Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nhận chân thành của một Phật tử khi xem Website Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN được thành lập tại hải ngoại.

27/07/202116:49(Xem: 11151)
Vài cảm nhận chân thành của một Phật tử khi xem Website Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN được thành lập tại hải ngoại.
trang web hoang phap



Vài cảm nhận chân thành của một Phật tử khi

xem Website Hội Đồng Hoằng Pháp

của GHPGVNTN được thành lập tại hải ngoại. 

(Nhân lễ Vía Quan Thế Âm thành đạo 19/6

kính dâng quý Đức Bồ Tát hiện đời trong Hội Đồng Hoằng Pháp của GHVNTH ) 


Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu  thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng  những người con  đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu  2021 đã thành lập được  hai trang Website Phật học tại hải ngoại : 

  • Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo 
  • trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn  chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ 

Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt  bỏ  rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo  đà  tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm  đọc lại những tác phẩm , biên  soạn, dịch thuật  của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học  giả nghiên cứu khắp nơi . 

May mắn thay với phương tiện kỷ thuật hiện đại chúng ta có thể tìm lại bất cứ một quyển kinh nào trong Đại Tạng Kinh đã được phiên dịch và luận giải. 

Thế nhưng vẫn có nhiều kẻ hở như lời Thông bạch sau của Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ - Cố Vấn chỉ đạo của Hội Đồng Hoằng pháp GHPGVNTN như sau 

" Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu.

Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người." 

Vì lý do đó tôi đã dành thật nhiều thì giờ để xem lại chủ trương và mục đích sự ra đời của Hội Đồng Hoằng Pháp và sự có mặt của trang website hoangphap.org để rồi hoan hỷ viết vài lời cảm nhận chân thành giới thiệu cùng các đồng  đạo ....cùng nhau chúng ta. tiếp nối mạng mạch từ bi, trí tuệ, dũng mãnh vô song của Phật giáo Việt Nam nhé 

Với lời ngỏ của LỐI VÀO trang mạng Hoằng Pháp như sau 

"Giới thiệu và xiển dương Phật pháp bằng ngôn ngữ như thật, tri kiến như thật.

Mở ra cánh cửa cho những ai đang tìm kiếm sự an lạc tĩnh lặng của nội tâm; cứu mình, giúp người, xoa dịu và hàn gắn những đổ vỡ chia ly của gia đình, xã hội; góp phần giải quyết những khổ đau triền miên của nhân sinh, kiến lập thế giới hòa bình, nhân ái.

Nối lại và mở rộng con đường của 25 thế kỷ truyền trì đạo lý giải thoát giác ngộ bằng phương tiện và kỹ thuật hiện đại, sao cho những thế hệ tương lai có thể tiếp nhận Phật pháp một cách hiệu quả và thích hợp nhất hầu áp dụng vào cuộc sống đầy biến động và thay đổi từng ngày của ngôi làng thế giới." 

Hẳn các bạn cùng tôi đã thấy được phương hướng hoằng pháp của GHPGVNTN  trong thế kỷ này rồi bạn nhỉ ! 

Trộm nghĩ  :Đạo Phật  chủ trương có mối giao hòa, gắn kết giữa vạn vật – con người và đó là điều  thực sự tồn tại trong mối tương quan với những người khác trong khi cuộc sống con người rất đơn giản ...chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi nhưng xã hội chúng ta lại cần một chữ “Chân” ....Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của loài người chúng ta......và tôi đã từng tóm tắt ( Bài của H T Thích Trí Quang trong Phật Giáo Hải Ngoại số 17 ) với 10 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO sau khi đọc trên trang mạng hoằng  pháp những ngày đầu tiên như sau

1- IN NHƯ THẬT 

(lý thuyết , phương pháp, kết quả đều hợp lý ) 

2- TÔN TRỌNG SỰ SỐNG 

3- CHỈ THỪA NHẬN SỰ TƯƠNG QUAN SINH TỒN 

4- XÁC NHẬN NGƯỜI LÀ TRUNG TÂM ĐIỂM CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 

5- CHÚ TRỌNG “ Đối trị tâm bịnh con người trước hết 

6- ĐÀO LUYỆN CON NGƯỜI THÀNH BI TRÍ DŨNG 

  Bi là tôn trọng quyền sống của người khác 

  Trí là hành động sáng suốt lợi lạc cho mình và người 

  Dũng là hành động quyết tâm quả cảm 

 nhưng ....Dũng nếu không có Bi và Trí sẽ trở nên tàn ác .

