Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồ "Trường Lưu Thủy"

27/07/202013:08(Xem: 2941)
Hồ "Trường Lưu Thủy"

hoa lan (1)

Hồ "Trường Lưu Thủy"

Nhắc đến thuyết nhân duyên "trùng trùng duyên khởi" của nhà Phật. Trong cái này lại cài đặt liên kết với cái kia, nếu không quen cô bạn đạo Chúc Hảo, làm sao có cuộc đi chơi kiểu "Dế mèn phiêu lưu ký" mãi tận đến Orlando của xứ biển Florida, làm sao quen được những thiện hữu tri thức chủ nhân của ngôi nhà Thiền với hồ bơi được tôi đặt cho một cái tên thật ấn tượng: Hồ “Trường Lưu Thủy". 

Câu chuyện bắt đầu từ cú điện thoại của Chúc Hảo vào đầu năm:

-  Năm nay trường Nữ Trung Học Nha Trang của tụi mình tổ chức họp mặt tại Orlando, cũng có thể là lần cuối vì các Thầy Cô già yếu và rơi rụng hết cả rồi. Vậy mi có đi không? Vợ chồng con cháu đại gia của tao có nhà tại bãi biển sẽ cho tụi mình tá túc tha hồ tắm biển.

 

Lời mời thật có sức thuyết phục, họp mặt bạn cũ trường xưa đã gần bốn mươi năm tại tất cả các nơi trên thế giới, tôi chưa một lần ghé qua, chẳng bù với Chúc Hảo đã tham dự đến mười lần. Cộng thêm câu "Có thể đây sẽ là lần cuối mình còn gặp nhau" nghe rất ai oán não nề!

 

Thế rồi thời gian trôi nhanh, được ví như bóng câu qua cửa sổ, ngày khởi hành đã gần kề. Chúng tôi chỉ cần mỗi người một vé máy bay và một tờ giấy Esta để lọt qua cửa khẩu vào lãnh thổ của tổng thống Trump, người đòi xây bức tường ngăn chặn dân Mễ tràn vào xứ Mỹ. 

 

Hành trang đem theo chỉ một va ly xách tay và một túi đeo không quá khổ. Cái tật mua hành lý để vác quà tặng họ hàng cùng bạn bè đã đi vào dĩ vãng, với tuổi này đứa nào tay chân cũng xuội lơ làm sao khiêng nặng. Nhờ vậy mới mua được vé giá hạ tới mức phải thương hại hãng máy bay, với giá ấy làm sao có lời?

 

Trước ngày đi một tuần, trên các Đài Truyền hình trong và ngoài nước đều loan tin giật gân hàng đầu, vào đầu tháng chín cả khu vực Orlando sẽ chờ đón một cơn bão thế kỷ, mạnh nhất như mười năm trước đã tàn phá vùng bờ biển Florida ngày nào. Cơn bão mang tên Dorian, lấy theo tên của anh chàng phát hiện ra cơn bão, nhân viên Đài Khí tượng, tôi thấy hơi giống tên trái Sầu Riêng như hình ảnh gai góc của vỏ trái cây lựu đạn này. 

 

Chúc Hảo ỷ mình chuyên tụng Chú Đại Bi nên vẫn nhơn nhơn cái mặt chẳng sợ hãi gì. Phần tôi hay niệm Quán Âm nên cũng bình chân như vại. Nhưng cái lũ bạn bè trên mạng thì lo sợ xôn xao, kẻ nói ra người nói vào chỉ muốn chúng tôi hủy bỏ chuyến đi. Hôm nay loan tin bão sẽ đến với 250 cây số một giờ, ngày mai vũ bão hơn với 360 cây số một giờ. Nhà cửa còn tung nóc nữa là tấm thân bồ liễu đào tơ của chúng tôi. 

 

Nói một lần không sao, nhưng ngày nào cũng đưa tin nóng bỏng, trường học đã đóng cửa, ngày chúng tôi đến là đóng luôn phi trường Orlando, người người sửa soạn lên đường di tản khi cơn bão tới. Cái khổ là cơn bão Dorian nó đến từ từ, chập chờn như bóng ma, không ai dự trù trước được. 

 

Tôi nghĩ bụng, tại sao mình đang ở nơi bình yên xứ Đức, lại dẫn xác sang vùng giông bão cho nước cuốn hoa trôi. Nhưng nhớ lại lời giảng của một vị Hòa Thượng, chỉ có phước đức mới che chở cho ta trong cơn khói lửa. Người nào có phước báu sâu dày sẽ không bước chân lên chuyến tàu bão tố, hay chiếc xe long bánh gẫy càng. Nghĩ mình nhiều năm tu tập tuy chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tôi vẫn giữ vững niềm tin là chẳng thể nào chết dễ dàng dưới bàn tay lông lá của cơn bão Sầu Riêng!

