Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài đặc điểm độc đáo về Phật Giáo Việt Nam triều đại nhà Lý trong lớp Giáo Lý online lần 2 được TT Thích Nguyên Tạng giảng dạy từ 4/3/2021 đến30/11/2021.

09/12/202118:07(Xem: 22985)
Vài đặc điểm độc đáo về Phật Giáo Việt Nam triều đại nhà Lý trong lớp Giáo Lý online lần 2 được TT Thích Nguyên Tạng giảng dạy từ 4/3/2021 đến30/11/2021.


266_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thao Duong
Vài đặc điểm độc đáo về Phật Giáo Việt Nam triều đại nhà Lý trong lớp Giáo Lý online lần 2 được TT Thích Nguyên Tạng giảng dạy từ 4/3/2021 đến30/11/2021. 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney, khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi, tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì, vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . " What it comes to that COVID really delivers.

Thế nhưng, đạo tràng ĐGĐQĐ lại khác........,qua nhiều lần phong tỏa chúng tôi có quyền hy vọng rằng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ tiếp tục lớp giáo lý online lần 3 sẽ đi tiếp hết các thiền Sư VN thuộc Tổ Sư Thiền (Đốn, Ngộ ) tiếp theo sau Vua Trần Thái Tông ....

Được tin Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sẽ phát chứng chỉ mãn khoá Giáo Lý online năm thứ hai tại Tu Viện Quảng Đức vào trưa thứ bảy ngày 18/12/2021 lúc 14:00 pm do sự phối hợp một cách khéo léo trong khoá tu Phật Thất 3 ngày vào dịp cuối năm, và cũng là ngày tưởng niệm Viá Phật A Di Đà mà trước đó đại chúng đã được nghe bài pháp thoại do TT Thích Viên Tịnh thuyết giảng .

Tôi luôn có một ước nguyện rằng sẽ có một ngày .....mình sẽ tổng kết lại những gì mình đã học hỏi suốt khóa học này qua 105 bài pháp thoại ( bắt đầu từ Thiền Sư Nam Viên Huệ Ngung (860-952) vị Đệ Tam Tổ Thiền phái Lâm Tế cho đến bài pháp thoại thứ 316 về thi kệ Bốn Núi của Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông vào ngày 30/11/2021 ......nhưng có lẽ ưu tiên nhất là nói đến sự phát triển của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và thiền phái Thảo Đường đã đạt đến độ hưng thịnh phát triển cao nhất tại VN và được xem là quốc giáo để rồi tiếp tục cho một thời đại Nhà Trần.

Hẳn ai đã từng nghe pháp thoại với Ngài đều công nhận Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng với kinh nghiệm hoằng pháp và chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử Phật Giáo Thế giới đã mang tâm huyết mình truyền trao lại cho hội chúng trong lớp giáo lý lần 2 này rất tuyệt vời và quảng bác !

Kính xin Giảng Sư và các đạo hữu trong đạo tràng ĐGĐQĐ cho phép con được mạo muội ghi nhận lại theo thứ tự các bài pháp thoại đã được Giảng Sư bắt đầu trở lại lớp Giáo Lý online lần 2 từ 6/3/2021 đến 30/11/2021 qua những kệ thị tịch của quý Thiền Sư đã triệt ngộ và đã được ghi lại hành trạng trong tác phẩm thiền học và đặc biệt là Thiền Sư Việt Nam của Đại Trưởng Lão HT Thích Thanh Từ .

Hẵn các bạn nghe pháp đều nhớ : bài pháp thoại bắt đầu của khóa Giáo Lý online lần 2 là bài pháp thoại 211 về Thiền Sư Huệ Ngung (860-952) cho đến bài pháp thoại thứ 236 về Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. ) mà cuối bài thường là Thơ tán thán công hạnh do HT Hư Vân đã tóm tắt lại công hạnh quý Ngài theo thể thơ Đường và được HT Minh Cảnh Việt dịch

Nhưng bắt đầu từ bài pháp thoại 245 về Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi chúng tôi cũng được Thầy Thích Chúc Hiền cúng dường đến mỗi Thiền Sư được giảng hôm đó một bài thơ đường tóm tắt hành trạng của mỗi vị phỏng theo sách Thiền Sư VN ( đã nói ở trên ) được Giảng Sư Nguyên Tạng ngâm vào lúc kết thúc bài giảng. Sau này Thầy Chúc Hiền mới bắt đầu soạn lại từ Ngài Khương Tăng Hội trở về sau ( dường như tổng cộng 100 bài )