   .......Bi nếu không trí và Dũng sẽ trở nên tình cảm ủy mị, nhút nhát

  .......Trí nếu không Bi và Dũng sẽ gian xảo và mộng tưởng 

7-KIẾN THIẾT MỘT XÃ HỘI MỚI 

( mà trong đó căn bản là con  người mới bình đẳng trong nhiệm vụ và trong hưởng thụ ) 

8-TIẾN LÊN VÔ THƯỢNG GIÁC 

( địa vị vô minh toàn diệt và trí tuệ toàn giác (

9- PHẢI TỰ LỰC GIẢI THOÁT( tinh thần tuyệt đối cần thiết)

10- HIỆN CHỨNG THỂ NGHIỆM

Và có thể nói khó  thể dùng lời nào để diễn tả nổi ngạc nhiên của tôi khi đọc lại Thông Bạch từ văn phòng của Ngài HT Thích Tuệ Sỹ "Phật sự trọng đại này không thể đảm trách chỉ bởi một cá nhân, hay một hội đoàn riêng lẻ, mà phải là sự nghiệp chung của bốn chúng đệ tử. Vì lợi ích an lạc và cứu cánh giải thoát của mỗi cá nhân, tự mình học hỏi, thông hiểu giáo lý, tự mình tu luyện bản thân, và đồng thời trao truyền những ích lợi thiết thực mà bản thân đã thể nghiệm qua quá trình tu học, vì lợi ích và an lạc của nhiều người, của các cộng đồng dân tộc và xã hội." 

Kính xin tán dương Ngài Cố Vấn chỉ đạo của HĐHP Thích Tuệ Sỹ như đúng với những lời đã được các học giả đã ca tụng Ngài trong mục Nhân Vật Phật Giáo của Trang Nhà Quảng Đức như sau:

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, ông quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Ông thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật [1]. Lúc bị bắt năm 1984 ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển[2].

Ông qui y Phật lúc 7 tuổi, học Phật pháp trong Viện Hải Đức tại Nha Trang, rồi sau đó là tại Thiền viện Quảng Hương Già Lam tại Sài Gòn.

Ông tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học năm 1964, Viện Đại học Vạn Hạnh phân khoa Phật học năm 1965, được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học nổi tiếng. Ông là Chủ bút của tạp chí Tư tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ông cũng làm thơ, viết một số truyện ngắn đăng trên tạp chí Khởi hành (1969-1972), Thời tập (1973-1975). Ngoài ra ông cũng hiểu biết rất nhiều trong lĩnh vực triết học Tây phương. Ông là người đầu tiên thuyết trình về Michel Foucault tại Việt Nam.

Sau năm 1975 ông về lại Nha Trang, đến năm 1977 thì vào TP. Hồ Chí Minh sống tại Thị Ngạn Am, chùa Già Lam. Đầu năm 1978 ông bị đưa đi học tập cải tạo 3 năm, đến năm 1980 thì được trả tự do.

Ngày 1 tháng 4 năm 1984 ông bị bắt cùng với ông Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát). Tổ chức Ân xá Quốc tế tin rằng nguyên nhân việc bắt giữ Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu là do 2 ông là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) và các lưu tâm cũng như kính trọng các công trình nghiên cứu về Phật giáo và tác phẩm của họ đã phát sinh vào thời điểm chính quyền Việt Nam đang cố gắng kiểm soát hội Phật giáo[3].

Tháng 9 năm 1988 ông và Lê Mạnh Thát bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tháng 11 năm 1988 sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân[1]. Ngày 1 tháng 9 năm 1998 ông được thả tự do từ trại Ba Sao-Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Một năm sau đấy, do vì tiếp tục hoạt động cho GHPGVNTN, ông cùng với Thích Quảng Độ lại bị đe dọa giam giữ và bị công an triệu tập tra hỏi[4]

Năm 1998 tổ chức Human Rights Watch đã tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards cho ông và 7 người Việt khác (Hoàng Tiến, nhà văn Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thụy, Thích Trí Siêu và 2 người được dấu tên)[5][6]. Tháng 4 năm 2000 công an đã đến khám xét chùa nơi cư ngụ của Thích Quảng Độ và Thích Tuệ Sỹ. Và từ 2004 ông dường như luôn bị quản thúc ( theo tin RFA) 

Và đến năm 2021 này Mục đích và đường hướng của HĐHP đã được Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Cố Vấn Chỉ Đạo HĐHP minh thị như sau:

- Mục đích: Con đường truyền bá của đệ tử Phật là để mang lại an vui hạnh phúc cho số đông chứ không phải để vinh danh hay làm lớn mạnh tự thân Phật giáo. HĐHP được thành lập cũng không ngoài sứ mệnh “hoằng pháp lợi sinh” mà lịch đại tổ sư đã thực hiện trên 2500 năm qua; đặc biệt là tiếp nối mạng mạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong lý tưởng phục vụ nhân loại và dân tộc.

