Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin đăng tải về những chương trình từ thiện giúp đỡ cho người nghèo, cứu trợ ủng hộ bão lụt thiên tai, thậm chí kêu gọi đóng góp xây dựng chùa chiền, những công trình văn hóa tâm linh v.v… rất nhiều trường hợp danh xưng “Mạnh Thường Quân” được nhắc đến để chỉ những người có tấm lòng độ lượng, biết yêu thương người khác, giúp đỡ kẻ khốn cùng…Theo thiển ý của người viết, dù Mạnh Thường Quân có tốt nhưng cũng không đến độ như một biểu tượng như thế. Theo lịch sử ghi lại thì những đóng góp của ông ta hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật sự, hay giá trị tâm linh, còn từ thiện thì cũng không có gì đáng kể. Tất cả những việc làm của ông gần như thuần túy thiên về phương diện chính trị. Có lẽ do suốt chiều dài bị nền phong kiến Trung Quốc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm nên có những ảnh hưởng đến văn hóa, tập tục, ngôn ngữ và cũng có thể ảnh hưởng danh xưng Mạnh Thường Quân này. Chúng ta cùng tìm hiểu một số nét chính về nhân vật này để thấy rõ việc dùng danh xưng Mạnh Thường Quân như một biểu tượng của công việc từ thiện có thích hợp hay không?
1- Tóm lược thân thế và sự nghiệp:
Mạnh Thường Quân (? – 279 TTL[i]) tên thật là Điền Văn, người nước Tề (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung quốc), làm Tể tướng nước Tề thời Chiến Quốc và là một trong Chiến Quốc tứ công tử[ii]. Phụ thân của ông là Điền Anh, con thứ của Tề Uy Vương, vua thứ ba của Điền Tề, em khác mẹ với Tề Tuyên Vương, vua thứ tư của Điền Tề. Thời Tuyên Vương đã phong cho Điền Anh làm Tướng quốc, phong cho ở đất Tiết. Sau khi Điền Anh qua đời, thụy phong Tĩnh Quách Quân. Điền Văn lên kế nghiệp, tiếp tục chiêu tập tân khách cùng kẻ mang tội bỏ trốn ở khắp các nước chư hầu[iii] nên thực khách quy tụ về rất đông.
Mạnh Thường quân làm Tể tướng nước Tề, đến đời Tề Mẫn Vương thế lực mạnh mẽ, sau khi diệt Tống thì nghi ngờ và tin theo những lời đồn đại Mạnh Thường quân mưu phản, một phần thấy Mạnh Thường Quân thanh thế quá lớn, uy hiếp địa vị của mình. Năm sau, Tề Mẫn Vương nói với Mạnh Thường Quân: "Quả nhân không thể lấy thần của tiên quân làm thần của mình", liền quyết định thu hồi tướng ấn của Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân sợ chết nên bèn chạy sang nước Ngụy, Ngụy Chiêu Vương cho làm Tể tướng, phía Tây hòa hợp với Tần và Triệu, cùng Yên đánh phá Tề, Tề Mẫn Vương trốn đến ấp Cử và mạng vong nơi đó. Tề Tương Vương lên ngôi, bèn giảng hòa và kết thân lại với Tiết Công. Sau khi Điền Văn chết, thụy phong là Mạnh Thường Quân, điều đáng tiếc là các con cháu của Mạnh tranh nhau kế vị rất khốc liệt. Lúc bấy giờ Tề - Ngụy liên kết lại tiêu diệt toàn bộ ấp Tiết là đất phong của Mạnh, làm cho Mạnh Thường Quân không người nối dõi [iv].
