Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản_S. Hanayama and K.Tamura_Thích Bảo Lạc dịch

10/12/202106:14(Xem: 8560)
Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản_S. Hanayama and K.Tamura_Thích Bảo Lạc dịch
tong phai pg nhat ban__thich bao lac


Lời nói đầu 

 

Việc dịch tác phẩm viết về Phật Giáo bảng ngoại ngữ sang tiếng Việt cho đến nay vẫn còn cần thiết và hữu ích, vì ba tạng kinh điển của Phật Giáo hầu như còn nằm trong nhiều loại văn tự khác như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Sanskrit, tiếng Pali v.v...

Nhận thấy sự cần thiết ấy trong việc tìm hiểu các tông phái Phật Giáo Nhật Bản, sau khi đọc xong tác phẩm, chúng tôi nghĩ cần phải dịch sao cho dễ hiểu - nhất là phần giáo lý mang tính chất triết - cống hiến quý vị món ăn tinh thần bổ ích trong việc nghiên cứu giáo điển Phật Đà. Những đặc điểm của sảch này gồm có:

-       Ngắn gọn rõ ràng

-       Nhận xét riêng từng tông phái ở mỗi thời kỳ khác nhau: và ở phần cuối cuốn sảch còn ghi rõ:

-       Niên biểu lược sử Phật Giáo Nhật Bản

-       Bảng tóm lược tổng số các tông phái, số tín đồ PG, v.v...

-       Phần câu hỏi gợi ý, do dịch giả tự đưa thêm vào giúp người đọc cần phải lưu ý và nhớ tới những điểm nào thật quan trọng đã đọc.

-       Cung ứng cho việc sưu tầm, nhất là đối với những vị nào muốn nghiên cứu sâu vào lãnh vực chuyên môn dễ dàng trong việc tra cứu.


Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. 
 

Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước tác, dịch thuật... mới mong lưu lại được cho hậu thế những tài liệu tham khảo chính xác về thực tế Phật Giáo trong quá trình phát triển.

Xin đa tạ Thầy Tổ, song thân, bằng hữu, chư Thiện Hữu Tri Thức và Giáo

Hội đã cho tôi cơ hội ra học được ở nước ngoài mới làm quen với ngôn ngữ Nhật và công hiến quý vị dịch phẩm khiêm tốn này.

 
SYDNEY, mùa Báo Hiếu 1984
THÍCH BẢO LẠC


 
Kim Cat Tu Nhat Ban


Lời dịch giả

  

Cũng như Phật Giáo các nước thuộc vùng Đông Á, Nhật Bản sớm chịu ảnh hưởng từ Phật Giáo Trung Quốc ở vào thế kỷ thứ 6 Tây lich. Trải qua trường kỳ lịch sử hơn 1400 năm, các tông phái Phật Giáo Trung Quốc đã được truyền sang Nhật Bản và biến thái dần để phù hợp với dân tộc tính. Đó cũng là tính chất đặc biệt theo như tinh thần khế lý và khế cơ (hợp với chân lý và trình độ căn cơ của mỗi người) nơi giáo lý đạo Phật.

Nihon no Bukkyo Shuha là một tác phẩm viết bằng tiếng Nhật của hai tác giả là S.Hanayama và K.Tamura, đã được hội truyền đạo Phật Giáo Nhật Bản xuất bản vào tháng 1 năm 1981.

Dịch giả hy vọng sẽ giúp quý vị tìm hiểu thêm các tông phái Phật Giáo Nhật Bản qua những dữ kiện: thành lập, niên đại, Tổ khai sáng, số tín đồ, tự viện, những ngôi Tổ đình, cũng như sự phát triển của mỗi tông phái ra sao. Còn một điều nữa cũng cần thưa trước là trong khi dịch, chúng tôi không chú trọng sát đúng với chánh văn miễn sao lột tả được mạch ý câu cho dễ hiểu hầu giúp quý độc giả nắm được trọn vẹn các yếu tố cần thiết mà thôi.

