Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

19/10/202121:24(Xem: 14631)
57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
300_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tin Hoc


 Thiền Sư Tín Học (? - 1190)
Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
( thời Vua Lý Cao Tông)
 
🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước




Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 21/10/2021 (16/09/Tân Sửu)chúng con được học về Thiền Sư Thiền sư Tín Học (? - 1190), đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 300 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 
 

Sư họ Tô quê ở làng Chu Minh, phủ Thiên Đức. Gia đình chuyên nghề khắc bản kinh. Thuở nhỏ Sư theo học với Thầy Thành Giới, không thích giao du.

Năm ba mươi hai tuổi, Sư đến Thiền sư Đạo Huệ ở núi Tiên Du thọ giáo. Ở đây hầu thầy ba năm, Sư nhận được tông chỉ Thiền tông một cách sâu sắc. Sau đó, Sư một mình chống gậy du phương, đến chùa Quán Đảnh núi Không Lộ huyện Thạch Thất, Sơn Tây dừng lại trụ trì.

 

Sư Phụ giải thích:

- Thiền Sư Tín Học là một trong sáu đệ tử nối pháp của Thiền Sư Đạo Huệ gồm, thiền sư Tịnh Không, thiền sư Đại Xả, thiền sư Tín Học, thiền sư Trường Nguyên, thiền sư Tịnh Lực, thiền sư Trí Bảo.

- Thiền sư Đạo Huệ có lời di chúc rất sâu sắc để vào tâm của sáu vị đệ tử:”Loạn ly lan rộng, ái chừ, từ đó mà đến.” Ngài khuyến giáo luyến ái là đầu mối dẫn dắt thần thức đi tái sanh. Hành giả phải từ bỏ ái nhiễm ngay từ bây giờ, không chờ tới lúc ra đi.

- Thiền sư Tín Học có duyên lành được xuất thân từ gia đình chuyên nghề khắc bản kinh, nên từ nhỏ không thính giao du với bên ngoài, lo đọc kinh sách và rồi phát tâm xuất gia tu học với thiền sư Đạo Huệ và cuối cùng đắc pháp với Ngài.

 

  Sư ở trước Phật đốt ngón tay cúng dường và phát nguyện lớn:

- Con đã nhiều kiếp trôi lăn trong trần lao, nay nguyện dứt hẳn không còn tạo lại.

 

Sư Phụ giải thích:

- Khi ra trụ trì, trước bàn thờ Phật, Sư phát đại nguyện, đốt ngón tay cúng dường. 

- Sư Phụ giải thích cách đốt ngón tay, quấn vải vào ngón tay rồi thấm dầu và đốt, nóng thật khủng khiếp, người phát tâm phải đầy dũng lực kiên cường.

- Sư Phụ kể trong kiếp quá khứ, Đức Thế Tôn đã từng bố thí mắt, tay, máu thịt…để cầu pháp.

- Riêng bản thân Sư Phụ, trong lễ thọ giới tỳ kheo,Sư Phụ đã phát nguyện dự lễ tấn hương để được đốt liều hương trên đỉnh đầu ba chấm. Sư Phụ có chỉ ba chấm trên đỉnh đầu của Sư Phụ.

- Sư Phụ kể Thầy Hạnh Nguyện, Thầy Hạnh Tấn, Thầy Đồng Văn phát nguyện đốt ngón tay tại Đại Tháp Giác Ngộ sau khi hoàn tất chuyến bái hương tam bộ nhất bái từ Vườn Lộc Uyển, Thành Ba La Nại về đến Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ




Kính mời xem tiếp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2454)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
05/05/2011(Xem: 2505)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10636)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4282)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2421)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2116)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 3039)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2719)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2506)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3626)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]