Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài Cảm Nghĩ Khi Nghe “Giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục” Của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

04/01/202216:08(Xem: 8423)
Vài Cảm Nghĩ Khi Nghe “Giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục” Của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
 


Vài Cảm Nghĩ Khi Nghe “GIỚI THIỆU BỘ PHÁP ẢNH LỤC”

Của Đức HT Thich Trí Quang
Được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream tại A Di Đà Land /NSW/Úc Châu







 

Lời mở đầu:

Có những nhân duyên trong đời mà khi có dịp suy nghiệm lại mới thấy mình nhiều kiếp trước nhờ được gần gũi bậc thiện hiền, tôn kính bậc đáng kính....mà ngày nay quả... đúng thời đúng lúc lại hiện đến....đó là nguyên nhân bài viết này được trình pháp lại những gì sơ lược  về cuộc đời của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang và một số tác phẩm của Ngài dựa trên lời cáo bạch khi xuất bản Bộ Pháp Ảnh Lục năm 2018.

 

Kính thưa các đạo hữu,

 Sau gần 4 năm, được mời cộng tác với trangnhaquangduc nên người viết mới có cơ hội biết đến nhứng di sản Pháp Bảo tuyệt vời mà Đức Trưởng Lão HT Trí Quang đã để lại cho hàng Tăng Ni và Phật Tử.  Kính xin được tri ân Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng giới thiệu bộ Pháp Ảnh Lục này đến với hàng Phật tử khắp nơi trên thế giới qua livestream trang nhà Quảng Đức.

Túc duyên thế độ xuất gia ..quý Minh Sư, Giáo Thọ,

Phạm hạnh dưỡng bồi thăng tiến theo năm

Chuyên sâu phiên dịch. nghiên cứu, sưu tầm

Với lập nguyện Bồ Tát... hướng đi cao cả.

Hoằng pháp thuận duyên, Phật Sự đền trả

Xứng gọi “châu báu thù diệu” thế kỷ ngày nay

Pháp thoại truyền trao ...mọi lãnh vực biện tài

Tinh túy Tịnh, Thiền, Mật ...căn nguyên Chánh Pháp!

Đại duyên được Phật tử thuần thành(1) phó thác

Tìm vị trí lộ thiên dựng tượng Quan Âm

Miền đất thiêng bạc ngàn A Di Đà Land

Cơ hội cho đệ tử (2) cúng dường bộ “Pháp Ảnh Lục”

Kính mời nghe lời giới thiệu Pháp Bảo ...ngưỡng phục !

(Thơ của Huệ Hương)

(1) Phật Tử Tony Thạch pháp danh An Hậu giám đốc công ty du lịch Triumph Tours đã hoàn thành được khu A Di Đà Land thuộc vùng Goulburn /NSW/ Úc

(2) Đệ tử quy y ngũ giới với HT Thích Trí Quang: Phật tử Lệ Nghĩa  hiện cư ngụ tại Sydney đã cúng dường toàn bộ tác phẩm Pháp Ảnh Lục đến thư viện Tu Viện Quảng Đức.

Kính trân trọng,

 

Kính bạch Thầy,

Không hiểu sao mỗi khi nhớ về những sự kiện của năm 1963 lòng con bổng chùng lại, bồi hồi xúc động về quá khứ những năm đen tối xảy đến gia đình con và một niềm cảm xúc khó tả dâng lên...nhất là với giọng đọc của Thầy khi trình bày sơ lược tiểu sử Ôn Trí Quang, do chính Thầy biên soạn lại từ  “ Trí Quang tự truyện" của ngài. Bản tiểu sử này đã được đọc tại chùa Pháp Bảo ngày 12/11/2019 trong buổi lễ tưởng niệm Ngài và sau đó online và trang nhà, đến nay đã có hơn 45000 lượt xem.

Và trước khi trình pháp lại những gì đã đươc nghe và  đi sâu vào chi tiết bài giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục cùng lời cáo bạch của chính Đức Ngài HT Thích Trí Quang về bộ sách này, kính trích đoạn vài dòng trong  tiểu sử sơ lược của HT Thích Trí Quang do Thầy soạn thảo mà con  tâm đắc nhất về;

 

 Trải suốt cuộc đời gần một thế kỷ, xuất gia hành đạo cho đến viên tịch, Đại Lão HT Thích Trí Quang đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiễn dương Đạo Pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiêp hoằng hóa, Ngài xứng đáng cho hàng Tăng, Ni và Phật Tử noi theo.