Nguyện đem công đức pháp thí này hối hướng đến khắp pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

 

CẨN CHÍ THÍCH BẢO LẠC


 

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu

 

trang

 

5

Lời dịch giả

 

7

Mục lục

 

8

Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản

 

10

Buổi bình minh của lịch sử Phật Giáo Nhật Bản

 

11

Thời kỳ Heian – Lý do của việc phân chia tông phái

 

12

Việc duy trì

 

14

 

* TÔNG THIÊN THAI

 

 

17

- Tổ khai sáng – Danh hiệu

 

17

- Đức Phật tôn thờ - kinh điển

 

18

- Lịch sử - Giáo pháp

 

19

- Việc duy trì

 

21

 

* TÔNG CHÂN NGÔN

 

 

23

- Tổ khai sáng – Đức Phật tôn thờ

 

23

- Kinh điển

 

24

- Lịch sử và việc phân phái

 

25

- Giáo thuyết

 

26

 

* TÔNG TỊNH ĐỘ

 

 

30

- Tổ khai sáng

 

30

- Đức Phật chính và kinh điển

 

31

- Lịch sử - Giáo thuyết

 

32

- Việc duy trì – việc phân phái

 

34

 

* THỜI TÔNG

 

 

35

* TÔNG DUNG THÔNG NIỆM PHẬT

 

37


 

*  TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG                                 40

-  Đức Phật tôn thờ - Giáo lý – Phật giáo tại gia  42

-  Nguyện nhờ tha lực                                          43

-  Lòng tin là yếu tố chính                                    44

-  Hiện tại không lui sụt – Bài trừ mê tín             45

-  Việc duy trì                                                       46

*  TÔNG LÂM TẾ                                               47

-  Lịch sử                                                              48

-  Danh hiệu – Đức Phật – Kinh điển                   49

-  Giáo pháp                                                          50

-  Việc tu hành                                                      53

-  Việc duy trì                                                       54

*  TÔNG TÀO ĐỘNG                                         55

-  Tổ khai sáng                                                      55

-  Danh xưng                                                        56

-  Đức Phật tôn thờ - Kinh điển – Lịch sử            57

-  Giáo thuyết                                                       58

-  Việc phân phái – Việc duy trì                           60

*  TÔNG NHỰT LIÊN                                        62

-  Tổ khai sáng                                                      62

-  Kinh điển – Giáo thuyết                                    63

*  NIÊN BIỂU LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN                                                                 69

*  CÁC HỆ PHÁI                                                 74

*  TỔNG SỐ CÁC TÔNG PHÁI VÀ TÍN ĐỒ PGNB                                                               88

*  Các hệ phái tại Nara                                         97

*  Những hệ phái khác                                         98

*  Câu hỏi gợi ý                                                    99

*  Hai bài khảo luận:

-  VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ THỜI GIAN            101

-  TÂM LÝ HỌC & CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PG                                                        113


 

chua dong daichua dong dai 3

chua dong dai 2

Hòa Thượng dịch giả Thích Bảo Lạc (thứ 2 từ phải sang) TT Nguyên Tạng, Cụ Bà Tâm Thái, Đạo Hữu Tony Thạch trong chuyến hành hương thăm viếng Nhật Bản năm 2012, đây là hình lưu niệm tại Chùa Đông Đại (Todai-ji / 東大寺), là một trong những ngôi chùa cổ (trên 1,500 năm) nổi tiếng nhất ở Nara, Nhật Bản với pho tượng Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng đen cao 30 mét và nặng 500 tấn.


CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

Nihon no Bukkyo Shuha

 

Danh từ tông phái là tiếng rất phổ thông đã được nhiều người biết tới; còn về ý nghĩa giữa “Tông” và “Phái” cũng hoàn toàn khác biệt nhau.

Trước thời đệ nhị thế chiến, Phật Giáo Nhật Bản chia thành 13 tông với 56 phái khác nhau. Ví dụ: Tịnh Độ Chân Tông, phái chùa Bổn Nguyện (Hongan

-ji) hay tông Lâm Tế, phái Diệu Tâm tự (Myoshin-ji) v.v… Chữ Tông dùng để chỉ cho sự phát triển về chiều sâu, còn việc phân phái là những trường hợp thông thường chỉ chiều rộng mà trong mỗi tông đều có chia ra thành nhiều phái khác nhau. Tuy nhiên, tông Tào Động và tông Hoàng Bá lại không có phân phái. Sáu tông ở thời kỳ Nara (thế kỷ thứ 8) và nhất là sau thế chiến thứ II việc phân phái lại càng rõ rệt hơn như: Thánh Đức tông (tổ đình là chùa Pháp Long (Honryu-ji, Kyoto), Hòa tông (tổ đình là chùa Tứ Thiên Vương (Shiten O-ji) và Thánh Quan Âm tông (tổ đình là chùa Thiển Thảo (Asakusa

-ji, Tokyo). Như vậy giữa tông và phái hoàn toàn khác nhau như đã nói trên.