- Đường hướng: Phương tiện để hoằng truyền Chánh Pháp của đệ tử Phật là văn hóa, giáo dục, hướng về tất cả các tầng lớp xã hội, quốc gia và quốc tế; đặc biệt nhắm vào các thế hệ tương lai trong một thế giới đầy dẫy biến động và đổi thay từng ngày. Cụ thể, cần thực hiện các Phật sự như sau:

a) Kế thừa công cuộc phiên dịch kinh điển của Thầy-Tổ (qua Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng thành lập từ năm 1973), kiện toàn việc phiên dịch và chú giải bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam với ngôn ngữ chuẩn mực hàn lâm;

b) Thành lập đại học Phật giáo hải ngoại để thâu nhận và đào tạo Tăng Ni trẻ trong nước, hoặc bảo trợ từng Tăng Ni trẻ đi du học tại các đại học ngoài nước; tạo điều kiện cho họ làm việc về văn hóa, giáo dục, hoặc tham gia ban phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam;

c) Thành lập giảng sư đoàn, giáo thọ đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của quần chúng Phật tử khắp nơi;

d) Lập trang mạng của HĐHP, cùng với việc xuất bản sách báo Phật giáo Việt ngữ hoặc song ngữ nhằm giới thiệu và hướng dẫn tuổi trẻ học Phật, góp phần đem lại an vui phúc lạc cho dân tộc và nhân loại.

e) Lập Ban Bảo Trợ nhằm cung ứng, tài trợ cho tất cả các dự án ngắn hạn và dài hạn của HĐHP.

Cuộc họp cũng đã thông qua việc hình thành khung sườn nhân sự thuộc HĐHP với sự tham gia của chư tôn đức Tăng Ni và Cư sĩ vào 4 Ban chính sau đây:

 

Cố Vấn Chỉ Đạo: HT. Thích Tuệ Sỹ (Việt Nam)

Chánh Thư Ký: HT. Thích Như Điển (Đức quốc)

Phó Thư Ký: HT. Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ)

 

Ban Truyền bá Giáo lý (Giảng sư và Giáo thọ):

Cố vấn: Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

Phó Ban: Hòa Thượng Thích Thái Siêu (Hoa Kỳ)

Phụ tá: Thượng tọa Thích Tuệ Uyển (Hoa Kỳ)

Thư Ký: Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (Đức quốc) 

 

Ban Phiên dịch  & Trước tác: 

Cố vấn: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Phó Ban: Hòa thượng Thích Thiện Quang (Canada)

Phụ tá: Thượng Tọa Thích Như Tú (Thụy Sĩ), Đại Đức Thích Hạnh Giới (Đức quốc), 

Sư Bà Thích Nữ Giới Châu (Hoa Kỳ), Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm (Pháp quốc),

Sư Cô Thích Nữ Giác Anh (Úc Châu).

 

Ban Báo chí & Xuất bản (Thông Tin):

Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu)

Phó Ban: TT Thích Hạnh Tuệ, Cư Sĩ Tâm Quang (Hoa Kỳ)

Thư Ký: Cư Sĩ Tâm Thường Định (Hoa Kỳ)

Ban Viên: Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang, Quảng Tường – Lưu Tường Quang,

Nguyên Đạo – Văn Công Tuấn, Nguyên Trí – Nguyễn Hòa (Phù Vân),

Quảng Trà – Nguyễn Thanh Huy, Thanh Phi  – Nguyễn Ngọc Yến, v.v...

 

Ban Bảo trợ:

Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Tâm Hòa (Canada)

Phó Ban Úc Châu: Thượng Tọa Thích Tâm Phương (Úc Châu)

Phó Ban Âu Châu: Thượng Tọa Thích Quảng Đạo (Pháp), 

Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước (Đức)

Phó Ban Châu Mỹ: Ni Sư Thích Nữ Nguyên Thiện (Hoa Kỳ)

Thủ Quỹ: Ni Sư Thích Nữ Bảo Quang (Canada)

Thư Ký: Ni Sư Thích Nữ Đức Nghiêm (Canada)

Lời kết : 

Tự hào là người Phật Tử có được gia tài vô giá của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và  nhất là từ năm 2003 khi trở về Phú Quốc để thăm lại dì tôi ( Ni sư Thích Nữ Diệu Thuyền trụ trì chùa Hùng Long Tự tại Phú Quốc / VN ) và đã được trao truyền tất cả gia tài kinh sách của Sư Bà cùng lời giáo huấn của Sư Ông ( Sư Phụ Bà người khai sơn chùa Long Vân tại Gia Định trước 1940 ) sau khi đã xem xét căn cơ  của tôi và kể từ ngày ấy đến nay tôi đã không phụ lòng Sư Bà đã tin tưởng . 