Mặc dù sắc thân Ngài không còn nữa nhưng những tác phẩm phiên dịch, biên soạn của Ngài là một kho tàng Pháp Bảo vô giá trong đó gói ghém tròn đủ trong bộ Pháp Ảnh Lục này .

 

Giảng Sư đã đọc lại nguyên văn lời cáo bạch kèm theo khi xuất bản Pháp Ảnh Lục như sau;

“ Nguyên tôi có hai loại sách là; TÂM ẢNH LỤC và PHÁP ẢNH LỤC .

1-    Tâm Ảnh Lục là những bài báo viết từ năm 1948. Loại này đã ngưng và hủy bỏ từ lâu

2-    Pháp Ảnh Lục là loại dịch thuật kinh sách nên tôi gắn bó liên tục từ năm 1944 lúc mới ra trường, vậy mà khi in lại và xuất bản bộ sách này chỉ còn 37 quyển. Pháp Ảnh Lục lần này đã không in lại một số không ít như: Hai thời Công Phu- Kinh Thắng Mam- Kinh Duy Ma- Kinh Giải Thâm Mật- Kinh Viên Giác- Kinh Di Lặc thành đạo-Luận Chỉ Quán ....Phải viết lại thì có Kinh 42 Bài và Di Tông Luận.

Ghi Chú thêm ;

Người viết không biết rõ đạo hữu Lệ Nghĩa đã cúng dường bao nhiêu quyển nhưng theo tài liệu nghiên cứu và với khả năng ghi chú theo lời Giảng Sư thì được biết như sau;

-Những sách được in lại khổ lớn gồm 27 quyển trong đó có ( Pháp Hoa chính văn và Lược Giải 4 quyển- Kinh Kim Cang-Kinh Dược Sư-Kinh Địa Tạng- Tôn kính Đức Di Đà-Văn Thủy Sám- Lương Hoàng Sám 2 quyển- Vạn Phật 3 quyển- Ba ngàn hiệu Phật- Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim- Để hiểu Đàn Chẩn Tế - Tổng tập giới Pháp Xuất Gia 4 quyển-Tổng tập Pháp Cú Nam Tông và Bắc Tông 5 quyển- Khởi Tín Luận -Đặc tuyển 42 lời dạy Phật )

- Những sách in lại khổ nhỏ gồm ( kinh Di Giáo- Kinh 10 thiện- Phẩm Phổ Hiền- Tôn kính Đức Quan Thế Âm-Hành Pháp Di Đà -Vu Lan Báo Ân- Nghi thức Sám Hối-Tập định Lăng Nghiêm và Cao Tăng pháp hiển)

 

 

Lời kết:

Đây quả là công trình tuyệt tác của vị Danh Tăng Phật Giáo VN, sáng ngời đạo hạnh, bậc Trượng Phu xuất trần Đại Sĩ đã để lại cho đời đúng như chí hướng Ngài đã vạch ra như trong lời Tiểu Truyện đã ghi “ Sự biên dịch kinh sách của tôi mới đch thực là thị hiếu và chí hướng bình sanh của đời tôi và là mong ước của mẹ tôi”.

Kính tri ân Giảng Sư đã từ bi san sẻ lại cho tứ chúng món quà tinh thần đã được cúng dường, hơn thế nữa cũng nhân dịp này người nghe pháp thoại có thể hiểu thêm về tâm nguyện thâm sâu của một Phật tử thuần thành ...Đạo Hữu Tony Thạch pháp danh An Hậu muốn đền đáp phần nào Tứ Trọng Ân mà anh đã cưu mang khi hướng dẫn nhiều phái đoàn hành hương viếng thăm Tứ Động Tâm, Tứ Đại Danh Sơn ...và từng đảnh lễ hàng trăm vị cao tăng đã hy sinh vì đạo pháp, trọn đời gìn giữ ngôi Tam Bảo xứng đáng mang tên Thích Tử và đã tạo nên một A Di Đà Land đế cuối đời được xuất gia với Sư Phụ Thích Nguyên Tạng và cùng quý bạn đạo đồng tu, đồng niệm Phật luôn  nhớ nghĩ không quên đến Ông Phật trong ta cũng đang đồng hành .

Xin ngưỡng mộ hạnh xuất gia của đạo hữu và kính chúc đạo hữu sẽ thực thi được ước nguyện ấy.  

Rất hoan hỷ xin  thân tặng vùng đất  thiêng A Di Đà Land lời ca chúc mừng
Thoảng nghe lời ca chúc mừng vang trong gió

 “ A Di Đà Land nay đã hoàn thành

Tịnh độ trần gian cảnh giới an lành

Tứ chúng đồng tu, đồng vãng sanh....

........ Quê Hương Cực Lạc!”

