Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sào Phủ & Hứa Do (Cổ Học Tinh Hoa)

16/11/202118:12(Xem: 6679)
Sào Phủ & Hứa Do (Cổ Học Tinh Hoa)


co hoc tinh hoa 2

Sào Phủ
 Hứa Do
 là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).

Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của):

Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi.
Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai.
Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao.
Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua."
Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống.
Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm."
Sào Phủ lại nói:
"Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi."
Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."

 

Tích Sào Phủ Hứa Do trở thành một điển cố về lòng trong sạch và tính ẩn dật.

Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm vô quán nước gặp một chủ quán có vẻ có tài, Vân Tiên khuyên ông ra làm quan. Ông trả lời:

Quán rằng: Nghiêu Thuấn thủa xưa
Khó ngăn Sào Phủ, khôn ngừa Hứa Do

Ý nói, ngay cả đời thịnh vượng thanh bình như thời vua Nghiêu vua Thuấn mà còn có người ẩn dật không ra làm quan. Ý nói rộng hơn: huống chi thời này!


Cổ học tinh hoa

Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.

Đời thượng cổ có ông Hứa Do(1) là một người sống ẩn dật ở trong chằm Bái Trạch(2).

Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung Nhạc phía Nam sông Dĩnh Thuỷ.

Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm tổng trưởng cả chín châu(3). Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe chuyện nữa, ra bờ sông Dĩnh Thuỷ rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ(4) đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do hỏi:

-          Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy?

Hứa Do thuật chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng:

-          Ta toan cho trâu uống nước đây, lại e bẩn cả miệng trâu.

Nói đến đoạn dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống nước.

Cao Sĩ Truyện(5)

Lời bàn:

 Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.

Ôi! đọc bài này, tưởng như Hứa Do với Sài Phủ là hai người, nếu chẳng ngông cuồng, thì cũng gàn dở. Nhưng vì Hứa do và Sào Phủ hiểu thấu danh lợi nó hãm hại người ta dễ làm cho mất hết liêm sỉ, cho nên hai ông không muốn để cái làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa cao quý vậy. Chả bù cho những phường tham danh, trục lợi thường say mê danh lợi, thậm chí đến chết vẫn chưa tỉnh cho!

 ----------------------------------

(1) Hứa Do: bậc cao sĩ đời thượng cổ

(2) Bái Trạch: chỗ có cây mọc tùm lum gọi là bái, chỗ nước đọng nhiều gọi là trạch

(3) Chín châu: đời thượng cổ nước Tàu chia ra làm chín khu để cai trị (Duyên, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Ung, Lương)

(4) Sào Phủ: bậc cao sĩ đời thượng cổ, không ưa thế lợi, ẩn ở trong núi, lấy cây làm tổ nằm ở trên cho nên gọi là Sào Phủ (sào nghĩa là tổ)

(5) Cao Sĩ Truyện: sách của Hoàng Phủ Mật đời nhà Tấn soạn kể chuyện những bậc cao sĩ ẩn dật đời xưa bên Tàu.



co hoc tinh hoa


Cuốn Cổ học tinh hoa (in lần đầu năm 1925), là một trích tuyền những mẩu chuyện có ý vị triết học trong các bách gia chư tử Trung Hoa xưa. Cho đến ngày nay, cái di sản văn hóa thuộc về toàn nhân loại ấy vẫn không ngừng hấp dẫn chúng ta và có ích cho chúng ta về nhiều mặt.
Lần tái bản này in theo bản in tái bản năm 1988 của Nhà xuất bản TP.HCM hầu như giữ nguyên bản in đầu tiên, trừ một số chú thích và lời bàn xét ra không còn ý nghĩa gì. Nội dung sách cũng in thêm vài bài viết của nhà nghiên cứu văn học Mai Quốc Liên mong giúp các bạn hiểu thêm nội dung triết học của cuốn sách.
Tác giả biên dịch quyển sách này là quyển đầu, có ý bảo tồn tinh hoa của cổ học và mong các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn gốc từ bao nhiêu nghìn năm về trước, rõ các điển tích thường dẫn trong văn chương nước nhà thêm được ít tài liệu có khi làm văn phải dùng đến, rộng được ít trí thức tùy thuộc về Cổ học mà thật khác nào “như thóc gạo, như vải lụa”, thường cần đến hằng ngày. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp các bạn đọc được một phần trong muôn phần ấy.