Trước khi tóm tắt vài chi tiết đặc biệt thời nhà Lý . ....Kính mời xem lại bài kệ thị tịch của TS Nam Viện Huệ Ngung:

Như bên vực thẳm lướt trên băng

Nhiếp hạnh kiệm lời rõ thánh tăng

Việc ác không theo thường khắc kỷ

Điều lành vâng giữ chẳng ai bằng

Công viên quả mãn nên cơ nghiệp

Phước đủ huệ đầy vượt khó khăn

Thị tịch vô sanh luôn tự tại

Tông phong Nam Viện mãi truyền đăng.

Ta sẽ nhớ lại Ngài khi thượng đường dạy chúng: " Trên cục thịt đỏ vách đứng ngàn nhận. Và đặc biết nhận tương đương 8m (đơn vị đo lường).

Và bài pháp thoại 236 nói về Thiền Sư Mộc Trần Đạo Nhân

Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên

Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên

Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín

Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên

Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo

Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên

Tám đạt, bảy thông luôn tự tại

Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên.

Ta sẽ nhớ đến sự triệt ngộ của Ngài Mộc Trần Đạo Nhân qua Công án "Ương Quật Sản Nạn “ và chính Ngài đã tiêu biểu cho Lòng Từ và là nhân vật Phật Giáo rất quan trọng trong lịch sử truyền thừa phái Lâm Tế vào VN thời Trịnh Nguyễn phân tranh ( đàng trong) với bài kệ truyền pháp phái đã đi vào nước Việt .

Và đương thời, Thiền sư Đạo Mân có bài kệ truyền pháp và hình thành nên pháp phái Thiên Đồng thuộc dòng thiền Lâm Tế như sau :

Bài kệ pháp phái Thiên Đồng
Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên
Minh như hồng nhật lệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ
Chiếu thế chân đăng vạn cô huyền.

Chi phái này sau đó truyền đến ngài Nguyên Thiều và ngài đã đến Việt Nam truyền bá thiền khắp miền Nam.

Trong khuôn khổ bài viết này có lẽ chúng ta đang nôn nóng muốn biết tại sao Tông Lâm Tế lại có mặt tại VN và do Thiền Sư nào truyền vào ?

Chúng tôi đã học hành trạng Ngài Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung và được biết tên tuổi Ngài đã gắn liền với linh hồn Phật Giáo Việt Nam...Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17.

Theo nhiều nguồn tài liệu, Thiền sư Tử Dung đến VN vào năm Ất Dậu, ngày 28 tháng giêng, năm 1695, do lời mời của TS Nguyên Thiều, Ngài đến Hội An cùng với phái đoàn thập sư truyền giới bao gồm: TS Thạch Liêm, TS Minh Hải-Pháp Bảo, TS Minh Vật-Nhất Tri, TS Minh Lượng-Thành Đẳng v.v… chứng minh giới đàn truyền giới ở Huế, có 1400 giới từ tại gia và xuất gia, sa di, tỳ kheo, Bồ Tát, có công hầu khanh tướng, và Chúa Nguyễn Phúc Chu được truyền một giới đàn riêng, có pháp danh là Hưng Long. Sau giới đàn này, Ngài Tử Dung không về Trung Hoa mà ở lại nước An Nam để hoằng Pháp. Lúc đầu Ngài Tử Dung lập am tu bằng tre lá trên núi Hoàng Long ở Thuận Hóa. Sau đó, am tu được biến cải thành chùa và có tên là chùa Ấn Tông với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ".

(Chùa Ấn Tông còn gọi Chùa Từ Đàm ngày nay) mời nghe bài ca "Từ Đàm Quê hương tôi" qua giọng hát ngọt ngào của Quang Lê.

