Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là 1 mối họa

04/11/202116:27(Xem: 2754)
Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là 1 mối họa

Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là 1 mối họa

Sau khi lên ngôi không lâu, Tào Phi tìm cách trừ khử mọi mối nguy hiểm với ngai vàng của ông. Trong số đó có em trai ruột – Tào Thực cũng trở thành mục tiêu.

Tào Thực nổi tiếng với tài thơ văn xuất chúng hơn người. Tài năng này của ông được các sử liệu công nhận và cả trong các tác phẩm văn học đề cập đến ông. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tào Phi khi mới lên ngôi vua, trước mặt quần thần đã ép Tào Thực nội trong bảy bước chân phải làm một bài thơ về đề tài huynh đệ, và trong thơ không được có 2 từ huynh đệ, nếu không được sẽ xử chết.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là một mối họa - Ảnh 1.

Minh họa Tào Thực. (Ảnh: Todayonhistory.com)

Và Tào Thực đã đọc bài thơ sau này được biết đến với cái tên "Thất bộ thi" (Bảy bước thành thơ), lấy cảm hứng từ cây đậu, nội dung nói về việc anh em cùng dòng máu, nguồn gốc sao nỡ hại lẫn nhau (đọc ở cuối bài). Bài thơ quá hay và cảm động nên Tào Phi đã buộc phải tha cho ông.

Đệ nhất thi nhân thời Kiến An

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là một mối họa - Ảnh 2.

Tấm bia ghi lại cuộc đời Tào Thực phía trong khu tưởng niệm (Ảnh: News.ifeng.com)

Tào Thực (192 - 232), tự Tử Kiến, được sinh ra ở thành Hán Quyên (nay là Quyên Thành, tỉnh Sơn Đông). Không được nhắc đến nhiều trong pho sử Tam quốc chí của Trần Thọ nhưng Thực lại được La Quán Trung ca ngợi rất nhiều trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

Tào Thực là con trai thứ ba của Tào Tháo với chính thất Biện phu nhân. Hai người anh của ông là Tào Phi và Tào Chương. Không có sức mạnh và tài năng võ nghệ bằng Tào Chương, lại không so bì được với Tào Phi ở mưu trí và sự sâu sắc, nhưng Thực lại là người con được Tào Tháo yêu quý nhất sau khi Thất Hoàng tử Tào Xung sớm qua đời năm 12 tuổi.

Sự thông minh và năng lực thơ phú của Tào Thực phát lộ từ rất sớm. Theo giai thoại, có lần Tào Tháo xem văn của Thực, tỏ ý nghi ngờ liền hỏi: "Có phải con ta nhờ người khác làm không?". Tào Thực quỳ xuống nói: "Con xuất khẩu thành văn, hạ bút thành thơ, sao lại phải nhờ người khác làm hộ. Nếu phụ vương không tin thì cứ cho thử tại chỗ".

Tào Tháo thử mấy lần, quả thấy Tào Thực tài hoa xuất chúng nên đặc biệt yêu quý. Lúc Tào Tháo xây xong Đồng Tước đài thì Tào Thực chỉ khoảng 10 tuổi. Vậy mà, khi nghe cha ra lệnh các con làm thi phú để tán tụng, ông làm xong bài phú Đồng Tước đài phú chỉ trong nửa canh giờ, khiến không chỉ Tào Tháo mà các quan trong triều kinh ngạc, nể phục.

Cùng với cha Tào Tháo, anh ruột Tào Phi, Tào Thực là 1 trong 3 nhân vật kiệt xuất của văn đàn Kiến An, tiếng tăm lẫy lừng với biệt danh Tam Tào. Hậu thế về sau nhớ đến ông qua giai thoại "Thất bộ thi" trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, và một số tác phẩm thi ca nổi tiếng như Lạc Thần phú, Tặng Bạch Mã vương Bưu, Khuê tình. ..

Tào Thực còn được biết đến như là một trong những người đầu tiên vận dụng sáng tạo dân ca vào thơ phú. Nhờ ông, thơ ngũ ngôn Trung Quốc đã phát triển đạt đến tinh hoa thời Kiến An. Danh sĩ Tạ Linh Vận thời Đông Tấn từng đánh giá về Tào Thực bằng một câu rất đắt như sau: "Văn chương trong thiên hạ cả thảy một thạch (tức 10 đấu), riêng Tử Kiến (Tào Thực) đã chiếm hết 8 rồi".