Trước thế chiến (đệ II) PGNB chia ra thành 13 tông, theo như sử liệu và thời kỳ thành lập, các tông phát triển theo thứ tự sau đây:

Pháp Tướng – Hoa Nghiêm – Luật tông: thời kỳ Nara (710-794)

Thiên Thai – Chân Ngôn – Dung Thông Niệm Phật (thời kỳ Heian (794-1192)

Tịnh Độ – Lâm Tế – Tịnh Độ Chân Tông – Tào Động – Nhật Liên – Thời Tông: Thời kỳ Kamakura (1192-1333)

Hoàng Bá: thời kỳ Eido (thế kỷ thứ 17)


 

BUỔI BINH MINH CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

 

Thời kỳ Nara (Nai Lương: 710-794)

Phật Giáo lần đầu tiên được truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 6 Tây lịch, tức vảo năm 538, nhưng mãi cho tới thời kỳ Nara (gần 2 thế kỷ), các tông phái Phật Giáo vẫn chưa thành hình rõ rệt.

Thánh Đức Thái Tử (574-622) đã đem tinh thần Phật Giáo vào guồng máy hành chánh bằng cách ban chiếu phục hưng Tam Bảo (594) và thành lập bản Hiến pháp gồm 17 điều (604) thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo cho việc trị quốc an dân.

Mặt khác, chính Thánh Đức Thái Tử cũng đã chú thích ba bộ kinh căn bản như: Pháp Hoa, Duy Ma và kinh Thắng Man; tuy nhiên, Thái Tử không phải là nhà tu hành nên không thể lập ra được một tông phái Phật Giáo nào cả.

Mãi cho đến thời kỳ Nara mới có 6 tông phát Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang. Đó là Pháp Tướng, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Luật Tông, Thành Thật và Câu Xá Tông. Song các tông này mãi về sau lại đứng biệt lập và khác nhau ở chỗ sự tồn tại của tông là một học phái riêng hoặc phần lớn các tăng sĩ của mỗi tông đều giữ một lề lối sinh hoạt trong phạm vi tông môn. Tuy vậy, phần tinh túy của các tông đều đã cống hiến cho sự nghiên cứu và tìm hiểu mới là điều đáng lưu tâm hơn cả.

Trong 6 tông vẫn còn duy trì liên tục cho tới nay mà chủ yếu là những ngôi chùa tổ đình như: Pháp Tướng tông với chùa Dược Sư, chùa Vạn Phước, chùa Thanh Thủy gọi là Bắc Pháp Tướng (vì phát triển mạnh ở mạn phía Bắc kinh đô) và chùa Pháp Long (lập năm 621) gọi là Thánh Đức tông thuộc hệ phái của Thánh Đức Thái Tử). Tông Hoa Nghiêm với chùa Đông Đại tự (lập năm 740), Luật Tông với chùa Đường Chiêu Đề (lập năm 759).


Tưởng cũng cần nói rõ thêm là PGNB thuộc Đại Thừa hay còn gọi là Bắc phương Phật Giáo, nhưng ở vào thời kỳ này trong số 6 tông lại có 3 tông là Luật, Thành Thật và Câu Xá thuộc về tiểu thừa Phật Giáo vẫn được lưu hành và mãi cho tới nay Luật tông là một tông duy nhất vẫn tồn tại.