2- Chiêu nạp môn khách:
Chiêu nạp môn khách là cách làm khá phổ biến trong giới quyền lực giàu có thời phong kiến[v] nhằm củng cố địa vị và tạo uy danh của chính mình, Mạnh Thường Quân cũng không ngoại lệ, ông chiêu tập rất nhiều môn khách. Môn khách của Mạnh bao gồm mọi thành phần trong xã hội. Cái mỹ từ chiêu hiền đãi sỹ nhưng thực chất đây là một thế lực ngầm trong xã hội. Môn khách tuy nhiều nhưng bậc hiền tài thì rất hiếm. Sử gia Tư Mã Thiên đã từng đề cập tại ấp Tiết, tức quê hương của Mạnh, rằng có nhiều thanh niên hung bạo hơn hẳn những nước như nước Trâu và Lỗ, lý do là vì Mạnh Thường quân chiêu tập hiền sĩ trong thiên hạ và cũng bao gồm luôn những kẻ gian, không chịu làm ăn, lêu lổng[vi]. Đa phần đến cũng vì nương tựa cơm áo mà thôi. Điều này được minh chứng khi Mạnh bị thất sủng thì hầu hết môn khách đều bỏ đi[vii].
Tuy nhiên những môn khách này đều được chia ra làm 3 bậc: Khách thượng đẳng gọi là “Đại xá”. Đại xá là gồm những người có thể thay thế mình, hạng này được ăn thịt đi xe; khách bậc trung thì gọi “Hạnh xá”. “Hạnh xá” là những hạng người có thể dùng được, hạng này chỉ được ăn thịt nhưng không có xe đi; khách thấp nhất gọi là “Truyền xá”. “Truyền xá” bao gồm những người không có tài năng, không trọng dụng được gì thì chỉ ăn cơm sạch trấu cho khỏi đói mà thôi, và cũng không cần quan tâm đến đi lưu giữ gì [viii].
Năm 298 TTL Mạnh Thường Quân Điền Văn đi sứ sang Tần. Khi Mạnh Thường Quân sang Hàm Dương, mang theo rất nhiều môn khách. Tần Chiêu Tương vương giam lỏng Mạnh Thường Quân, Mạnh Thường rất lo lắng, dò biết Tần Chiêu Tương vương có một sủng phi rất được yêu mến, liền nhờ người cầu cứu bà ta. Sủng phi đó sai người nói lại: "Nhờ ta nói giùm với đại vương thì không khó, nhưng ta thích có một áo bằng lông chồn bạc". Mạnh Thường Quân bàn với các môn khách: "Ta chỉ có một cái áo, đã biếu vua Tần rồi, làm thế nào đòi lại được?"
Một môn khách nói: "Tôi có cách để lấy được chiếc áo đó". Ngay đêm hôm đó, môn khách này giả tiếng chó sủa lẻn vào Vương cung, ăn trộm được chiếc áo đó ra. Mạnh Thường Quân đem áo lông chồn bạc biếu cho sủng phi. Nhận được áo, sủng phi đó liền khuyên vua Tần tha Mạnh Thường Quân về nước. Chiêu Tương vương đồng ý, cấp cho giấy tờ thông hành để Mạnh Thường Quân về. Khi Mạnh Thường Quân nhận được giấy tờ, liền vội vã đi ra Hàm Cốc. Ông sợ Tần Vương đổi ý, liền vội vã thay đổi tên họ và chữa giấy thông hành. Đến cửa quan, vừa đúng nửa đêm. Theo quy định của nước Tần, mỗi buổi sớm, chỉ đến khi gà gáy mới được mở cửa quan cho người qua lại. Mọi người đang sốt ruột chờ sáng thì một môn khách giả làm tiếng gà gáy liên tiếp. Toàn bộ gà vùng xung quanh đều gáy ran. Người canh giữ nghe tiếng gà gáy, liền mở cửa quan, xét giấy tờ rồi cho Mạnh Thường Quân đi. Tần Chiêu Tương vương quả nhiên hối lại, phái người đuổi theo, đến Hàm Cốc thì Mạnh Thường Quân đã đi xa rồi. Sự tích này được gọi là “Bắt gà trộm chó”. Sau sự việc này, người giả tiếng chó, ăn trộm áo lông chồn và người giả tiếng gà gáy để qua thành đều được thăng lên làm thượng khách.[ix] Vì các thứ hạng cao thấp để có những đặc cách riêng nên trong hàng môn khách luôn có những tranh chấp quyết liệt về ngôi vị.
