Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

25/10/202020:24(Xem: 14858)
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)


 

Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín, người đặt nền móng cho Thiền phái Vân Môn và Pháp Nhãn.

Ngài ra đời khoảng cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9.

Nhà của Ngài ở gần chùa Thiên Hoàng nên mỗi ngày ngài đều đem 10 chiếc bánh bao đến chùa cúng dường Sư Phụ Đạo Ngộ. Mỗi lần nhận bánh xong, Sư phụ gởi tặng lại cho ngài một cái và nói: "Ta cho con và hồi hướng phước báo đến con cháu của gia đình con".

Trải qua một thời gian suy ngẫm, ngài tự hỏi "tại sao bánh bao của mình đem cúng dường cho Sư phụ mà Sư phụ tặng ngược lại cho mình, chắc Sư phụ có ý gì đây", nên ngài đến hỏi Sư phụ và được ngài trả lời: "Bánh của con đem đến, ta cho lại con, thì có lỗi gì?". Ngài hiểu được diệu ý và liền xin xuất gia.

Sư phụ Đạo Ngộ khai thị: " trước đây con sùng phước thiện, nay lại tin lời của ta, vậy Sư phụ cho con pháp danh là Sùng Tín". Từ đó ngài theo làm thị giả hầu cận Sư phụ 3 năm.

Sư phụ giải thích "Sùng Tín" có nghĩa là người xem trọng niềm tin, tôn trọng niềm tin, người có niềm tín tâm trọn vẹn đầy đủ. Niềm tín tâm đó chính  là nội tín, tin trong tâm mình có Phật, từ nay kết hợp với "ngoại tín" niềm tin bên ngoài, nơi Sư phụ dẫn dắt nương theo Chánh Pháp tu tập, từ từ Phật tánh sẽ hiển lộ.



Một ngày kia, ngài thưa: "Con đến tu học với Sư Phụ lâu rồi mà chưa được Sư phụ chỉ dạy điều gì".

Sư Phụ Đạo Ngộ đáp: "Từ ngày con đến đây, ta chưa từng dạy con hay sao ?." Ngài hỏi lại: "Sư phụ chỉ dạy ở chỗ nào?" Sp Đạo Ngộ bảo: "Con dâng trà, ta tiếp. Con xá lui, ta gật đầu. Đó không phải là chỉ dạy tâm yếu hay sao ?".

Ngài nghe đến đây hội ngộ được đôi chút về tâm yếu vô ngôn và lại hỏi thêm: "Làm sao con gìn giữ?" Sp Đạo Ngộ bảo: "Mặc tính tiêu dao, tuỳ duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm, không có thánh giải khác." Nghe câu này Ngài liền triệt ngộ, sụp lạy và lễ tạ Sư phụ.


Bạch Sư Phụ, khi học bài này về Ngài Sùng Tín, con nhớ lại nhiều năm trước, lúc Sư phụ qua Canada thăm con, con cúng dường thức ăn Sư Phụ và được SP gật đầu hứa khả vô ngôn, tuy con không có ngộ điều gì nhưng cảm thấy hoan hỷ trong lòng vô cùng.

Ngài xuất gia nên chờ sự tâm đắc. Tâm đắc là lặng thinh, giữ cái Chân Như tánh Thấy Thanh Tịnh, không cần cầu giải thoát.

Sau khi ngộ đạo, Ngài đến Long Đàm để giáo hoá và từ đó chúng đệ tử tôn xưng ngài là Long Đàm Thiền Sư. Tại đây chúng đệ tử xa gần về tu học rất đông, trong đó nổi tiếng nhất là Thiền Sư Tuyên Giám Đức Sơn, được ngài giáo hóa và ngộ đạo.

Bạch Sư Phụ, mỗi ngày chúng con được SP truyền ban cho một bài pháp chứng đạo kỳ đặc của một vị tổ khác nhau, giúp cho chúng con thêm hành trang pháp mầu trên đường tu đến tự giải thoát đạt đạo.


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)







126_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Sung Tin



Thấy thì liền thấy, suy nghĩ là sai ! 



Con kính gửi Thầy bài thơ học pháp về Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín, con tin rằng lần này

sẽ đúng với lời Thầy giảng vì nghe lại nhiều lần. Còn bài thơ hôm trước chỉ viết

khi Thầy vừa dứt pháp thoại nên có lẽ chẳng đạt ý. Kính đa tạ Thầy, HH 


Đúng thật ... Bố thí cúng dường, đệ nhất lục độ ! 

Thiếu thời gia cảnh chuyên bán bánh bao, 

Cúng dường ngày mười, nhận một trả lại ...là sao? 

Ban ân huệ con cháu ...LỖI GÌ ? Thầy khai thị ! 

“Chợt nhận cái của Ta “ hiểu lời đạt ý !

Giải ngộ lần đầu khấn nguyện xuất gia

Vô ngôn tâm yếu ( gật đầu, tiếp nhận ) thật sâu xa
Công đức phủ trùm ..thượng đường Ngài Long Đàm Sùng Tín ! 



Đức Sơn Tuyên Giám“ Điểm cái tâm  nào là chính “? 

“Đã gần đến Long Đàm” ....đảnh lễ, khấu đầu 

Không thưởng ngoạn... sẽ được Như Ý châu 

“Hoà Thượng” ... lời nói bên ngoài hỏi gì Chơn Như Bát Nhã ? 

Muốn trở thành Tăng, Ni cần buông bản ngã, 

Phân biệt, so đo  ...chưa biết “Ai là Ngươi!  “

“Chỉ hết  tâm phàm ! “Long Nữ trong sát na ...cười 

“Mặc tánh tiêu dao, tuỳ duyên phóng khoáng “.

Tự tánh như như ... bình đẳng, thanh thản !!!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 



***

Trở về Mục Lục Bài Giảng
Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 13143)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9981)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15390)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15812)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14604)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14994)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7816)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19098)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14797)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
10/04/2013(Xem: 4088)
Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươị Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]