Và năm nay quả  là một đại phước đuyên đã  đến với tôi (dù  bước vào tuổi đông ) vẫn còn tìm được một Hội  Đồng Hoằng Pháp. để nương tựa tâm linh (dù biết rằng tự mình phải đốt đuốc soi đường nhưng ít ra phải có bản đồ trong tay ) thì mục đích và đường hướng của HĐHP và ban biên tập của trang thật là điều mà tôi không hề dám  mơ nghĩ tới . 

Kính xin dâng lời tri ân đến quý Ngài trong Hội Đồng Hoằng Pháp và riêng với với ban Báo Chí và Thông Tin kính  xin được hân hoan gửi lời chào mừng của người  hằng mong  đón nhận những tác phẩm, đã được chọn lọc và online trên trang mạng hoằng pháp như được ngọn đèn chánh pháp soi đến những nơi tăm tối,vì quý Thầy đã trang bị được cho mình một Chánh Kiến , một Chánh Tư Duy và dĩ nhiên đã Trạch Pháp và viên dung Sự, Lý! 

Con mạo muội kính dâng HT Tuệ Sỹ cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng quý Cư Sĩ Trí Thức 

trong Hội Đồng Hoằng Pháp vài ý thơ với chân tình của người viết : 

 

Kính ngưỡng Ngài Cố Vấn Chỉ Đạo Hội Đồng Hoằng  Pháp 

Hậu bối trộm nghĩ rằng :Người có trí phải biết tự bảo vệ mình

Tránh  xa  nơi nguy hiểm ...tìm một điểm tựa tâm linh 

Thấy, nghe,  hiểu biết nhưng không nhiễm,  không dính mắc ! 



Hạnh phúc thay .... lời chỉ dạy trình bày thật tâm đắc ! 

 Rỡ ràng giá trị, hương vị đời sống  tu hành.

Thể hiện  Bi Trí Dũng.... bậc chánh nhân thành toàn 

Kính đảnh lễ và tôn vinh Ngài ...Danh Tăng Uyên Bác! 

Đức Độ Vị Tha ...cao vời bát ngát !!! 



Kính ngưỡng các ban ngành cùng Ngài Chánh, Phó Thư Ký 

Còn gì vui hơn được tham cứu Giáo Pháp Đức Bổn Sư 

Từ những Trưởng tử Như Lai nhuần thấm được Chân Như 

Truyền  trao kinh nghiệm ....liễu  sinh thoát tử  ! 



Nguyện  tin quả quyết, không thối chuyển trong mọi hành xứ 

Kính xin truyền bá rộng rãi đến bạn đồng môn 

Cùng  chí hướng...Chỉ Quán miên mật bặt ngữ ngôn 

Tứ trọng Ân ...Ân quý Ngài luôn ghi  nhận 

Chắp tay cung kính ...lãnh thọ phước điền trao tặng ! 




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 

Huệ Hương 

Melbourne 28/7 /2021 




 

facebook-1



***
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2021(Xem: 4509)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
14/04/2021(Xem: 10636)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
03/02/2021(Xem: 4112)
Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu. Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).
30/01/2021(Xem: 6055)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
28/01/2021(Xem: 7205)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
27/01/2021(Xem: 14622)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 17/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 26/ ĐỨC ĐA BẢO NHƯ LAI Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn ly giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhị tắc câu ly. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
25/01/2021(Xem: 28126)
Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 23, đảnh lễ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 14/07/2020 (24/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 23/ĐỨC PHẬT PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA Chơn tánh hữu vi không Duyên sanh cố như huyễn Vô vi, vô khởi diệt Bất thật như không hoa. Nhất tâm đảnh lễ Thường tịch quang độ thanh tịnh diệu pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nơi thể tánh chân như, Pháp hữu vi không thật, Duyên sinh, nên như huyễn; Vô vi không sinh diệt, Cũng không phải thật pháp, Như hoa đốm hư không. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Lô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thí
20/01/2021(Xem: 7348)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
19/01/2021(Xem: 23400)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]