3- Xóa bỏ nợ cho người nghèo, một chiêu trò chính trị:
Một việc mà nhiều người thường hay nhắc đến để nói Mạnh Thường Quân làm việc nghĩa, đây cũng là việc đáng lưu tâm nhất trong cuộc đời của Mạnh. Tuy nhiên, đứng về phương diện lịch sử chúng ta nhận thấy, đây là ý kiến của Phùng Hoan, nhân vật khá nổi bật trong số môn khách của Mạnh. Sự việc Phùng Hoan đốt một số giấy nợ của người nghèo nơi ấp Tiết, đất phong của Mạnh để “mua nghĩa” cho Mạnh nhưng nếu chúng ta theo dõi suốt một quá trình của Phùng Hoan thì không phải đây là “mua nghĩa” mà chính Phùng Hoan cũng muốn tạo thanh thế để có vai vế trong hàng thượng khách của Mạnh Thường Quân.
Phùng Hoan, người nước Tề được xem như một người tài giỏi dưới trướng của Mạnh Thường Quân, có chút tài năng nhưng nếu xét toàn diện thì chưa phải bậc hiền sĩ trong thiên hạ. Lúc đầu mới đến Mạnh thì Phùng Hoan chẳng có gì ngoài đôi dép cỏ và thanh kiếm không có vỏ cột dây đeo lủng lẳng sau lưng, nhưng rồi từng bước cũng leo lên từ bậc truyền xá, đến hạnh xá và thượng xá cũng vì bổng lộc và tiêu chuẩn tài lợi[x].
Khi Mạnh Thường Quân cần người thâu tiền lơi nới ấp Tiết thì Phùng Hoan nhận lời ngay và không hề từ chối. Khi Phùng Hoan đến ấp Tiết để thu tiền thì đốt những giấy tờ nợ của những người nghèo khổ và đãi đằn họ bằng rượu thịt nên ai cũng hết lòng ca ngợi như thánh nhân. Khi Manh Thường Quân hay sự việc này thì vô cùng tức giận sai người đi gọi Phùng Hoan về giải thích sự việc. Phùng Hoan giải thích một cách khôn khéo nên Mạnh rất bực tức vì cần tiền để nuôi môn khách nhưng đành phải chấp nhận sự việc này của Phùng Hoan vì không thể làm gì khác hơn được.[xi]
Giai thoại này được nhiều người ca tụng và đưa Mạnh Thường Quân và Phùng Hoan lên như một biểu tượng của sự thiện lương trong việc cứu tế chẩn bần. Thực chất, theo dự tính của Phùng Hoan thì việc ông đốt giấy nợ của dân ấp Tiết cũng là bước đầu xây dựng cái hang đầu tiên trong triết thuyết sống “thỏ khôn có ba hang”[xii].
Khi Mạnh Thường Quân xảy ra đột biến. Tề Mẫn Vương nghi kỵ Mạnh Thường Quân danh tiếng lấn áp chủ, sợ lo là mối họa nên bèn cách chức Tướng quốc của Mạnh Thường. Khi Mạnh Thường về đến ấp Tiết thì được dân chúng nhớ ân xưa mà nghênh đón Ông rất trọng thể. Đây được xem như là cái hang thứ nhất của Phùng Hoan tạo cho Mạnh. Khi Mạnh Thường thấy dân chúng nghênh đón trọng thể tại ấp Tiết thì rất tin dùng theo chiều hướng triết lý sống này. Sau đó để cho Phùng Hoan tạo thêm cái hang thứ hai.
