cách đổi gấp vé cho ngày kế để kịp về dự lễ cúng Tổ Viên Thành, khai sơn chùa Tra Am - Mật Sơn ngày Chủ nhật, Oct. 30, 2022.

Chiều hôm thứ sáu tôi lại về cầu nguyện một lần nữa. Quỳ vị có mặt hôm trước cũng có mặt đông đủ và ai ai cũng vui sẻ đồng nói :

-. Ngày hôm qua, chúng con đến sớm thầy ngôi nhà trống vắng và lạnh lẽo chi lạ ; nhưng, sau khi Sư ông cúng xong thì không khí ấm áp trở lại. Ngày hôm nay Sư ông đến chúng con vui hơn, chắc là hương hồn của Hùng cũng vui vẻ lắm Sư ông hè ! Tôi chỉ biết cười, thế câu trả lời.

Cô vợ kể tiếp :

-. Số là sau khi cúng xong, mọi người đều về hết, riêng con xin ở lại và sẽ về sau, nhưng lại không có xe về, bố của anh Duy (Duy là người lo lắng cho mấy mẹ con của Hùng) thấy thế, để xe lại cho con về sau và con cũng lái như mọi khi. Không biết tại sao, con và chiếc xe bị sập xuống hố, trong xe khói um tùm bao phủ ;  con nị ngột ngạc quá cũng không biết cách nào tống cửa để ra khỏi xe :  không biết chồng con linh thiêng hay một sự nhiệm mầu nào đó đã cứu con, khi con nói : anh ơi mở cứu em và cho em ra khỏi xe, không thì em sẽ chết mất. Chúng ta còn có hai đứa con nhỏ không ai chăm lo anh ơi !  Con khấn vái vừa dứt thì nghe tiếng mở cửa nghe một rắc, con nghe và liền mở cửa ra khỏi xe.

Chiếc xe hiện tại của thân phụ anh Duy đã bị kéo về nghĩa địa . . . Tội nghiệp cho ông cụ, vì thương con mà mất luôn chiếc xe.

Ngày thứ ba làm lễ phát tang, thứ tư, ngày 01 - 07 - 2022, lễ tiễn đưa linh cữu Hùng đến nơi hỏa táng. Bạn bè cả nam lẫn nữ là 41 vị. Họ mua 41 cái bong bóng để phát cho nhau, riêng cô vợ thì cái bong bóng lớn gấp đôi ;  Khi đưa quan tài vào lò thiêu tất cả mọi người đồng thả bong bóng bay lên cao chào tiễn biệt.

Lễ hỏa tán vừa hoàn tất, cô vợ và cả đoàn cùng lên chùa để an linh và xin gởi tro cốt đợi ngày về thì đem theo về tận Hà Nội với cha mẹ của Hùng.

Trước khi làm lễ an linh, anh Duy còn cho biết thêm về Hùng và con chó mực (đen) đến ngụ sau vườn nhà ;  Hùng thấy tội nghiệp liền đem nó vào tắm rửa, săn sóc cho ăn uống no đủ, độ mười ngày sau nó bỏ đi biền biệt ;  trước khi Hùng bị bắn độ vài giờ con chó trở lại, Hùng mở cửa cho nó vào, rồi cũng cho ăn uống, Hùng lấy cellphone quay và hỏi sao mấy bữa nay mầy đi đâu mất dạng, bây giờ lại đến, cho mầy ăn no có còn bỏ tao mà đi nữa không ?  Hùng vừa quay vừa cười to.  Đây là lời nói và nụ cười cuối cùng giữa Hùng và con chó, Clip ấy vẫn còn nơi anh Duy cất giữ và hiện tại gia đình của Duy đang lo cho ba mẹ con của Thanh Diệu ở trong nhà, chờ đợi khi có gia đình bên chồng qua đem hài cốt thì đem luôn cả ba mẹ con cùng về Hà Nội luôn một thể. Cái nhà thì giao cho nhà băng tùy tiện và cũng có giấy tờ của cơ quan cảnh sát ghi nhận là có người bị bắn ở sau vườn . . .

Câu chuyện thứ hai nầy tương đối tạm đầy đủ và gói trọn nơi đây.

Đến đây, bút giả tóm gọn như thế nầy : Tuy hoàn cảnh và sự thể cũng như già trẻ có khác ;  nhưng tất cả đều là duyên nghiệp.

Để kết thúc câu Hai Câu Chuyện “Thương Tâm” ghi trên, chúng tôi rút ra hai câu kinh như sau để thay cho phần kết luận :

Kinh dạy : . . . “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị” . . .

Nghĩa là : Muốn biết cái nhơn đời trước ra sao, thì nhìn cái quả đang nhận trong hiện tại ; Muốn biết cái quả trong tương lai thì nhìn hành động của mình đang gieo trong hiện tại.

Mạnh đông Nhâm dần – Nov. 10th, 2022





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2019(Xem: 5539)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9690)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4189)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4375)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5166)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 3908)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4328)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6236)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 7949)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
07/04/2019(Xem: 8578)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]