Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

79. Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diêu, Tổ thứ 55, đời thứ 18 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202109:08(Xem: 15906)
79. Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diêu, Tổ thứ 55, đời thứ 18 Thiền Phái Lâm Tế

 225_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Nguyen Dieu





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295), ngài thuộc đời thứ 22 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 18 của Thiền Phái Lâm Tế.

 

Sư nguyên họ Từ, đạo hiệu là Cao Phong, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch năm Mậu Tuất 1238, nhằm niên hiệu Gia Hy thứ 2, đời vua Tống Lý Tông triều Nam Tống, nguyên quán huyện Ngô Giang, phủ Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay).

 

Năm 15 tuổi, Sư phát tâm xuất gia, đến năm 17 tuổi thọ Cụ túc (được đặc cách trước 3 năm), khi tròn 18 tuổi theo học với Đại sư Pháp Trụ ở chùa Mật Ấn về giáo pháp Thiên Thai và ngộ được ý chỉ.

 

Sư phụ giải thích: khởi đầu hành trình tu tập, Ngài có duyên với giáo pháp Thiên Thai do đại  sư Trí Khải (538-597) sáng lập trên núi Thiên Thai,  tông này dựa vào tư tưởng kinh Pháp Hoa làm tông, phát xuất từ tổ sư Long Thọ ở Ấn Độ.

Tông Thiên Thai nêu 3 chân lý:

1/ Không: mọi pháp không có tự tánh, thật thể nhất định
2/ Giả: tuy thế, mọi pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được;
3/Trung: tổng hợp hai chân lý đầu, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.

Tiếp đó, Ngài Cao Phong đến cầu pháp với Hòa thượng Đoạn Kiều Diệu Luân, dạy tham cứu "Sanh từ đâu đến, chết trở về đâu?" Ý phân hai đường, tâm không quy nhất.

Sau cùng ngài yết kiến Thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm, dạy khán chữ Không. Lại dạy mỗi ngày đến trình một lần, như người đi đường mỗi ngày cần thấy công trình, nhân thấy nói mới có thứ tự. Rốt sau đến ngài không hỏi chỗ công phu. Ngài tham thiền quán tưởng trong thời gian rất lâu nhưng không đạt rốt ráo.

Một hôm ngài vào phương trượng đường, thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm hỏi: “ai cùng ông kéo tử thi đến đây”.

Tiếng chưa dứt, ngài liền đi ra. Sau đến Kính Sơn, vừa vào thiền đường, tôi như trong mộng chợt nhớ câu "Muôn pháp về một, một về chỗ nào?" Từ đây nghi tình phát hiện, không còn phân biệt đông tây nam bắc. Ngày thứ sáu ở đây, theo chúng lên gác tụng kinh, vừa ngước đầu nhìn lên chợt thấy bài Chơn Tán của TS Ngũ Tổ Pháp Diễn, hai câu sau:

Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày,
Gắng công suy xét nguyên lai là gì.

 Sau đó ngài đến Cảnh Sơn tiếp tục tu tập. Vừa vào thiền đường, tự nhiên như trong mộng, ngài nhớ câu “muôn pháp về một, một về chỗ nào”, từ đây nghi tình phát hiện không còn phân biệt đông tây nam Bắc, ngài theo chúng lên gác tụng kinh.


Kính mời xem tiếp





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4807)
Sáng sớm đã nhìn thấy lá vàng rụng đầy sân. Ừ, đang mùa thay lá mà. Sân chùa có nhiều cây cao bóng mát cho khách thập phương ghé lại tham ...
10/04/2013(Xem: 8953)
Trong ngôi chùa lá nhỏ nằm gần một con suối nhỏ, thầy trò tôi đã có một đời sống tu hành đạm bạc yên vui. Sáng sáng thầy cùng các vị sư huynh ra ...
10/04/2013(Xem: 4548)
Nằm trong góc sân chuồng, con Bê uể oải nhai lại mớ rơm khô mà mắt nó cứ ngó mông lung ra ngoài. Nơi ấy có mấy bụi tre già, thỉnh thoảng vang ...
10/04/2013(Xem: 4176)
Bóng chiều buông xuống. Những tia sáng cuối cùng đi qua mảnh sân nhỏ còn rơi rải lại chút nhạt nắng mong manh trên những thân cây đang ngã ...
10/04/2013(Xem: 4369)
Một bóng người thoăn thoắt bước đi, thỉnh thoảng quay đầu nhìn ra hai bên đường đầy vẻ tư lự. Lúc này vần trán thanh tú khẻ nhíu lại, trầm ngâm nghĩ ...
10/04/2013(Xem: 5751)
Tôi mang loại giày vải màu đen đó đã ba mươi năm. Còn xâu chuỗi màu đỏ luôn ở bên mình (không phải là loại mã não thứ thiệt đâu) cũng tròm ...
10/04/2013(Xem: 4374)
Quân bước xuống xe, rẽ vào con đường đất đỏ, nơi có chiếc cổng Tam Quan màu xanh rêu cổ kính. Gần bên với tấm biển thấp nhỏ ghi rõ hàng ...
10/04/2013(Xem: 6069)
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp đi lại trên dòng sông này. Bờ bên kia là vườn cây trái xum xuê vươn thẳng tới tận cuối đường chân mây. Xa xa…. từng cánh đồng lúa xanh non trải rộng trông như tấm màn nhung giăng kín cả mặt đất, làm cho những cánh cò cứ chao nghiêng bay lượn theo hương mùi mạ mới.
10/04/2013(Xem: 4666)
Dừng chân bên khu vườn rợp bóng mát của những táng cây cổ thụ, Người lữ khách đặt nhẹ chiếc ba lô xuống, rồi ngồi thư giản trên một tảng đá trong tư thế toạ thiền đếm hơi thở. Dù từng đi đây đó nhiều, cảm thụ biết bao kỳ quan dị cảnh cuả đất trời, nhưng chàng vẫn bị thu hút trước vẻ đẹp huyền ảo của buổi ban mai rực vàng bóng nắng. Nhiều người khác cũng lần lượt kéo tới, không gian bao trùm trong sự chiêm bái thành kính mà yên lặng tôn nghiêm. Đến với miền đất Phật xa xôi này, Du Tử chợt nghe lòng thoáng chút nhẹ nhàng thanh thản an vui.
10/04/2013(Xem: 4324)
Hình ảnh ngôi chùa, dòng sông, cây đa bến nước đã quá đổi thân quen và gắn bó đời người qua từng làng xã quê hương. Để rồi khi tất cả khung cảnh nên thơ bình dị ấy chỉ còn là chút hoài niệm xa xôi thì nó bổng trở thành một thứ biểu tượng thiêng liêng, ẩn chứa biết bao niềm thương nỗi nhớ đến nao lòng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]