Theo nhà văn Nguyễn Hiến Lên thì "Tào Thực xứng đáng là đệ nhất thi nhân trong hai đời Tần Hán và là người mở đường cho lối thơ diễm lệ đời Lục Triều. Thơ của ông đặc sắc vì lời rất điêu luyện, có nhạc, có đối mà vẫn tự nhiên, đủ văn vẻ lẫn chất phác".

Nạn nhân của cuộc chiến tranh giành quyền lực trong tập đoàn Tào Ngụy

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là một mối họa - Ảnh 3.

Tạo hình Tào Phi trên phim. Ảnh: Sohu

Theo giai thoại, không ít lần Tào Tháo muốn phong Tào Thực làm Thế tử nối nghiệp nhưng vì nhiều đại thần khuyên không nên bỏ trưởng lập thứ nên mới không thực hiện việc đó. Tào Phi sợ địa vị Thế tử của mình không vững nên tìm mọi cách để "triệt hạ" Thực.

Có lần, Tào Tháo cử Thực đem quân xuất chinh. Phi nghe tin, sai chuẩn bị sẵn tiệc rượu tiễn, chuốc say em trai. Một lát sau, Tháo sai người đến giục lên đường nhưng mấy lần Thực vẫn chưa tỉnh rượu nên Tháo đành bãi bỏ việc sai Thực cầm quân. Đây là 1 trong những sự kiện mang tính bước ngoặt giúp địa vị Thế tử của Tào Phi thêm vững chắc.

Năm 219, Tôn Quyền chiếm được Kinh Châu, giết Quan Vũ sợ Lưu Bị báo thù, liền phái sứ giả đem thư gửi Tào Tháo tỏ ý sẵn lòng quy thuận và khuyên Tào Tháo nên thuận theo mệnh trời, lên ngôi xưng đế, Tào Tháo nhận thư, tiện tay đưa cho các thủ hạ xem rồi cười nói: "Thằng nhãi Tôn Quyền muốn nướng ta trên lò lửa đây". Từ khi Hán Hiến Đế về Hứa đô, việc triều chính và quyền chỉ huy quân đội hoàn toàn nằm trong tay Tào Tháo. Việc phế bỏ Hán Hiến Đế và tự mình xưng đế đối với Tháo là rất dễ dàng. Nhưng ông ta nghĩ rằng nhà Hán tuy đã vô cùng suy yếu, vẫn còn có danh nghĩa chính thống, nếu mình lên làm hoàng đế, mọi người chưa dễ phục tùng. Vì vậy, Tào Tháo cho rằng, việc Tôn Quyền xúi mình phế bỏ Hiến đế, tự xưng hoàng đế, là có ý đẩy mình vào thế bị thiên hạ phản đối. Trầm ngâm một lát, Tào Tháo nói: "Nếu quả thật là mệnh trời, ta sẽ chỉ làm Chu Văn Vương thôi" (ý nói để tới đời con sẽ chiếm ngôi hoàng đế).

Năm Kiến An thứ 25 (220), Tào Tháo mất, Thế tử Tào Phi kế thừa địa vị Ngụy vương của cha. Lên làm Ngụy Vương, Tào Phi không e ngại dư luận như Tào Tháo. Mùa thu năm đó. Tào Phi sai thân tín liên danh dâng thư lên Hán Hiến Đế, khuyên (thực chất là buộc) Hán Hiến Đế nhường ngôi cho Ngụy Vương, Hán Hiến Đế đã ngồi trên ngai vàng, làm hoàng đế bù nhìn suốt hơn ba mươi năm. Nay nhận được biểu của các đại thần, đành tuyên bố nhượng vị, đổi xưng là Sơn Vương công. Các đại thần còn bày ra một nghi thức nhường ngôi long trọng, để Hán Hiến Đế bưng ngọc tỷ dâng cho Ngụy Vương Tào Phi, tỏ rằng hoàn toàn tự nguyện.