 

Tình cờ Chúc Hảo liên lạc với Thiện Tín, một trong số bốn cô bạn Đạo, đã một thời kéo nhau xuống chùa Viên Giác để gặp "Phật sống" Đức Đạt Lai Lạt Ma. Được biết tin Thiện Tín cũng sẽ bay sang Orlando trước một ngày cùng cô Sáu có người quen ở đó để bám càng đi theo. 

À! Thì ra phe ta đã có đồng minh từ Đức quốc xã, sẽ đem bốn người đến nạp mạng cho cơn bão Sầu Riêng! Tôi và Chúc Hảo cứ việc ngồi chờ tin tức của Thiện Tín từ Orlando gửi về, cô nàng đi trót lọt là mình yên tâm khởi hành vào sáng hôm sau.

Nhưng cơn bão Sầu Riêng thuộc loại lắc léo, nơi dự đoán thời tiết cho biết sẽ càn quét vùng Orlando, dân cư trong vùng đã sửa soạn chiến đấu, mua sẵn thức ăn, nước uống, đổ đầy bình xăng, đồ đạc che bọc túm lại từng góc để khỏi bị "cuốn theo chiều gió" tan tác muôn phương. Hễ nghe còi hú báo động và lệnh di tản là "A lê hấp" xách tay nải tìm khách sạn vững chắc mà lánh nạn. 

 

Những tin tức nóng hổi từ Orlando đã được các cô cháu của Chúc Hảo báo cáo liền tay:

-  Cô ơi, chúng cháu đợi hoài mà bão chưa đến, chỉ có mưa rào. Ngoài đường vắng hoe, ai cũng ở trong nhà ôm Tivi theo dõi cơn bão. 

Nhưng tin tức khắp nơi đã đưa ra những hình ảnh tang thương của hòn đảo mộng mơ Bahamas, thiên đường của du khách. Chỉ vài giây thăm viếng thôi, cơn bão Sầu Riêng đã quét sạch hòn đảo, mang theo vài chục mạng người. Đấy chỉ là tin sơ bộ, chứ sau này xem lại các video mới thấy sự tàn khốc của cơn bão, phá tan tành hòn đảo thiên đường của các du khách, số người thiệt mạng lên đến con số ngàn.

 

Đến đây chúng tôi không thể hồ hởi phấn khởi cho buổi hội ngộ "Biển gọi trường xưa" được nữa. Phi trường Orlando đóng cửa làm sao bạn cũ từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Hãng hàng không của chúng tôi đã "cancel" chuyến đi và đổi lộ trình bay dọc bay ngang trễ hơn một ngày, vì ngày đến trùng với ngày bão đến. Hóa ra chúng tôi và cơn bão có nhân duyên gặp nhau nên không hẹn mà đến cùng ngày.

Chúc Hảo lại càng ra công tụng Chú Đại Bi nhiều hơn nữa, phần tôi chỉ niệm Phật cho tâm an bình khỏi suy nghĩ lung tung. 

 

Sáng hôm khởi hành do hãng hàng không sắp xếp đổi lộ trình, thay vì đến Hòa Lan đổi máy bay sang Mỹ. Họ cho xuống Muenchen để sang Washington DC rồi mới đến Orlando. Chúng tôi rất yên tâm và vui vẻ chờ đón chuyến đi vì buổi tối đã gọi cho cô cháu của Chúc Hảo hỏi han tình hình cơn bão Sầu Riêng:

-  Cô ơi, bão vừa đến bờ biển gần Orlando, gặp sức nóng bên trong đẩy ra ngoài khơi tới hơn một trăm hải lý. Đã chuyển hướng đi lên vùng trên North Caroline, nhưng đã yếu dần. 

 

Cô cháu lập lại y lời cô xướng ngôn viên Đài Truyền hình, trong mục dự đoán thời tiết. 

 

Lúc gặp lại các cô bạn Đạo tại nhà vợ chồng người cháu của Chúc Hảo ở Orlando trong không khí yên bình trời trong mây tạnh, các nàng cứ tranh nhau dành phần phước đức về ta. Chị Sáu miệt vườn với biệt danh Rau Dzềnh đắc chí khoe to:

-  Bão bay đi nhờ Thiện Độ đây độ đấy! 

Chúc Hảo cũng không kém gào lên:

-  Bọn mi không biết gì, nhờ tao tụng Chú Đại Bi hồi hướng cho tất cả mọi người.

Phần tôi, Thiện Giới chẳng màng đến hơn thua, chỉ đem thông điệp tụng Chú Đại Bi có thể đuổi tan cơn bão chạy có cờ đến tất cả bạn bè chưa vững niềm tin. 