Theo tài liệu của một Sử gia Nguyễn Hiền Đức trong sách “Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong” (ấn hành năm 1995) mới biết ngài Minh Hoằng Tử Dung là đệ tử của đại sư Đại Sa Siêu Trường, ngài Siêu Trường là đệ tử Ngài Tuyết Giậu Chơn Phát, ngài Chơn Phát là đệ tử của Tổ Mộc Trần Đạo Mân, Tổ Lâm Tế đời 31, qua bài kệ truyền pháp của Tổ 12 Vạn Phong Thời Ủy:

Tổ Đạo Giới Định Tông,
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hạnh Siêu Minh Thật Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không.


Dịch nghĩa:

Giới định là tông chỉ,
Rộng khắp chứng thần thông
Hạnh vượt sang bờ Thật,
Tỏ ngộ đến chơn không.

Ngài Minh Hoằng Tử Dung là đệ tử thứ 13 và đệ tử của Ngài ở Việt Nam là Thiệt Diệu Liễu Quán, đời thứ 14, theo bài kệ truyền nói trên .

Và Ta đã được gặp Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán với bài kệ truyền thừa

“Thiệt tế đại đạo

Tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận

Đức bổn từ phong

Giới định phước huệ

Thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả

Mật khế thành công

Truyền trì diệu lý

Diễn xướng chánh tông

Hạnh giải tương ưng

Đạt ngộ chân không”.

Thật tuyệt vời mỗi câu truyền thừa là một pháp tu !

Thiệt Diệu, thật Diệu là sự thật nhiệm màu là Phật tánh chân như, là định hướng tu tập của đệ tử.

Thiệt tế đại đạo là con đường lớn giúp cho đệ tử dẫn đến địa hạt, phạm vi của “thật tại hiện tiền”, đó là chơn tâm, là Phật tánh.
Tánh Hải thanh trừng là tâm lắng yên, trí tuệ phát sanh để vào biển tánh thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na.

Tâm Nguyên quảng nhuận, là nguồn tâm tuệ giác thấm nhuận khắp nơi.

Đức Bổn Từ Phong, là gốc đức của mình phải vun bồi để làm nền tảng vững chắc. Đức là âm bên trong. Phước là thấy bên ngoài. Phước và Đức phải lưỡng toàn mới bước vào Phật địa.

Thể dụng viên thông, thể là bên trong, dụng là bên ngoài, phải viên thông.
Vĩnh siêu trí quả, là người đạt đến quả vị thánh trí sẽ siêu thoát vĩnh viễn vượt qua cõi giới luân hồi, không còn trở lại.
Mật khế thành công, lặng lẽ nhưng khế hợp mới thành công.

Truyền trì diệu lý, xiểng dương chánh tông, đệ tử của thiền phái này sau khi liễu ngộ rồi phải biết gìn giữ lý mầu để truyền trao cho thế hệ kế tiếp, đó là trách nhiệm, bổn phận “nối đèn tiếp lửa” để mang ánh sáng Chánh pháp giúp cho mọi người đạt đến chơn không diệu hữu, điều mà Tổ Liễu Quán mong muốn.

Kệ thị tịch

Ngoài bảy mươi năm trong thế giới,

Không không, sắc sắc đã dung thông,

Hôm nay nguyện mãn về chốn cũ,

Nào phải ân cần hỏi tổ tông?

Và từ đó dòng Lâm Tế đến nay đã truyền thùa đến đời 45 .

Hoặc một Minh Hải Pháp Bảo, Nguyên Thiều Siêu Bạch .....

Được biết :

Sau khi khai sơn Chùa Chúc Thánh, ngài Minh Hải bắt đầu thuyết pháp giảng kinh, tiếp tăng độ chúng. Ngài đã để lại cho đời bài kệ truyền pháp như sau:


Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hạnh Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung.


Bài kệ phó pháp của Ngài đúc kết đời tu để lại cho thế gian:

Nguyên phù pháp giới không
Chơn như vô tánh tướng
Nhược liễu ngộ như thử
Chúng sanh dữ Phật đồng

Dịch nghĩa

Pháp giới như mây nổi
Chơn như không tánh tướng
Nếu hiểu được như vậy
Chúng sanh với Phật đồng.