Cũng trong năm 220, Tào Phi xưng đế, dựng nên triều Ngụy. Đó là Ngụy Văn Đế. Tào Phi truy xưng cha mình là Tào Tháo làm Ngụy Võ Đế.

Không lâu sau, Tào Phi tìm cách trừ khử mọi mối nguy hiểm với ngai vàng của ông. Tào Thực trước kia từng được Tào Tháo yêu mến cũng trở thành mục tiêu của Tào Phi. Tào Phi đã giết hết tâm phúc của Thực rồi sau đó phong Thực tước vị ở những nơi hẻo lánh, bị buộc phải rời kinh đô.

"Thất bộ thi": Tuyệt phẩm thi ca giúp Tào Thực thoát cái chết mười mươi

Cũng trong thời điểm này lưu truyền một giai thoại kinh điển, có người tố giác Tào Thực thường xuyên uống rượu mắng chửi Phi. Tào Phi lập tức cử người tới Lâm Trung bắt Tào Thực đem về Nghiệp Thành hỏi tội.

Vương thái hậu Biện thị nghe tin, cuống quýt sợ hãi vội chạy đến xin hộ Tào Thực mong Tào Phi nghĩ tình anh em cùng mẹ mà khoan thứ.

Tào Phi không thể không nghe lời mẹ. Vả lại, chỉ vì một chuyện nhỏ mà giết em ruột, cũng sợ mọi người chê cười, liền gọi Thực tới mắng: "Ta với ngươi tuy tình là anh em, nhưng nghĩa là vua tôi, nếu không kính nể Thái hậu, thì ta quyết không tha mạng cho ngươi. Xưa nay ngươi vẫn cậy tài, vậy hôm nay, để chuộc lỗi, ngươi hãy đứng trước ta bảy bước tiến về phía ta. Hết bảy bước chân, nếu không làm xong bài thơ thì ta sẽ chém. Trong lời thơ, ngươi không được nói gì tới hai từ huynh đệ và nhắc gì tới chuyện hôm nay. Ngươi có làm được không?" Tào Thực sụp lạy, nói: "Xin vâng mệnh". Sau đó, lùi xa bảy bước và ung dung tiến lên. Biện thị và các thị thần xung quanh chăm chú nhìn Tào Thực, phập phồng lo sợ.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là một mối họa - Ảnh 4.

Tạo hình Tào Thực trên phim. Ảnh: Sohu

Tào Thực đi lên. Một bước, hai bước, ba bước…, vẫn chưa đọc được gì. Mọi người, đặc biệt là Biện thị, càng lo thắt ruột. Bỗng nhiên, Thực ngẩng cao đầu, sang sảng đọc:

"Chử đậu nhiên đậu cơ

Đậu tại phủ trung khấp

Bản thị đồng căn sinh

Tương tiên hà thái cấp"

Dich:

"Cành đậu dun hạt đậu

Hạt đậu trong nồi khóc

Cùng một góc sinh ra

Đốt nhau sao quá gấp"

Từ bước thứ tư tới bước thứ bảy, mỗi bước đọc xong một câu thơ, và hoàn thành đúng như qui định khắt khe của Tào Phi.

Ý thơ khiến Tào Phi cũng phải trào lệ, ân hận. Ba mẹ con ôm nhau khóc. Mọi người vừa xúc động, vừa vui mừng cảm phục tài năng mẫn tiệp của Tào Thực.

Dù vậy Tào Phi vẫn triệt bỏ tước Lâm Truy hầu của Thực và giáng xuống một tước thấp hơn, bắt đi nhận chức xa kinh thành.

Câu chuyện "thất bộ thi" (bài thơ làm trong bảy bước) của Tào Thực trở thành một giai thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc và được truyền tụng mãi.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Tào Phi tha mạng cho Tào Thực dù biết đây là một mối họa - Ảnh 5.

Lối vào khu tưởng niệm và nơi đặt mộ phần của Tào Thực. Ảnh: Sohu

Về sau, đến đời con của Phi- Ngụy Minh đế Tào Duệ, Tào Thực tuy được mang tước Trần Vương nhưng trong khoảng thời gian hơn 10 năm, ông bị thuyên chuyển 6 lần và cuộc sống chẳng khác gì người tù bị giam lỏng. Dần dần, Tào Thực sinh nhàm chán, u uất, dẫn đến bệnh tật. Tháng 2/232, Tào Thực mất ở Ngụy Trần (nay là Hoài Dương, Hà Nam), hưởng thọ 40 tuổi.