 

Ấy thế mà công hiệu vô cùng, cái đám bạn bè trên mạng cứ nhao nhao lo sợ, bây giờ đã quy phục thần lực Chú Đại Bi:

-   Người tính không bằng trời tính mà. Tưởng hai bạn gặp bão tan nát, không dè "Long thần hộ pháp" che chở hết, hay quá luôn! Mới biết đó là "Số mệnh".

-   Phục Chúc Hảo, ngày nào cũng tụng Chú Đại Bi trăm lần. Tui tụng 3 lần đã nửa tiếng rồi. Chẳng lẽ nhờ vậy...

-   Ừ! Từ từ phải tin thôi! Hi hi!

 

Chẳng những không bị bão đánh tan nát, mà còn được ở trong một dinh cơ thật đồ sộ cạnh một cái hồ lớn tên Spring Lake, nghĩa là "Hồ Mùa Xuân" mãi mãi là mùa xuân. Nhà mới xây vừa hoàn chỉnh cho chúng tôi vào cắt chỉ, thiết bị bên trong và khung cảnh bên ngoài nếu mô tả đầy đủ chỉ là tiên cảnh cho những ai đang muốn tu Thiền.  

Chủ nhân ngôi nhà phải là người nghiên cứu thật sâu về Phật giáo và hơi thiên về trường phái Mật tông của Tây Tạng và chủ yếu vẫn là có rất nhiều tiền. Nhiều nhiều tiền!!! 

Nhưng yếu tố tiền vẫn chưa đủ làm nên ngôi "Nhà Thiền" cho vợ chồng chủ nhân về già hưởng phước như mong đợi! Họ trang trí trình bày như thế nào để tôi vào giải mã từng điểm, từng góc cạnh một cách say mê và thích thú như chưa từng có? 

 

Trong phòng khách rộng thênh thang, nơi nào bình thường trần nhà cao khoảng ba mét, nhưng đoạn lên cầu thang khi bước vào nhà phải cao trên sáu mét, cho ta một cảm giác cao ngất trời xanh, khi bờ tường bước lên cầu thang được vẽ rặng núi Hy Mã Lạp Sơn sừng sững ngút ngàn.

 

Từng bậc cầu thang để xi măng sần sùi không mài láng, để cảm giác như leo lên núi Linh Thứu theo bước chân Người. Leo đến bậc chót của cầu thang gặp ngay một hành lang mỏng và rất dài, để vào đến các phòng ngủ của chủ nhà và khách, phải đi qua hành lang dài hun hút này. Trên đường đi lúc nào cũng phải cúi đầu chiêm ngưỡng một tượng Phật khá lớn được mạ kim nhũ màu vàng như thân kim sắc, trên tay quấn một khăn lụa trắng, đặt trong lồng kính bên phải ban đêm rọi đèn vàng ít năng lượng, tạo nên cảm giác lúc nào Phật cũng ở quanh ta.

 

Vợ chồng chủ nhân ngôi nhà tuy không cùng một tông phái tu, một sư phụ, nhưng lại có cùng một pháp danh giống tôi. Chồng là Thiện Giới, vợ là Thiện Đạo, một sự ngẫu nhiên đáng ngại khi anh chồng cùng tuổi với tôi, nghĩa là cùng mạng Thủy, một Trường Lưu Thủy.

Do nghiên cứu phong thủy họ biết dưới mảnh đất này có con sông nhỏ tên Little Wekiva River chảy xuyên qua và đổ ra hồ lớn Spring Lake, nên cố tình tìm cách mua mảnh đất khi có cơ hội. Lần đấu giá thứ nhất họ không biết nên vào tay một người khác. Người này nghĩ mình mua hớ nên lờ luôn không chịu trả tiền, để đấu giá lần thứ hai cho vợ chồng chủ nhà mua được. Họ thiết kế khu vườn rộng mênh mông thành lối đi thiền hành qua Suối chảy róc rách, nước được bơm từ con sông nhỏ Wekiva chảy ngầm dưới mặt đất. Đoạn cuối nhánh sông đổ ra hồ lớn được chận lại bằng một Swimmingpool thật thơ mộng với hàng dừa cọ be bé xinh xinh, nước sông được khử trùng bằng muối chứ không dùng hóa chất hôi da.

 
hoa lan (1)hoa lan (2)hoa lan (2)hoa lan (3)hoa lan (4)