Riêng Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch

Vào năm 1677 (Đinh Tỵ), vào thời Chúa Nguyễn Phúc Tần, Sư theo tàu buôn sang Việt Nam để hoằng Pháp. Ban đầu Ngài cư trú tai phủ Quy Ninh (Bình Định bây giờ), lập chùa Thập Tháp Di Đà trên đồi Long Bích phía bắc thành Đồ bàn thuộc địa phận làng Thuận Chánh huyện Tuy Viễn, Bình Định nơi thành Đồ Bàn có 10 tháp cổ của người Chàm, khi Ngài Nguyên Thiều đến thấy thập tháp bị sụp đổ, Ngài gọi dân làng gom 10 tháp lại và xây thành một chùa và từ đó có tên là chùa Thập Tháp Di Đà.

Ngài viên tịch tại chùa Kim Cang vào ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (20.11.1728) thọ thế 81 tuổi. Trước khi tịch Ngài cho tập chúng, dặn dò mọi chuyện và truyền lại bài kệ sau :

“Tịch tịch cảnh vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Đường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không”

Sư ông Nhất Hạnh dịch:

Lặng lẽ gương không chiếu bóng

Sáng trưng ngọc chẳng thâu hình

Rõ ràng vật không phải vật

Mênh mông không chẳng là không.

Để rồi chúng ta lại tự hỏi vì sao Thiền Tông VN lại có rất sớm từ thế kỷ thứ 3 do Ngài Khương Tăng Hội mang sang Trung Quốc ? Và vì sao có Thiền phái Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi có nhiều truyền thừa nhưng rồi cuối cùng vẫn sát nhập cùng Thiền phái Thảo Đường....để trở thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Vua Trần Thái Tông là người xây dựng nền móng này .

Mời xem lời khai thị của Sơ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi

"Tâm ấn của chư Phật, không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa, mà chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi. (Lời khai thị của Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi ")

Riêng Tư tưởng thiền của Đại sư Khương Tăng Hội âm thầm lan tỏa vào từng ngóc ngách của Phật giáo Việt Nam suốt gần 20 thế kỷ nay, vì Ngài là người có công dịch Kinh An Ban Thủ Ý (Thiền quán niệm hơi thở do Đức Thế Tôn giảng dạy).và ta sẽ tự nhủ thầm NHIỀU NGƯỜI ĐỌC TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA NHƯNG CÓ MẤY AI BIẾT ĐƯỢC THỜI ẤY NƯỚC TA ( GIAO CHỈ) đã CÓ SƠ TỔ THIỀN SƯ VN đã áp dụng Lục Diệu pháp môn chính là : SỔ, TUỲ , CHỈ , QUÁN, HOÀN, TỊNH vào thiền tông rồi.

Bây giờ mời các bạn cùng trở lại triều đại nhà Lý nhé….với các bài pháp thoại tuyệt vời của Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng nhưng trước nhất mời xem thêm từ bên ngoài :

Các nhà luận giải đã từng cho rằng ( trích đoạn : Phật giáo nhà Lý - Tác giả Trúc Phương trên trang mạng vansudia.net )

Hệ thống tổ chức tăng quan phát triển cả về số lượng và quyền lực chánh trị Tăng sĩ thường được trọng dụng nhờ đạo cao, học vấn uyên bác và vị Thiền Sư được làm Thày dạy của vua nên được phong hiệu Quốc Sư như Thiền Sư Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ .

....

Phật giáo VN thời nhà Lý đã tạo nền tảng cơ bản về giáo lý, văn hoá đi sau vào đời sống nhân dân và có ảnh hưởng đến sự phát triển của giai đoạn sau của Phật Giáo Nhà Trần, đặc biệt sự ra đời của Trúc Lâm Yên Tử )

Và HT Thích Thiện Hoa đã từng dạy rằng:

"Nếu ở Trung-hoa, đời Đường là đời Phật giảo được thịnh hành nhất, thì ở Việt-nam, đời Lý là đời Phật giáo được thạnh hành nhất." (Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, khoá V, trang 51).

Theo lịch sử các triều đại nhà Lý :

1* Lý Thái Tổ (1010 - 1028)

2* Lý Thái Tông (1028 - 1054)

3* Lý Thánh Tông (1054 - 1072)

4* Lý Nhân Tông (1072 - 1127)

5*Lý Thần Tông (1128 - 1138)

6* Lý Anh Tông (1138 - 1175)

7* Lý Cao Tông (1176 - 1210)

8* Lý Huệ Tông (1211 - 1224)

9- Lý Chiêu Hoàng (1224-1225)

Kính xin đơn cử 5 vị vua đầu tiên của triều đại Lý mà qua đó các Thiền Sư đã làm hưng thịnh quốc gia Đại Việt .