***
facebook
youtube





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2015(Xem: 4725)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về. Họ đến đây để làm gì nhỉ? Có liên quan gì đến ngôi chùa Khánh Anh nổi tiếng với nhiều kỷ lục nhất trong những ngôi Chùa của cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại. Nào là ngôi Chùa to nhất, mái Chùa mang nhiều nét văn hóa nhất, chi phí xây cất ngất ngưởng nhất đến 23 triệu Euro và thời gian xây dựng lâu nhất đến 2 thập niên của một kiếp người. Nhưng ưu việt nhất vẫn là được dự lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Minh Tâm, người với những công trạng to lớn gắn liền với ngôi Chùa Khánh Anh nhiều kỷ lục ấy.
21/08/2015(Xem: 4175)
Tuy vườn sau nhà tôi ở hướng tây, mùa hè nóng thế mà góc vườn vẫn không đến nỗi nào, nhờ có vách tường đá dựng cao và cây mộc lan cổ thụ với những tán lá rộng che kín hai phần ba khu vườn. Chim, thỏ, sóc và nai vẫn tìm đến mỗi ngày. Nhất là nai, sáng sớm chim chưa kịp hót, người chưa ai dậy đã nghe tiếng chân nai bước lạo xạo trên đásỏi. Chúng vào tìm ăn những nụ hồng.
01/08/2015(Xem: 4783)
Ngọn đồi không cao nhưng diện tích khá rộng. Nếu đi bộ một vòng quanh chân đồi, cũng mất gần một ngày. Cây cối trên đồi đã được đốn hạ trụi lủi từ năm năm trước để tiến hành công trình xây dựng ngôi chùa, đạt kỷ lục là có chánh điện rộng lớn nhất nước; bên cạnh đó, lại thêm một kỷ lục là có tượng Phật tọa thiền vĩ đại nhất châu lục. Thế nên, khi công trình xây dựng hoàn tất, nhìn từ xa, chỉ thấy ngôi chùa nguy nga với mái ngói xanh đỏ và tượng Phật to lớn thếp vàng nhũ lóng lánh, nổi bật giữa trời mây, không còn thấy ngọn đồi. Ngoài chánh điện, nơi đây còn có nhiều tòa nhà rộng lớn, bao gồm tiền sảnh, hậu sảnh, tăng xá, tàng kinh các, bảo tàng viện, tăng quán, v.v… với ngói lợp nhập cảng và cột kèo chạm trổ tinh vi, tiếp nối liền lạc nhau tạo nên một quần thể kiến trúc qui mô, chiếm hết diện tích ngọn đồi, từ chân lên đỉnh, từ mặt trước đến mặt sau.
12/07/2015(Xem: 9568)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
16/06/2015(Xem: 17018)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
07/06/2015(Xem: 11710)
Tối qua con bé cháu nội 3 tuổi nhảy lên lòng, hai tay úp chặt quyển sách vào mặt nó rồi nói : Đố bà nội tìm thấy bé. Bà nội bày đặt nói : Ủa bé đi đâu mà bà nội tìm không thấy. Nó cười ngặt ngoẹo, làm bà nội phải ôm chặt nó cho nó khỏi té. Nó lại tiếp tục: Bà nội tìm đi, tìm coi bé trốn ở đâu. Rồi lại úp kín mặt vào cuốn sách. Bà nội nói không biết nó trốn ở đâu là nó lại cười. Cứ thế mà nó kéo cả 20 phút chưa chán. Thấy nó cười nhiều quá, bà nội phải chịu thua, nó nói bé trốn trong quyển sách. Nó lấy quyển sách ra rồi lại líu lo. Bé trốn trong quyển sách mà bà nội tìm không thấy, rồi nó cười như nắc nẻ. Tiếng cười trong vắt thì thôi.
06/06/2015(Xem: 4412)
Với địa vị và tiền tài sẵn có Hoạn Thư đã cùng mẹ soạn thảo một âm mưu thâm độc để bắt cóc Nàng Kiều, ra tay là một bọn Khuyển, Ưng thuộc dòng xã hội đen chuyên nghiệp. Họ tạo hiện trường giả “người chết“ sau khi đã đốt nhà và mang vật chứng Thúy Kiều đi giấu nhẹm trong dinh quan Lại Bộ. Trước khi mở màn vở tuồng “Ghen kiểu Hoạn Thư“ lừng danh kim cổ, người viết có vài lời bàn Mao Tôn Cương cho người phụ nữ có bản lãnh phi thường ấy. Thiên hạ cứ đồng hóa nhân vật Hoạn Thư với hai chữ “ghen tương“ tầm thường, mà không để ý đến khả năng ứng xử tuyệt vời trong mọi tình huống của nàng.
31/05/2015(Xem: 5561)
Người phụ nữ tóc bạc trắng, đã 57 tuổi, lam lũ với công việc bán trứng vịt và chuối ở chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) vừa nhận bằng cử nhân Luật vào ngày 10-5. Bà là PhạmThị Kim Hoa, ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, xã Thạnh Nhựt. Bà có 4 người con, lập gia đình trễ nên con trai lớn mới học năm thứ nhất của Trường Cao đẳng Cao Thắng (TP. Hồ Chí Minh), 3 con còn lại đang học bậc phổ thông.
24/05/2015(Xem: 6526)
Tình Trong Đóa Hoa, là tác phẩm được diễn lại hình ảnh của tiền thân Đức Thích Ca Mâu Ni trong vô lượng A –tăng-kỳ kiếp, tên Tất Đạt, con trai duy nhất trong gia đình tin Phật, hết lòng tôn kính Tam Bảo, phụng Phật. Vì vậy mà sau khi biết được Đức Phật Nhiên Đăng về thuyết pháp tại bản huyện, cách nhà cả chục cây số, chàng Tất Đạt liền xin phép mẹ đến nghe Đức Phật NHIÊN ĐĂNG thuyết pháp. Trên đường đi, Tất Đạt ghé vào những nơi bán hoa sen bên vệ đường, để mua hoa cúng dường lên Phật Nhiên Đăng.
24/05/2015(Xem: 5699)
Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em Chỉ đơn giản bên em tôi thở được Đó là hai câu thơ của thầy tôi làm tặng người vợ thân yêu của mình khi thầy bị bệnh phải nhập viện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]