co hoc tinh hoa 2

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tiểu tự
Không quên được cái cũ
Lúc đi trắng, lúc về đen
Lợi mê lòng người
Lấy của ban ngày
Khổ thân làm việc nghĩa
Các cư xử ở đời
Tu thân
Ôm cây đợi thỏ
Đánh dấu thuyền tìm gương
Ba con rận kiện nhau
Hai phải
Tăng Sâm giết người
Bán mộc bán giáo
Ngoc ở trong đá
Bắt chước nhăn mặt
Cái được cái mất của người làm quan
Can vua bỏ rượu
Khéo can được vua
Chết mà còn răn được vua
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Hà bá lấy vợ
Ghét con không giống mình
Lợn mẹ giết  lợn con
Giáp, Ất tranh luận
Mặt trời xa, gần
Cách phục lòng người
Lòng cương trực
Tri, trung, dũng
Biết lẽ ngược xuôi
Tài nghệ con lừa
Đánh đàn
Thổi sáo
Người nước Lỗ sang nước Việt
Giữ lấy nghề mình
Truyện người A Lưu
Mất búa
Tường đổ
Người con có hiếu
Thầy Tăng Sâm
Ông quan thanh bạch
Không nhận cá
Của báu
Biết rõ chữ “nghĩa”
Tri kỷ
Cảm tình
Vì nghĩa công, quên thù riêng
Dong người được báo
Nói thí dụ
Con cú mèo và con chim gáy
Con cò và con trai
Hồ mượn oai hổ
Mạnh thường quân vào nước Tần
Thập Bì nói chuyện với Huệ Vương
Tham lợi trước mắt, quên hại sau lưng
Trước khi đánh người phải biết giữ mình
Không nên sát phạt lẫn nhau
Diều gỗ
Lá dó
Chữ tín
Tự lấy làm khoan khoái
Người khôn sống lâu
Vợ răn chồng
Bà huyện can đảm
Thế nào là trung thần
Báo thù
Cách dùng pháp luật
Thật giả khó phân
Truyện đười ươi
Thuật xem tướng
Theo ai phải cẩn thận
Say, tỉnh, đục, trong
Nhan Súc nói chuyện với Tề vương
Khấu Chuẩn thương nhớ mẹ
Tình mẹ con con vượn
Học trò biết học
Phúc đấy, họa đấy
Họa phúc không lường
Vẽ gì khó
Âm nhạc
Trí và nhân
Hết lòng vì nước
Bọ ngựa chống xe
Ứng đối linh lợi
Thửa giày
Cứu người lúc nguy cấp
Nghèo mà không oán
Thân trọng hơn làm vua
Thân trọng hơn thiên hạ
Chúc mừng
Người bán thịt dê
Thành thực
Mẹ hiền dạy con
Ngọc bích họ Hòa
Nuôi gà chọi
Dùng chó bắt chuột
Lời nói người bán cam
Vợ chồng người nước Tề
Đầy thì đổ
Ông lão bán dầu
Gặp quỷ
Mua nghĩa
Ứng đối giỏi
Hà chính mãnh ư hổ
Hang Ngu Công
Trung hiếu lưỡng toàn
Mong làm điều phải
Kẻ bất chính
Nhân trung dài sống lâu
Thuốc bất tử
Cái lẽ sống chết
Nói về sống chết
Biết dở sửa ngay
Tài và bất tài
Quên cả cái thân
Đại đồng
Cầu ở mình hơn cầu ở người
Hòa thuận với mọi người
Mất cung
Muôn vật một loài
Lúc nào đuợc nghỉ
Có chịu lo, chịu làm mới sống được
Chính danh
Nên xử thế nào?
Chiếc thuyền đựng chiếc đò
Rắn rời chỗ ở
Nhường thiên hạ
Rửa tai
Chết đói đầu núi
Đời người
Ba điều khó học
Ba điều vui
Thương kẻ già yếu
Áo đơn mùa rét
Dâng như cứu cha
Nuôi mẹ bằng điều phải
Say bắn chết trâu
Tên tù nước Sở
Bệnh quên
Bênh mê
Vợ lẽ phải đòn
Khoét mắt
Vợ xấu
Ghen cũng phải yêu
Lời con can cha
Một cách để lại cho con cháu
Một cách lo xa cho con cháu
Thầy trò dạy nhau
Lưỡi vẫn còn
Không chịu nhục
Câu nói của người đánh cá
Vua tôi bàn việc
Khó được yết kiến
Không phục nước Tần
Cậy người không bằng chắc ở mình
Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người
Bài trâm của người làm quan
Cười người ta khóc
Hiếu tử, trung thần
Đọc sách cổ
Mất dê
Thực học
Đây mới thật là thầy
Bỏ quên con sinh
Chọn người rồi sau hãy gây dựng
Cơ tâm
Không đợi trông cũng biết
Khinh người
Hai cô vợ lẽ người nhà trọ
Ba điều phải nghĩ
Lo, vui
Thấy lợi nghĩ đến hại
Thủy chung với vợ
Đáng sợ gì hơn cả
Chỉ biết có mình
Thở dài
Thằng điên
Người xuất tục
Vợ thầy kiện
Ác ngầm
Bảy cô vợ lẽ
Gõ nhịp mà hát
Liêm, sỉ
Tiễn người đi làm quan
Viếng người đi làm quan
Đức uống rượu
Làng say
Treo kiếm trên mộ
Chết vì lễ nghĩa hay vì tình
Vì nghĩa nên tình
Nghĩa công nặng hơn tình riêng
Mẹ khôn con giỏi
Tu tại gia
Người vợ hiền minh
Trọng nghĩa khinh tài
Mua xương ngựa
Lời nói kẻ bắt rắn
Hòa vi quý
Cách trị dân
Can gì mà phá đi
Hay dở đều do mình cả
Ngụy biện
Không chịu theo kẻ phản nghịch
Cách cư xử ở đời
Tự xét lại mình
Không nên câu nệ
Tri kỷ
Trồng khó, nhổ dễ
Người kiếm củi được con hươu
Hỏi thăm dân
Dân quý nhất
Nhuộm tơ
Kéo lê đuôi mà đi
Phải biết phòng xa
Một câu đoán đúng
Cùng, đạt bởi số
Thư viết răn con
Viết thư khuyên bạn
Thư viết cho bạn
Tham thì chết
Vì tham bị hại
Phân tích không rõ
Không yêu nhau mới loạn
Cũng là ăn trộm
Lo trời đổ
Dùng rượu say để khiến chồng
Tưới dưa cho người
Cách biết lòng người
Cách làm cho khỏi tức giận
Tiễn một lời nói
Quý lời nói phải
Tư tưởng Lão Tử
Làm nhà cỏ cũng đủ
Thế nào là đại trượng phu
Thiên hạ sĩ
Dự Nhượng báo thù
Quan tài con
Lệnh thừa không bằng ngay thiếu
Bắt thay chiếu
Đám ma to
Muôn vật một thể
Tự tính
Ngu Công dọn núi
Bạt
Danh ngôn danh lý
pdf-download