Quốc Tiệp (Theo Người Đưa Tin)


TTO - Ngày 2-11, tỉ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đăng một bài "Thất bộ thi" của Tào Thực nói về huynh đệ tương tàn. Bài đăng ẩn ý này đang gây sốt, khiến nhiều người "đoán già đoán non".

Bài đăng của tỉ phú Elon Musk trên tài khoản Twitter của ông - Ảnh chụp màn hình

"Củi đậu luộc hạt đậu,

Hạt đậu trong nồi khóc.

Vốn sinh cùng một gốc,

Sao nỡ đốt thiêu nhau?"


that bo thi

Bài thơ trên có tên Thất bộ thi (Thơ 7 bước), được tỉ phú Mỹ Elon Musk đăng lên Twitter bằng tiếng Trung, đi kèm với chữ tiếng Anh "Humankind" (Nhân loại). Tài khoản Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc) của ông cũng đăng bài thơ này.

Động thái này liền gây nhiều sự chú ý. Hãng tin Reuters, Hãng tin Bloomberg, báo South China Morning Post, tờ Thời báo Hoàn Cầu... đồng loạt có bài viết về động thái này.

Bài đăng của ông Musk khiến người dùng mạng xã hội tò mò. Có người cho rằng bài đăng có liên quan tới vụ ông Musk tuyên bố sẽ góp 6 tỉ USD cứu đói nếu Liên Hiệp Quốc "sao kê" minh bạch.

Nhiều người khác cho rằng ông đang nói về tiền ảo vì từ "đậu" trong tiếng Trung Quốc được phát âm là "dou", nghe giống "doge" (một loại tiền ảo) trong tiếng Anh.

Theo Hãng tin Bloomberg, một số người dùng mạng cho rằng ông Musk đang ám chỉ tới sự cạnh tranh giữa tiền điện tử Dogecoin và Shiba Inu. Đồng Shiba Inu từng tăng 6% trong 24 giờ lên 0,00007 USD, trong khi Dogecoin giảm 2,65% xuống còn 0,269007 USD trong 24 giờ, theo trang CoinDesk. Tuy nhiên, cần lưu ý Trung Quốc đã cấm giao dịch tiền điện tử trên toàn quốc.

Còn tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho biết cũng có người phỏng đoán bài đăng này có liên quan vấn đề Đài Loan. "Ông Musk có biết điều gì đó về vấn đề Đài Loan không?" - một người dùng Weibo đặt câu hỏi đề cập đến căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Đài Loan.

elon-musk

Tỉ phú Elon Musk, người sáng lập Tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX - Ảnh: VCG

Thất bộ thi thuộc thể ngũ ngôn tuyệt cú, là bài thơ được cho là do Tào Thực, con Tào Tháo thời Tam quốc (năm 220 - 280), sáng tác. Bài thơ có hai phiên bản, một gồm sáu câu và một gồm bốn câu, được lưu truyền và chép lại trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi nối nghiệp cha trở thành Ngụy Vương. Tương truyền do nghi ngờ em ruột là Tào Thực có ý tranh quyền đoạt vị và cũng vì ghen tị với tài năng văn chương của ông, Tào Phi đã lệnh cho Tào Thực trong 7 bước phải làm thơ đề tài "anh em", mà không được dùng hai chữ này, nếu không sẽ bị xử tử.

Sau đó, Tào Thực mượn hình ảnh cây đậu, phúng dụ về việc anh em cùng một dòng máu, cùng một cội sao nỡ hại lẫn nhau.


Bình An

https://congnghe.tuoitre.vn/ti-phu-my-elon-musk-dang-that-bo-thi-day-an-y-reuters-bloomberg-thoi-bao-hoan-cau-ban-tan-20211102180029645.htm




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2010(Xem: 2122)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
30/10/2010(Xem: 2037)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
27/10/2010(Xem: 2164)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 18165)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 2994)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 6552)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 6161)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 7733)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 3499)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2069)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567