Hang thứ hai là Phùng Hoan sang Ngụy để ca ngợi Mạnh và có ý liên kết với Ngụy được Ngụy ban nhiều vàng bạc tặng Mạnh, và dùng chiêu trò này để tạo nên áp lực đối với Tề Vương, Tề vương phải bấm bụng xin lỗi Mạnh Thường.
Khi thấy Tề Vương nhượng bộ thì âm thầm tính đến Cái hang thứ 3. Phùng Hoan bèn tính với Mạnh Thường xin Tề Vương phong ấp tiết cho con cháu đời đời của Mạnh được hưởng lộc.
Một bề tôi đang hưởng lộc vua nước Tề nhưng tỏ lòng muốn liên kết Ngụy, lại dùng thế lực Ngụy để áp đảo vị vua của chính mình đang phụng thờ, như vậy đâu phải là bậc trung thần?.
Đến đây, chúng ta càng thấy cái “mua nghĩa” của Mạnh Thường quân chỉ là một chiêu trò chính trị để đạt những mưu tính tham vọng của chính mình. Bên cạnh đó, thực chất ban đầu của sự việc thì Mạnh Thường quân vào thế chẳng đặng đừng, bất đắc dĩ mà chấp nhận vì sự việc cũng đã rồi, vả lại còn phải giữ phương vị bề trên rộng lượng[xiii]. Phùng Hoan thì hoàn toàn không phải vì nỗi khổ của lê dân bá tánh mà thương và giúp đỡ bằng cách xóa nợ cho họ mà vì muốn củng cố vai trò của mình trong hàng môn khách của Mạnh Thường Quân.
Trong suốt nhiều năm, chính vì theo triết thuyết “thỏ khôn có ba hang” nên Mạnh Thường lúc nào cũng tìm cách đào những cái hang để cho mình được an toàn mà không nghĩ đến sự an nguy của quốc gia. Vì đề cao quá nhiều danh lợi cho chính bản thân, quên đi cái đức của người chánh nhân quân tử, đặc biệt trong xã hội phong kiến tuyệt đối phải giữ đạo vua tôi.
Tuy hiện đời cuộc sống của Mạnh được quyền thế giàu sang nhưng chỉ cần sau khi Mạnh Thường Quân qua đời, con cháu tranh chấp tài sản, tranh kế thừa ngôi vị. Một điều vô cùng thảm khóc là Tề và Ngụy thấy được mưu mô của Mạnh Thường nên đã cùng nhau liên kết tiêu diệt hết toàn bộ con cháu và phong ấp Tiết của Mạnh Thường, khiến cho Mạnh Thường phải tuyệt tử tuyệt tôn[xiv]. Điều này, chỉ cần nhìn ở khía cạnh nhân gian “ đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hay nói cách khác thì những chiêu cảm nghiệp của Mạnh Thường đã đến hồi phải trả.
4- Giết kẻ dám chê mình xấu tướng:
Khi Mạnh Thường Quân từ Tần trốn về, khi Mạnh đi qua nước Triệu, Bình Nguyên Quân Triệu Thắng[xv] ra ngoài ba mươi dặm để đón, rất mực cung kính. Người nước Triệu vốn nghe tiếng của Mạnh Thường Quân mà chưa từng biết mặt, lúc ấy thì mau đi xem, thấy Mạnh Thường Quân lùn thấp bé nhỏ, trong những người đi xem có kẻ cười nói: “Trước kia ta hâm mộ Mạnh Thường Quân, cho rằng Ông ấy tất là khôi ngô khác thường, nay xem chỉ là một anh chàng bé nhỏ mà thôi!”. Lúc ấy, cũng có một số người vì theo lời nói ấy mà nói cười giỡn cợt. Mạnh Thường quân tức giận, môn khách trong phái đoàn của Mạnh đều xuống xe chém chết những dân vô tội chỉ vì vô tình nói lời có ý chê Mạnh Thường quân xấu tướng. Số dân bị giết hết cả mấy trăm người, nhưng chưa nguôi, giết hết cả một huyện cho hả giận rồi mới bỏ đi[xvi]. Bình Nguyên Quân Triệu Thắng biết đó là do dụng ý của Mạnh Thường Quân sai những môn khách của mình đi giết những người chọc mình cho đỡ bực bội, nhưng vì thế lực của Mạnh lúc ấy lớn quá nên đành phải làm thinh[xvii].
