Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Pháp Cú (thơ - PDF)

01/05/202209:33(Xem: 15351)
Kinh Pháp Cú (thơ - PDF)
Kinh-Pháp-Cú_TâmMinh_2020_QĐ-001
Kinh Pháp Cú
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Chuyển dịch thơ

DIỆU PHƯƠNG 2020

LỜI NÓI ĐẦU

    “Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.

    “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.

    Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu này do chính đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt gần nửa thế kỷ thuyết pháp của Ngài. Các câu này về sau được các vị đại đệ tử của đức Phật sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” và tụng đọc trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần đầu tiên sau khi đức Phật nhập diệt.

    Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của đức Phật. Đọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của đức Phật.

    Mỗi phẩm trong Kinh Pháp Cú đặt trọng tâm vào một đề tài chính. Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú. Nhiều bài đơn giản và dễ hiểu nhưng nhiều bài không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu ngay hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc thêm các tích truyện đi kèm và tra cứu thêm các bản chú giải.

    Người đọc nếu sẵn nhiệt tâm hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫm và thường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra một lối đi đầy hương hoa, tạo ra một sức mạnh diệu kỳ giúp cho người đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến bến bờ giác ngộ và nhờ đó mà được giải thoát.

    Nhiều học giả quốc tế chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói đại ý rằng: “Kinh điển của Phật giáo thật quả là nhiều, nhưng nếu giả dụ một ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ còn lưu giữ lại được một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi như có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của đức Phật”.

    Trong Kinh Pháp Cú người đọc sẽ thấy những lời dạy về triết lý và luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên có thể áp dụng cho cả hàng xuất gia. Do đó dù ở cương vị nào người đọc cuốn kinh này cũng thu nhập được nhiều lợi ích thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm chân lý, dầu theo tín ngưỡng nào chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi đọc cuốn Kinh Pháp Cú này, vì nói chung kinh điển Phật giáo thường chỉ nêu ra chân lý cho toàn thể nhân loại chứ không mang tính chất giáo điều.

     Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể “cứu rỗi” hay tu thay cho ai được cả, và con người phải tự mình tu để giải thoát cho chính mình. Ước mong sao những lời dạy của đức Phật trong tập Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi hành động, ngôn ngữ, tâm tư của người đọc và do đó đem lại an lạc và hạnh phúc. Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy khổ đau.

    Khi soạn thảo cuốn Kinh Pháp Cú chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” này soạn giả đã tham khảo một số tài liệu quý báu về Kinh Pháp Cú viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Các tác phẩm tiếng Anh đa số được dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Pali. Các tác phẩm tiếng Việt thì được dịch từ nguyên bản Pali hay được dịch theo bản chữ Hán hoặc tiếng Anh.

    Muốn cho đại đa số quần chúng khi đọc kinh này cảm thấy dễ hiểu, soạn giả đã cố gắng xử dụng chữ Việt với những ngôn từ bình dị, tránh dùng nhiều chữ Hán và những danh từ triết học hoặc đạo học cao siêu. Đôi khi một vài lời giải thích cũng đã được chuyển thành thơ và thêm vào trong bài. Để hoàn thành tác phẩm soạn giả trong khi sắp xếp ngôn từ và tứ thơ đôi khi đã phải thêm bớt một vài chữ, hoán chuyển một vài câu trong cùng một bài, nhưng vẫn cố gắng chuyên chở đầy đủ ý nghĩa trong các lời dạy của đức Phật.

    Mong rằng những vần thơ “lục bát”, một thể loại thơ đầy tình tự dân tộc, sẽ để lại trong tâm tư người đọc cũng như người nghe những tình cảm nhẹ nhàng thanh thoát vì thơ đầy nhạc tính và vang lên những âm điệu thân thương như những lời ru nơi quê mẹ. Ngôn ngữ có bình dị mới dễ hiểu. Thêm vần thêm điệu mới dễ đọc, dễ nghe. Từ đó mới dễ nhớ, dễ thuộc. Có nhớ, có thuộc mới dễ áp dụng những lời vàng ngọc Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày.