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne  4/1/2022

Huệ Hương


phap anh luc (2)


Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay ngày đầu năm 2022, chúng con được chiêm ngưỡng cảnh quang A Di Đà land vào buổi sáng tinh mơ, Sư Phụ và anh Tony an tọa trên bao lơn trước một bàn kinh sách rất thanh đẹp, bìa màu xanh lá cây viền khung trắng, cùng màu với website trang nhà Quảng Đức biểu trưng cho niềm tin và hy vọng. Bầu trời một màu xanh thanh mát, quang đãng,  tiếng chim hót líu lo trên cây Bạch Đàn ở A Di Đà Land tán dương Sư phụ nói pháp, khiên cho con liên tưởng đến tiếng chim Ca Lăng Tần Già ở thế giới Tây Phương Cực Lạc quá; xa xa phía dưới ngọn đồi nơi Sư Phụ và anh Tony đang an tọa là đồng cỏ bát ngát tăng thêm sự linh động hài hoà cho buổi giảng pháp kỳ đặc của Sư Phụ hôm nay (2/1/2022).

Hôm nay là ngày mùng 2 Tết Tây, bắt đầu, Sư Phụ và anh Tony trang nghiêm chấp tay niệm Phật cầu gia bị.


Sư Phụ giới thiệu bộ sách “Pháp Ảnh Lục” do Hoà Thượng Trí Quang biên soạn, gồm 48 quyển do Phật tử Lệ Nghĩa cúng dường đến Sư Phụ. Sư phụ có giới thiệu chị Lệ Nghĩa là thân chủ đi hành hương trong 20 năm qua do anh Tony hướng dẫn, và chị cũng là đệ tử quy y của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang.

Sư Phụ giới thiệu sơ lược tiểu sử Ôn Trí QuangĐức Đại Lão Hoà Thượng, thế danh : Phạm Quang, sanh 21-12-1923, năm Quý Hợi, tỉnh Vĩnh Bình, gia đình có 6 anh chị em, Hoà Thượng là người con thứ tư. Ngài xuất gia năm 1939 ( năm Ngài 16 tuổi) với Đại Sư Đắc Quang, là Tăng Can của chùa Thiên Mụ.
-1939-1944, Ngài được bổn sư cho theo học ở An Nam Phật học, giám học là bác sĩ Lê Đình Thám.
-1996, Ngài xin thọ giới Bồ Tát vì Ngài sợ trong thời chiến tranh bị chết mà chưa được thọ giới.
-1963, chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, triệt hạ lá cờ Phật giáo, giết 8 Phật tử trong đài phát thanh Huế. Ngài đưa ra thỉnh nguyện thư gồm năm điều, Phật giáo tranh đấu trong tinh thần bất bạo động, không đòi hỏi độc tôn, không bạo lực trước bạo lực, chỉ là sự thất bại của chân lý trước bạo lực.
- 2013, Ngài về  an dưỡng ở chùa Từ Đàm.
Ngài xả báo thân năm 2014, trụ thế 97 năm, và được 72 hạ Lạp.

Tài sản Hòa Thượng để lại cho đời sau là Bộ Pháp Ảnh Lục, gồm có:

 Về Kinh:

– Kinh Vạn Phật (tập 1)

– Kinh Vạn Phật (tập 2)

– Kinh Vạn Phật (tập 3)

– Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim

– Pháp Hoa Chánh Văn (tập 1)

– Pháp Hoa Chánh Văn (tập 2)

– Pháp Hoa Lược Giải (tập 1)

– Pháp Hoa Lược Giải (tập 2)

– Kinh Kim Cang

– Tôn Kính Đức Di Đà

– Kinh Địa Tạng

– Kinh Dược Sư

– Văn Thủy Sám

– Ba Ngàn Hiệu Phật

– Lương Hoàng Sám (tập 1)

– Lương Hoàng Sám (tập 2)

– Kinh Di Giáo

– Kinh Mười Thiện Nghiệp

– Phẩm Phổ Hiền

– Tôn Kính Đức Quan Âm

– Hành Pháp Di Đà

– Tổng Tập Pháp Cú (Trọn bộ)

– Tổng Tập Pháp Cú (Trích Diễm)

– Tổng Tập Pháp Cú (Bắc tông, lược truyện)

– Tổng Tập Pháp Cú (Bắc tông, hợp tuyển truyện tích)

– Tổng Tập Pháp Cú (Bắc tông, Kinh Xuất Diệu)

Về Luật:

– Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia (tập 1)

– Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia (tập 2)

– Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia (tập 3)

– Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia (tập 4)

 

Về Luận:

– Nhiếp Luận

– Khởi Tín Luận

 

Và những tài liệu khác:

– Vu Lan Báo Ân

– Nghi Thức Sám Hối

– Tập Định Lăng Nghiêm

– Cao Tăng Pháp Hiển

– Để Hiểu Đàn Chẩn Tế

Sư Phụ giải nghĩa sơ lược về Bộ Pháp Ảnh Lục, gồm có 48 quyển:
- quyển 1-8: kinh điển thường đọc tụng. Quyển thứ 6 là Tôn Kính A Di Đà
- quyển 9-16 : có kinh Lương Hoàng Sám, kinh Ánh sáng hoàng kim.
- quyển17: Đàn chẩn tế
- quyển 18-21 : tổng tập giới pháp xuất gia
- quyển 22-26: tổng tập Pháp Cú, kinh Pháp Cú Nam tông từ kinh Pali, kinh Bắc tông từ kinh Hán tạng.

Sư phụ giải thích, Bộ Pháp Ảnh Lục của Hòa Thượng có đầy đủ Tam tạng: Kinh, Luật và Luận.

Về Kinh,  Hoà Thượng chú trọng về pháp hành là Sám Hối, đầu tiên bước vào đường tu để đạt tới giác ngộ và giải thoát là “phải sám hối nghiệp chướng “, phải lạy Phật nên:
- Hoà Thượng dịch kinh đầu tiên là:
*Lương Hoàng Sám
*Thuỷ Sám
*Kinh Vạn Phật.  Sư Phụ có kể Sư Phụ Tâm Phương lạy kinh Vạn Phật và kính Ngũ Bách Danh để cầu nguyện an lành cho sự vượt biên.
Dạ kính bạch Sư Phụ, con cảm xúc được biết lạy Phật là giúp cho bước vào đường tu, vì từ lâu tự nhiên con tự phát tâm lạy Kinh Phật như Kinh Vạn Phật, Lương Hoàng Sám, Ngũ Bách Danh, kinh Pháp Hoa….

Sư Phụ giải thích Hoà Thượng Trí Quang cố ý dịch nghĩa từng danh hiệu Phật theo nghĩa tiếng Việt để in vào tiềm thức dễ hiểu cho người lạy Phật khi xướng câu Phật hiệu, Hòa thượng đã dạy rõ trong lời đầu bản kinh Vạn Phật rằng: “Kinh nói tất cả các pháp toàn là Phật: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới với những gì liên quan, tất cả toàn là Lô Xá Na (Đại Nhật Như Lai), nói cách cách, toàn là Như Lại Tạng, như thế Phật là “đương xứ tiện thị”…Lạy Phật thì phải ý thức như vậy rằng thân tâm lạy Phật thì thân tâm ấy là Phật, là làm Phật”.  Trên tinh thần đó, người lạy Phật phải thẩm thấu, phải hóa thân mình vào những vị Phật mình đang lạy.

“Nam mô Bất Động Phật”
Ôn Trí Quang dịch: “Kính lạy đức Phật danh hiệu Không xao động”.

“Nam mô Hỏa Quang Phật”, được dịch “Kính lạy đức Phật danh hiệu ánh sáng của lửa”…

“ Nam Mô Linh Mục Phật, được dịch “ Kính lạy đức Phật danh hiệu Con mắt oai linh”

“Nam mô Vô Úy Phật”, được dịch “Kính lạy đức Phật danh hiệu Không sợ hãi”

“Nam mô Thật Kiến Phật”, được dịch “Kính lạy đức Phật danh hiệu Nhìn thấy xác thật”

“Nam mô Trụ Trì Tật Hành Phật”, được dịch “Kính lạy đức Phật danh hiệu Giữ vững, đi mau”

“Nam mô Bất Yểm Kiến Thân Phật”, được dịch “Kính lạy đức Phật danh hiệu Thân tướng nhìn không chán”


Sư Phụ giải thích Hoà Thượng dạy Phật tử Việt Nam quy hướng về pháp tu Tịnh Độ, đây là pháp tu giúp hành giả đạt đến chỗ vô sanh bất tử, giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Sư Phụ có kể về Hoà Thượng Quảng Khâm. Trước khi viên tịch, Hoà Thượng muốn chúng đệ tử tập trung lại và tụng tam tạng kinh điển cho Hoà Thượng nghe. Chúng đệ tử của ngài đem bộ Đại Tạng Kinh vào tụng, được 15 tập thì Hoà Thượng viên tịch, chúng đệ tử vẫn tiếp tục tụng cho đến hết. Nhưng thâm ý của Hoà Thượng là muốn nghe chúng đệ tử niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà, vì một câu niệm A Di Đà là phủ trùm cả tam tạng kinh điển.
Niệm danh hiệu A Di Đà là niệm đủ tam tạng Kinh, Luật, Luận.