Nếu xét về tính cách của tứ quân thời chiến quốc thì Bình Nguyên Quân Triệu Thắng có điểm ưu việt hơn Mạnh thường quân. Bình Nguyên Quân dám giết mỹ nhân của chính mình khi mỹ nhân ấy cười nhạo khinh khi người ăn mày thấp kém, để chứng tỏ không trọng sắc mà trọng nhân nghĩa[xviii]
Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm, nếu như một người chân chính thì sẽ không bao giờ có những hành động như thế. Một chánh nhân quân tử hay bậc hiền nhân người ta hạ nhục hay bôi nhọ, hủy báng chính mình cũng còn chưa đánh trả hay giận hờn, huống gì đây chỉ là những lời khen chê tướng mạo của những người dân dã thật thà. Thế nhưng Mạnh Thường quân bực tức vì những lời chê vô tình đó mà nỡ đang tâm kêu môn hạ giết họ! Một người bị hại đã là không chấp nhận được, đằng này con số người bị giết đến hàng trăm hàng ngàn. Điều này càng chứng tỏ tánh tình không rộng lượng của Mạnh Thường quân và những môn hạ của ông cũng không phải là những bậc chân nhân quân tử, mà cũng vì miếng cơm manh áo lợi dưỡng, nương nhờ vào bổng lộc của Mạnh Thường Quân mà sống qua ngày.
5- Có nên dùng danh xưng Mạnh Thường Quân như một biểu tượng của lòng tốt ?
Theo những phần đã trình bày, Mạnh Thường quân là một người Trung quốc, không phải người Việt, và sự nghiệp của ông thuần túy trên phương diện của một nhà chính trị. Mạnh Thường quân dù có danh phận địa vị với xã hội phong kiến phương Bắc nhưng những đóng góp của ông chỉ bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị vua quan của triều đình phong kiến phương Bắc. Mục đích của sự việc ông làm là chính trị, nhằm tạo uy thế và củng cố quyền lực chính mình, không thể xem đây là lòng nghĩa hiệp, của sự hảo tâm, không phải là người có tấm lòng hào hiệp trượng nghĩa, tấm lòng tốt để cứu khổ cho đời.
Về phương diện xã hội Việt Nam, dùng chữ Mạnh Thường Quân như một biểu tượng để chỉ cho những người có tấm lòng tốt khi làm từ thiện liệu có hợp lý không? Trong quá khứ cũng như hiện tại, xã hội Việt Nam luôn có những người với tấm lòng tốt, đem cả tài sản, sức lực của mình ra để cứu giúp những người khốn khố, nhiều người lập hạnh nuôi cô nhi quả phụ, đắp đường, xây cầu, bố thí, ủy lạo thiên tai…từ những đồng tiền chân chính của họ tạo nên từ những giọt mồ hôi, nước mắt và cũng không bao giờ nghĩ đến những báo đáp sau khi thực thi những hạnh lành đó.