    Tại các nước theo Phật giáo Nam Tông các Sa Di phải học thuộc lòng Kinh Pháp Cú này. Riêng tại Việt Nam ta kinh này không được xếp vào danh sách các kinh để tụng niệm hàng ngày nên kinh ít được biết đến.

    Xin trân trọng giới thiệu đến các độc giả một cuốn sách mà chúng tôi thiết nghĩ là vừa lý thú và vừa hữu ích. Mong rằng tác phẩm này sẽ góp được một phần nhỏ bé và khiêm tốn trong việc truyền bá Phật pháp.

DIỆU PHƯƠNG
(Mùa Phật Đản năm 2003)


pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2011(Xem: 13412)
Phần 01: 1/ Hồn ma nhà đạo sĩ 2/ Chiếc cầu muôn thuở 3/ Tôn Giả tí hon 4/ Không đau ruột bằng . . . 5/ Dạy khỉ nói Phần 02 : 6/ Mục Kiền Liên 7/ Bát cơm cúng dường 8/ Vườn Nai 9/ Duyên xưa nghiệp củ
23/01/2011(Xem: 2920)
Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật.
20/01/2011(Xem: 2465)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
20/01/2011(Xem: 3559)
Tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng chim hót líu lo líu rít bên ngoài: - “Ôi! Tiếng chim hót ở đâu, sao giống miền quê mình đến thế...” Vươn vai đứng dậy, tôi nói trong tiếng ngáp dài rồi chợt im bặt lại khi kịp nhớ ra... đây chẳng phải là những nơi mà mình từng đến từng đi trong suốt mấy chục năm qua.
19/01/2011(Xem: 16987)
Trở về từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
15/01/2011(Xem: 4645)
1- Vậy là chỉ còn ba ngày nữa, đúng chiều hai mươi ba tháng Chạp, sẽ diễn ra trận chung kết bóng đá tranh ngôi vô địch. Đây là cúp bóng đá dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi được tuyển chọn từ các Nhà Mở, Làng S.O.S, và các gia đình vô gia cư sống lây lất trên vỉa hè trên địa bàn thành phố.
15/01/2011(Xem: 3347)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa đã làm cho nó mất ăn mất ngủ suốt một tuần qua. Tìm ra được là một chuyện, còn giải được hay không là chuyện khác, phải tùy thuộc vào… ông nội. Thằng Thạch quyết định về quê
15/01/2011(Xem: 3940)
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
15/01/2011(Xem: 3062)
Ngồi bên cửa sổ trên căn gác thấp lè tè, thằng Hào nhìn bâng quơ xuống con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chạy ngang trước nhà, đôi mắt nó long lanh ngấn lệ. Nó đâu có muốn khóc, vì nó căm ghét nước mắt lắm. Nó đâu có ưa gì chuyện khóc lóc, vì nó cho đó là yếu hèn, và khóc lóc kể lể là đặc tính chỉ nên dành cho phụ nữ. Mình là con trai thì nhất quyết không được khóc
14/01/2011(Xem: 3485)
Nếu bảo tuổi trẻ là tuổi của rong chơi vui vẻ, của yêu đương mộng mơ, của lãng mạn...thì tôi không có được diễm phúc có tuổi trẻ. Chơi không dám chơi hết mình. Cười, không dám cười to. Nói năng e dè, đi đứng lủi thủi một mình, ít bạn bè thân...lúc nào cũng đầy mặc cảm nghèo khó, quê mùa. Đời tôi, do vậy, từ tốt nghiệp, ra đời, dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng hình như không có lúc nào cảm thấy...xuống chó cả, chỉ có lên voi thôi! Nguyện vọng tha thiết của Ba Mẹ tôi và cũng là hoài bảo lớn nhất của tôi, trong thời gian học ở trường trung học tỉnh lẻ Gò Cong, chỉ là làm sao được thi đậu vào trường Sư phạm để ra trường về làng dạy học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]