1. Lý Thái Tổ (l010 - l088)

Ngài tên húy là Công Uẩn, con nuôi một vị sư chùa Cổ Pháp là Lý Khánh Văn, sau thọ giáo với ngài Vạn Hạnh. Lớn lên ngài theo ngài Vạn Hạnh vào Hoa Lư làm quan với nhà Lê đến chức Tả Thân Vệ Điện Tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều mất thì ngài đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền - Lê lắm, nên ở trong triều có bọn ông Đào Cam Nuộc, cùng với Tăng Thống Vạn Hạnh mưu tôn ngài lên làm vua. Ngài lên ngôi Hoàng Đế tức là vua Thái Tổ , nhà Lý, đóng đô ở thành Thăng Long (Hà Nội), lấy niên hiệu Thuận Thiên.

Thái Tổ vốn ở trong phái Phật học mà ra nên khi ở ngôi vua, ngài hết sức sùng trọng Phật giáo. Ngay khi mới lên ngôi đã sắc ban phẩm phục cho các hàng Tăng sĩ

Về đời Lý Thái Tổ, trong nước đã cường thịnh, các nước ngoài như Chiêm Thành, Chân Lạp đều chịu triều cống, bên Trung Hoa nhà Tống cũng giao hiếu không sanh sự, dân tình được an lạc, vua và triều đình lại hết tâm ủng hộ, nên Phật giáo ở nước ta hồi ấy có thể gọi là hồi thạnh nhất từ trước đến sau. Bấy giờ Hán học tuy đã phổ thông khắp dân chúng, nhưng Nho giáo hình như chỉ là phần phụ ít ai để ý đến, vì chưa có khoa cử, nên Phật giáo vẫn đứng địa vị độc tôn. Bởi thế, văn hóa và học thuật trong nước vẫn là ở trong phái Phật học cả.

Những vị Thiền sư có danh tiếng thời bấy giờ như Vạn Hạnh Thiền sư, Đa Bảo Thiền sư, Sùng Phạm Thiền sư đều ở hai phái Tì Ni và Vô Ngôn mà ra cả.

2. Lý Thái Tông, (l028 - l054).

Thái tử Phật Mã nối ngôi Thái Tổ, tức là Lý Thái Tôn, lấy niên hiệu Thiên Thành. Ngài cũng là người sùng đạo Phật, thường thường họp các bô lão, Tăng sĩ ở các chùa để bàn luận về đạo Phật.

Những Thiền sư có danh tiếng hồi ấy như Huệ Sinh Thiền sư, Định Hương Trưởng lão Thiền sư (phái Tì Ni), Cứu Chỉ Thiền sư v.v . . .

3. Lý Thánh Tông (l054 - l072)

Thái tử Nhật Tôn nối ngôi Thái Tôn hiệu là Thánh Tôn, đổi quốc hiệu là Đại Việt[2] niên hiệu là Long Thụy Thái Bình (l054). Ngài là một ông vua sùng đạo Phật và nhân từ nhất. Những mùa lạnh ở trong cung, ngài thường nghĩ thương đến tù phạm và những kẻ nghèo. Một năm, trời rét lắm, Thánh Tôn bảo những quan hầu cận rằng :

"Trẫm ở trong cung ăn mặc như thế này mà còn rét, nghĩ những tù phạm phải giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, lỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm "

Năm Kỷ Dậu (l069), vua Lý Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành về, có bắt được vua nước ấy là Chế Cũ và nhiều dân lính làm tù binh. Các tù binh ấy vua Thánh Tôn ban cho các quan triều làm quân hầu Trong số các quan triều ấy có một vị Tăng Lục.

Khi biết rõ tung tích của Thảo Đường Thiền sư, vua Thánh Tôn liền sắc phong ngài chức Quốc sư, cho khai giảng ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Đệ tử đến theo học rất đông. Ngài biệt lập ra một phái, sau người ta gọi là phái Thảo Đường, tức là phái Thiền thứ 3 ở ta vậy.