Cổ Học Tinh Hoa_Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc_Từ An Trần Lê Nhân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2012(Xem: 8078)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
14/09/2012(Xem: 4962)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….
21/08/2012(Xem: 3306)
Kính mời quý vị, quý bạn, quý Phật tử thưởng thức một truyện ngắn thực pha lẫn hoang đường, vừa có tính huyền bí vừa có tính cách triết lý, để thấy cuộc đời này tưởng như thực nhưng không có gì thực cả. Tất cả do tâm thức biến hiện. Thần linh chỉ là trò che mắt chúng sinh.
20/07/2012(Xem: 15994)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
03/07/2012(Xem: 3093)
Ni sư Ryonensinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.
14/06/2012(Xem: 26294)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
23/05/2012(Xem: 3811)
Cách chùa khoảng một trăm mét, xéo về phía tây, dòng sông chảy hiền hòa uốn quanh thôn làng, bao bọc gần hết chu vi ba mặt của xóm nhỏ, chừa mặt tây trông ra ngọn núi hình dáng như người nằm ngủ nghiêng mà ở khúc đuôi của nó như một bàn chân đang chỉa năm ngón lên trời. Ba người ngồi trên bãi cát hẹp của bờ sông. Phía trên đầu, gió chiều đang luồn qua lùm tre tạo ra những âm thanh xào xạc dễ chịu.
23/05/2012(Xem: 5215)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
10/05/2012(Xem: 6717)
Tập sách bạn đang cầm trên tay là bản dịch Việt ngữ của cuốn ‘The Snow Lion`s Turquoise Mane’. Cuốn này do Surya Das tập hợp các mẩu chuyện do các vị Lạt-ma Tây Tạng kể lại, được xuất bản năm 1992 tại Mỹ. Các mẩu chuyện ngắn này nhắc nhở đến những chuyện liên quan đến các vị đạo sư, từ đức Thích-ca cho đến các vị hiện nay còn sống như Đạt-lai Lạt-ma. Phần lớn các mẩu chuyện này toát ra nhiều đạo vị, nhất là gián tiếp chỉ cho người đọc thấy triết lý của toàn bộ đạo Phật, đó là nhận chân ra rằng mọi hiện tượng muôn hình muôn vẻ của tâm vật chẳng qua đều là biến hiện của tự tính trong tâm thức mọi loài. Đó là tự tính vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt, lại không hề rời xa con người, nhưng trực nhận ra điều đó là một quá trình tu học gian nan mà các mẩu chuyện này cũng có nhắc đến.
09/05/2012(Xem: 3613)
Bác sĩ Quách Huệ Trân là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau đây là bài nói chuyện với các bạn học ở Huệ Trí Phật Học Xã của Đại học Trung Nguyên, nội dung rất phong phú cảm động. Tuy là đang bị bệnh ung thư trầm trọng, bác sĩ Trân vẫn ráng chịu đau và dùng Tín, Nguyện niệm Phật vô cùng kiên cố của mình để lên giảng đài thuyết pháp. Khi tuyên bố bị bệnh bà nói: “Bây giờ vừa đúng lúc để tôi nhất tâm niệm Phật và chuẩn bị vãng sinh”. (Sau lần nói chuyện này bác sĩ Trân từ chức và lên núi xuất gia).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]