Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

30/08/202112:06(Xem: 14198)
28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông


271_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Quang Tri


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền sư Quảng Trí, ngài thuộc đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông.

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 271 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư Phụ nhắc, đời thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông có 3 vị thiền sư, thiền sư Bảo Tánh, thiền sư Minh Tâm và thiền sư Quảng Trí.

Thiền sư Quảng Trí là đệ tử của thiền sư Thiện Lão, thiền sư Thiền Lão đồng thời với thiền sư Định Hương.


Tiểu sử của thiền sư Quảng Trí rất ngắn, không có nói nhiều về đời của Ngài. Sư Phụ sẽ nói thêm những đời của thiền sư khác có liên quan với ngài.

Sư họ Nham, người ở kinh đô, là anh của Hoàng phi Chương Phụng, vốn người không ưa cái đẹp xa xỉ bên ngoài, chỉ thích giữ khí tiết thanh cao của mình.

Năm đầu niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059, thời vua Lý Thánh Tông), Sư từ bỏ thế tục đến tham vấn với thiền sư Thiền Lão ở Tiên Du. Ngay một câu nói của Thầy, Sư nhận được yếu chỉ. Từ đó, năm tháng miệt mài, Sư dốc hết chí vào thiền học, chưa bao lâu tiếng tăm vang xa khắp nơi.



Sư Phụ giải thích:
Sử liệu không ghi rõ Sư Quảng Trí nghe một câu gì từ Thiền Sư Thiền Lão mà ngộ đạo, nhưng ngài có một điểm chung với vị tổ khai sáng ra dòng thiền này là ngài Vô Ngôn Thông,  khi đến đạo tràng của ngài Bách Trượng Hoài Hải và ngài Vô Ngôn Thông nghe một câu liền ngộ tánh, đó là câu:

“Tâm địa nhược không, Huệ Nhật tự chiếu” (Mảnh đất tâm không có “cỏ dại” phiền não thì mặt trời trí tuệ sẽ liền chiếu đến).

 

Về sau, Sư trụ trì chùa Quán Đỉnh ở núi Không Lộ, thường mang 1 y nạp, ăn uống rất đạm bạc. Sư cùng tăng Minh Huệ kết bạn đồng tu. Người đời cho là “Hàn Sơn, Thập Đắc tái thế”.


 

Sư Phụ kể lại giai thoại về hai Ngài Hàn Sơn, Thập Đắc là ai?

Hàn là lạnh, Sơn là núi, Ngài từ trong núi Hàn Sơn đi ra, là Bồ Tát hiện thân, nên người đời gọi ngài là Hàn Sơn.

Thập Đắc là do Hoà Thượng Phong Can lượm được ở ngoài chợ đem giao cho đệ tử ở chùa nuôi dạy. Thập Đắc lo việc hương đăng trong trai đường. Thập Đắc hay dở chứng leo lên toà ngồi ăn cơm với Phật và gọi những vị khác là “tiểu Thanh Văn” nên bị cho xuống nhà bếp nấu cơm, lặt rau, rửa chén.

Thập Đắc xuống nhà trù thấy họ làm việc cẩu thả, đổ cơm xuống đất, Thập Đắc lượm cơm thừa, đồ dư mà ăn, ngài cũng để thức ăn này vào ống tre gởi tặng cho bạn ngài là Hàn Sơn ăn. Hai vị chơi thân với nhau.

Hàn Sơn mặt mũi hốc hác, khắc khổ, xấu xí, ăn cơm thừa, ăn xong đi kinh hành, thường hay nói “tam giới luân hồi “.

Có một lần quan thái thú tên là Lư Khâu Dận đi nhậm chức ở Đan Khâu, giữa đường bị ngả bệnh, Hoà Thượng Phong Can ứng hiện, lấy một ly nước, bún vài ngón tay thì hết bệnh liền.

Thái thú hỏi:

- thời này có ai tu đắc đạo?

Hoà Thượng trả lời:

-nếu tìm người đắc đạo thì ở chùa Quốc Thanh có hai vị, ngài Hàn Sơn là hoá thân Bồ Tát Đại Trí Văn Thù, ngài Thập Đắc là hoá thân Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. Nói xong Hoà Thượng đi ngay.

Quan thái thú vui mừng chạy đến chùa Quốc Thanh gặp thầy tri khách hỏi xin đến đảnh lễ hai Ngài Hàn Sơn, Thập Đắc. Thầy tri khách ngạc nhiên vì sao quan thái thú đi đảnh lễ  hai vị cuồng tăng này làm gì nhưng quan thái thú nài nĩ cuối cùng được dẫn xuống nhà bếp chùa để gặp hai ngài.

Quan Thái Thú thấy hai ngài  Hàn Sơn và Thập Đắc đang rửa chén, liền quỳ xuống đất lạy 2 ngài, các quan theo hầu ngạc nhiên.

Quan Thái Thú thưa:

- Bạch hai ngài Bồ Tát, con là quan thái thú đảnh lễ hai ngài và xin hai ngài khai thị.

Ngài Hàn Sơn và ngài Thập Đắc bảo Hoà Thượng Phong Can nhiều chuyện, và cho biết Hoà Thượng Phong Can là hoá thân Đức A Di Đà Phật, sao không đảnh lễ mà đảnh lễ chúng tôi. Sau đó hai ngài liền cỏng nhau chạy vào núi Hàn Sơn mà ẩn mất.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4732)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13063)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9894)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15283)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15706)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14490)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14868)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7745)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19002)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14717)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]