Về phương diện Phật giáo thì càng không thể nào dùng tên Mạnh Thường Quân để chỉ cho những Phật tử phát tâm hộ trì Tam Bảo bằng tịnh tài, tịnh vật được. Ngay thời điểm của ông, Phật giáo chưa du nhập vào Trung quốc. Chính vì thế, ông không phải Phật tử, cũng chưa có một đóng góp nào cho Phật giáo cả. Trong lịch sử Phật giáo thế giới cũng như Việt nam, có rất nhiều những Phật tử nổi tiếng hết lòng chăm lo cho sự phát triển tổn vong của Phật pháp ngay từ thời Phật còn tại thế. Và đặc biệt hơn nữa, chính những Phật tử đó cũng tu tập và có sự thể nghiệm thực sự trong giáo Pháp của Thế Tôn như: Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp-Cô-Độc, Đại tín nữ Visākhā, Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương), Asoka (A Dục Vương)…
Người viết không có ý đề xuất một danh xưng nào thay thế cho Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên, rất mong chư vị thiện tri thức, các nhà làm văn hóa, giáo dục… lưu tâm để cho tương lai thế hệ con em được hiểu rõ từ những từ ngữ, điển tích để dùng cho chính xác, hợp lý và đúng ý nghĩa.
[ix] Sư Ký Tư Mã Thiên- Manh Thường Quân Liệt Truyện, Đông Chu Liệt Quốc
[x] Đông Chu Liệt Quốc, Tập 3,Hồi Chín Mươi Tư, trang 299, nhà XB Văn Học
[xi] Đông Chu Liệt Quốc, Tập 3,Hồi Chín Mươi Tư, nhà XB Văn Học, trang 300
[xii]Chiến Quốc Sách, Tề Sách 4, bản dịch Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi
[xiii] Đông Chu Liệt Quốc, Tập 3,Hồi Chín Mươi Tư, nhà XB Văn Học
[xiv]Chiến Quốc Sách, Tề Sách 4, bản dịch Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi, Sử Ký Tư Mã Thiên - Mạnh Thường Quân Liệt Truyện bản dịch Phạm Văn Ánh, nhà XB Văn Học, trang 162
[xv] Sư Ký Tư Mã Thiên- Bình Nguyên Quân Liệt Truyện, 23, bản dịch Hồng Thái, nhà XB Văn Học
[xvi] Sư Ký Tư Mã Thiên- Manh Thường Quân Liệt Truyện, quyển thượng, trang 160, bản dịch Phạm Văn Ánh, nhà XB Văn Học
[xvii] Đông Châu Liệt Quốc, Tập 3, Hồi Chín Mươi Tư, Trang 298 nhà XB Văn Học, Sư Ký Tư Mã Thiên- Manh Thường Quân Liệt Truyện
[xviii] Sư Ký Tư Mã Thiên- Bình Nguyên Quân Liệt Truyện, 23, bản dịch Hồng Thái, nhà XB Văn Học
-Các con biết đây là gì không? Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông.
Bốn huynh đệ chúng tôi trố mắt nhìn nhau, lần đầu tiên trong đời mới thấy chiếc gối gỗ. Thì ra, món đồ Sư Phụ để trên bàn thờ mấy năm qua được bọc vải vàng là cái Gối Gỗ của Sư Ông, chúng tôi nhiều lần thắc mắc nhưng không ai biết được đấy là gì, cũng không dám hỏi Sư Phụ.
Tôi còn nhớ như in buổi chiều khi hay tin Sư Ông viên tịch, Thầy trò đang ngoài ruộng lúa chuẩn bị cho vụ mùa. Thầy vội vã về chùa để ra quê cho kịp chuyến xe tối. Hạnh Trí nhanh nhẹn chuẩn bị cho Thầy bộ Y, mấy bộ quần áo và vài gói mì lá Bồ Đề bỏ vào trong cái túi đãi đã bạc màu. Hạnh Tú thì tranh thủ dắt chiếc xe đạp ra ngoài trong tư thế đưa Thầy ra quốc lộ. Hạnh Lưu nhanh tay lo cho Thầy mấy trái bắp luộc để lót dạ trên đường. Thầy đi chỉ dặn dò mấy con ở chùa nhớ công phu bái sám đều đặn, công việc nặng thì nhờ quý bác Phật tử giúp giùm.
Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh…
- Tâm hả con, vào nhanh đi.
Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo:
- Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách...
Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
Cả tuần lễ nay Chùa Linh Thứu như có sức sống của một cành cây đang đâm chồi nẩy lộc, khác hẳn với những tháng ngày cửa đóng then cài vì dịch Corona. Thí chủ nào muốn cúng dường gạo sữa, hoa quả chỉ dám nhấn chuông rồi lặng lẽ để phẩm vật trước cửa Chùa. Không thể nào thực hiện được hạnh nguyện cúng dường ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền, nhưng tấm lòng nhớ đến Tam Bảo như thế cũng đáng được tán thán!
Chùa trở nên sống động nhờ ý tưởng độc đáo của Sư Bà Linh Thứu, phải làm một cái gì hữu ích cho xứ sở mình đang sống để trả ơn cho họ trong cơn đại dịch. Sư Bà huy động tất cả các Phật tử có tay nghề may vá, kêu gọi họ may khẩu trang đem đến Chùa quyên tặng và các Sư Cô của Chùa cũng phải ngày đêm may cắt làm sao cho đủ số. Ít nhất phải đến con số 3000 chiếc khẩu trang ân tình Sư Bà mới dám triệu Ngoại Vụ của Chùa đi làm việc.
Sư Bà muốn mời một vị khách quý của Chùa đến nhận món quà ấy, ông Thị Trưởng của quận Spandau nơi chùa Linh Thứu sinh hoạt.
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích.
Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
Hãy mau mau buông bỏ mọi mê lầm ngay tại đây và ngay bây giờ.
Xin giới thiệu với độc giả hoàn cảnh ra đời của bài này. Tác giả là nhân viên làm việc trong một nhà tù thuộc tiểu bang Victoria. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, mọi người dân đều phải chấp hành lệnh của chính phủ tiểu bang và liên bang để giữ gìn an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Không được tụ tập trên mười người và phải giữ giản cách xã hội (cách nhau hơn một sải tay). Vì phải làm lễ cầu siêu cho một tù nhân vừa qua đời sau hơn hai năm mang nhiều thứ bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt này cho nên chúng tôi chọn cái đề tựa như trên.
Ra khỏi bến xe Vinh, xe rẽ về ngả Thanh Chương. Hàng cây hai bên đường như lui dần, biến vào trong đám bụi đất đỏ phía sau xe. Sáng sớm trời còn mờ sương. Hơi lạnh từ các hốc núi tỏa ra lãng đãng tan vào không khí. Gió mát dịu, tôi khoan khoái ngả người vào thành ghế phía sau lơ đãng nhìn những đám mây xám lơ lửng trong bầu trời âm u.
Dường như có một chút ánh sáng ửng hồng ở phương xa, bên kia ngọn đồi trước mặt. Xe tiến tới. Ánh sáng như thật gần rồi sáng bẵng. Mặt trời đã bắt đầu ló dạng. Người trong xe như trở mình sau một cơn ngáy ngủ. Họ lấm lét nhìn tôi soi mói như nhìn một quái vật từ cung trăng rớt xuống. Chắc là tôi lạ lắm. Tôi nghĩ vậy. Mái tóc ngắn, chiếc áo bà ba bó sát thân hình, chiếc quần đen hàng vải ú, nhưng dáng người ốm ốm, cao cao, tôi không giấu được tôi là người miền Nam vừa đến.
- Chị ra Bắc thăm bà con đấy hẳn?
Người đàn bà ngồi bên cạnh hỏi tôi. Tôi quay lại mỉm cười rồi gật đầu dạ nhỏ.
Năm tôi mười hai tuổi, tôi đã biết mộng mơ. Nhưng tôi không mơ công tử đẹp trai con nhà giàu học giỏi hay các chàng bạch diện thư sinh mặt hoa da phấn mà tôi mơ hình ảnh thiếu nữ áo dài xanh (màu xanh nước biển), có đôi găng tay trắng, ở cổ áo gắn hai đầu rồng nho nhỏ, xinh xinh, huy hiệu của tiếp viên phi hành hàng không Air Việt Nam.
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.