Về sự, niệm A Di Đà là niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà đang ở Cực Lạc Phương Tây.
Về lý, niệm A Di Đà là niệm vô lượng giác của chính tâm mình.
Nam Mô là cung kính, là quy mạng (quay về)
A Di Đà là vô lượng
Phật là giác.
Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà là quay về với tánh giác vô lượng hằng hữu của chính bản thân mình. Mình ở trong tánh giác vô lượng, không xen hở bất cứ vọng niệm nào tức là mình đang sống với tánh giác vô lượng, bất tận, sống trong chánh niệm tĩnh giác trong 24/7, mà sống trong chánh niệm tĩnh giác thì ta không khởi vọng niệm, không khởi vọng niệm thì không tạo nghiệp (vì nghiệp nào cũng bắt gốc từ vọng niệm), không tạo nghiệp thì không bị nghiệp dẫn đi luân hồi khổ đau. Đây là chỗ rốt ráo của Pháp tu Tịnh Độ. Như vậy, ngày trong đời sống này mình đã vãng sanh về ao liên trì của Tây Phương Cực Lạc rồi, chứ không đợi đến khi tim ngừng đập, phổi ngừng thở, mình mới đi vãng sanh. “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh, Dục tịnh Phật độ tiên tịnh kỳ tâm” Có nghĩa là “Nếu tâm mình tịnh thì cõi Phật sẽ tịnh, muốn về cõi Phật trước phải tịnh nơi tâm của chính mình”.

 

Con cảm ơn Sư Phụ một lần nữa đã giải thích và nhấn mạnh điểm mấu chốt trên của pháp tu niệm Phật, con xin khắc ghi trong lòng để hành trì từ đây cho đến ngày về cõi Phật.


Sư Phụ cũng giải thích thêm Ôn Trí Quang là linh hồn của cuộc tranh đấu bất bạo động vào 1963; sau pháp nạn, Phật giáo được an ổn. Hoà Thượng trở nên im lặng tuyệt đối, không nói một lời nào.

Phần cuối bài giảng, anh Tony trình bày hoài bảo của anh. Anh cho biết rằng tự nơi thâm sâu anh có tâm nguyện: Mỗi lần anh đưa được phái đoàn đến hành hương nơi tự viện nào là tự nơi thâm sâu tâm của anh phát ra niềm tạ ơn những tiền nhân đã tạo lập nên  tự viện đó để anh có dịp đưa người Phật tử đến chiêm bái, và từ nguồn tâm nhiên hậu này anh phát tâm lập làng A Di Đà trước là để tạ ơn Tam Bảo và trên tất cả anh phát tâm dũng mảnh bước vào  đạo lộ xuất gia. Sư Phụ sẽ chứng minh lễ xuất gia cho anh.
Thưa anh Tony, tôi vô cùng kính ngưỡng tâm Phật tuyệt vời của anh, hẳn là anh đã có căn cơ từ nhiều kiếp, và kiếp này anh có nhiều phước báo mới tạo mãi được khu rừng bạch đàn trên 2000 mẫu đất như thế này để xây dựng Làng Di Đà. Cầu Phật gia hộ cho ước nguyện xuất gia của anh được thành tựu viên mãn.

Nam Mô Trí Quang Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con kính lễ Sư Phụ
Cung kính và tri ơn Sư Phụ.
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm.

 

 

 


phap anh luc (1)phap anh luc (2)phap anh luc (3)phap anh luc (4)phap anh luc (5)phap anh luc (6)phap anh luc (7)phap anh luc (8)phap anh luc (9)phap anh luc (10)phap anh luc (11)phap anh luc (12)phap anh luc (13)phap anh luc (14)phap anh luc (15)phap anh luc (16)phap anh luc (17)phap anh luc (18)phap anh luc (19)phap anh luc (20)phap anh luc (21)phap anh luc (22)phap anh luc (23)phap anh luc (24)phap anh luc (25)phap anh luc (26)phap anh luc (27)phap anh luc (28)phap anh luc (31)phap anh luc (32)
phap anh luc (49)phap anh luc (48)phap anh luc (47)phap anh luc (46)


phap anh luc (100)phap anh luc (99)

phap anh luc (107)

phap anh luc (29)phap anh luc (30)



facebook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2019(Xem: 3813)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5589)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 27889)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6084)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4496)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3453)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8502)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3771)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6316)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
07/08/2019(Xem: 9127)
Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú", Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình phát triển. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]