Lý Thánh Tôn cũng thọ giáo với Ngài . Sau Vua Thánh Tông đắc đạo được Ngài truyền tâm pháp và là đệ tử đầu tiên của phái Thảo Đường. Sau phái Thảo Đường truyền xuống được 5 đời, đắc đạo cộng được 19 người.

Thế là trong đời vua Lý Thánh Tôn, Phật giáo ở nước ta lại thêm một thiền phái nữa

4. Lý Nhân Tông (1072 - 1127)

Thái tử Càng Đức con bà Ỷ Lan Thái Phi, nối ngôi Thánh Tôn lấy đế hiệu là Lý Nhân Tôn. Nhân Tôn lên ngôi vua thì hãy còn nhỏ tuổi, nhưng được Thái sư Lý Đạo Thành và các quan triều hết lòng lo việc nước, nên sau ngài cũng thành một vị vua thông minh và anh dũng. Trong đời này vua Nhân Tôn có mở khoa thi tam trường, lập trường Quốc tử giám và lập tòa Hàn Lâm, khuyến khích việc Nho học, nhưng ngài vẫn không xao nhãng về vấn đề Phật giáo

5- Lý Thần Tông (chữ Hán: 李神宗 1116 – 1138) là vị hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Lý nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1128đến khi qua đời năm 1138, tổng cộng là 10 năm.

Thay lời kết:

Kính xin mượn vài dòng hành trạng của Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151) Đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

(Thời Vua Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông & Lý Anh Tông)

- "Việc trị loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy."

Và Thiền Sư Thường Chiếu (? - 1203) Đời 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông)với bài kệ về chữ Tâm về chữ Phật, về bản lai tự tánh thanh tịnh Niết Bàn, với đầy đủ yếu nghĩa của nó :

(Tại thế vi nhân thân,

Tâm vi Như Lai tạng,

Chiếu diệu thả vô phương,

Tầm chi cánh tài khoáng.)

HT Thích Thanh Từ dịch

Ở đời làm thân người,

Nơi tâm Như Lai tạng.

Chiếu soi cùng khắp nơi,

Tìm đó lại càng rỗng.

Sư thường bảo:

- Tánh của tâm chính là tánh của Như Lai tạng tâm. Thế nên Tự tánh tâm thanh tịnh vậy.

Và ta đã học rằng Bản lai tự tánh thanh tịnh Niết Bàn : Đó là tự tánh thanh tịnh của chúng sanh. Nghĩa là mặc dầu bị vô minh phiền não mà tự tánh vẫn hằng thanh tịnh rỗng rang như hư không, xa lìa các tướng phân biệt, bặt đường nói năng, suy nghĩ, cái tánh ấy xưa nay vẫn một màu vắng lặng. Đây là Niết Bàn của hàng phàm phu vậy.

Kính đa tạ Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ cho hàng Phật Tử chúng con thấy ra được chủ đích của Thiền Tông VN . Đó là phải thấy Đạo qua mọi phương tiện, đừng mắc kẹt phương tiện mà quên Đạo.

Chính vì thế, nên nói “chỉ thẳng tâm người, thấy Tánh thành Phật”. Đạo không phải cái gì xa xôi huyền diệu, chính là Tâm thể của chúng sanh. Nếu người nhận ra Tâm chân thật của chính mình, sự tu hành không sớm thì chầy cũng sẽ thành Phật.

Tâm chân thật này cũng gọi là Tánh giác hay Phật tánh.

Thấy được Tánh giác thì thành Phật không nghi, vì đã biết Phật nhân nhất định sẽ đến Phật quả.

GChỉ cho người nhận được Bản tâm mình là chủ đích của Thiền tông.

Kính nguyện cầu cho Giảng Sư luôn được dồi dào sức khỏe và Phật sự hoằng pháp luôn viên thành để chúng con hàng Phật tử có thể được nghe lớp giáo lý online lần thứ ba vào năm 2022 theo lịch trình đã lên dù đại dịch sẽ sớm đi vào ổn định .

Kính trân trọng.

Huệ Hương 

Melbourne 10/12/2021 





Trở về Mục Lục
Lễ Mãn Khóa Năm Thứ Hai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2017(Xem: 4343)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 4028)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 53888)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7232)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8894)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4244)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3727)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3343)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10177)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
26/03/2017(Xem: 8260)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]