Chủ nhân ngôi nhà là người ít nói và rất ít khoe khoang, anh chẳng kể gì cả cứ để mặc cô Hồng và bạn vui chơi thỏa thích trong căn nhà đầy tiện nghi và lý tưởng này. Sáng nào tôi và Chúc Hảo cũng dậy sớm trước khi mặt trời mọc để đi thiền hành quanh nhà vài vòng, trên đường đi khám phá nhiều điều thú vị như gặp hai con nai bằng đồng đen đứng bên chái cửa, bắt buộc tôi phải liên tưởng đến khu vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển pháp luân với Tứ Diệu Đế cho năm anh em Kiều Trần Như. Rồi đến đoạn bước qua một hành lang bằng gỗ hai bên toàn là hoa giấy leo chằng chịt, những cánh hoa hai màu trắng hồng giống như hoa anh đào nở rộ trên các đường phố của xứ Phù Tang. Thỉnh thoảng lại gặp một cội Bồ Đề bé tí trồng trong chậu mới thỉnh từ Chùa chưa biết để đâu cho hợp. 

 

Đến khi tỏ sáng, mặt trời vừa nhú lên khỏi mặt hồ lớn, chúng tôi phải nhanh tay nhanh chân thay áo tắm vào hồ bơi vùng vẫy trước khi nắng gắt leo cao trên đỉnh cây sồi. Nhiệt độ buổi trưa ở Orlando vào mùa nóng lên khoảng trên 35 độ C, chủ nhà khuyên chúng tôi nên bơi lội vào buổi sáng sẽ cảm thấy mát mẻ cho cả ngày.

 

Nhưng đến một hôm, vấn đề tâm linh được khai mở thêm cho lợi lạc cả thân tâm, chứ không chỉ thuần là hưởng thụ, nhờ vào một chuyện tình cờ.

Tôi vào Google Maps để định vị xem mình đang ở nơi đâu? Thấy cái hình Avatar của mình cười toe toét nằm trên một dòng sông nhỏ thật dài chảy ra hồ lớn. Khi đem hình ra khoe, được anh Thiện Giới chủ nhà mỉm cười giải thích:

-  Đây cũng là lý do tại sao tôi thiết kế ngôi nhà và khu vườn như thế! 

Tôi chợt nghĩ ra rồi reo to:

-  Có phải mạng của anh là Trường Lưu Thủy không? Hợp quá rồi còn gì nữa! 

Anh giải thích tiếp với ánh mắt rạng ngời:

-  Lúc đi thiền hành chị nên quán tưởng là mình đang đi trên một dòng sông, nước sông sẽ rửa sạch bao phiền muộn ưu tư trong lòng. 

Tôi cướp lời nói tiếp:

-  Đến cuối đường nhảy ùm xuống hồ bơi để rũ sạch hồng trần, có phải thế không?

-  Đúng đấy! Nhưng chị phải tưởng tượng là dòng nước trong chảy từ trên đầu đi qua cơ thể, đi đến đâu ta phải biết rõ tác dụng của nước và thân tâm của ta đã hợp nhất chưa?

-  Có phải anh muốn nói đến từ "Chánh niệm" mà một người tu dù theo trường phái nào cũng phải tuân theo. 

Anh chỉ mỉm cười và giải thích tiếp:

-  Tôi đã cho thiết kế cái hồ bơi này với dạng, nhìn tưởng như nước ở trong hồ tràn ra chảy hết ra ngoài hồ lớn, nhưng thực tế chẳng mất một giọt nào. 

Tôi ngắm nhìn khung cảnh với đôi mắt thán phục:

-  Thế thì tôi phải đặt cho hồ bơi này cái tên là Hồ "Trường Lưu Thủy" mới đúng điệu. Không còn tên nào hay và hợp với chủ nhân của nó hơn nữa!

Có lẽ tôi đặt tên quá đúng các bạn ạ!

 

Rồi kể từ đó cuộc đời tôi gắn liền vào ngôi nhà thiền với cái  hồ Trường Lưu Thủy này cho đến khi hết duyên phải ra đi. Tôi đã từ chối dự định đi chơi thành phố Atlanta vài ngày với Chúc Hảo, nơi ấy có gì hấp dẫn hơn thiên đường hạ giới Trường Lưu Thủy nơi đây? 

 

Chúc Hảo tuy ấm ức vì bị ở lâu một chỗ, không ai dẫn đi quét bóng lề đường, nhưng đành "tùy thuận chúng sinh" vui vẻ cùng tôi mỗi sáng thức dậy sớm đi thiền hành và tắm rửa thân tâm cho nhẹ nhàng an lạc. 

 

Hoa Lan.

Mùa Thu 2019.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2018(Xem: 3580)
Những năm cuối của thế kỷ 20, “Bến Xe Ngựa” ngay trước nhà tôi đã di dời vào “Bến Xe Lam” gần chợ từ lâu, trả lại một con đường bị chiếm dụng sau nhiều năm tháng đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của tôi, và lũ con nít xóm Chùa.
05/11/2018(Xem: 3970)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị.
04/11/2018(Xem: 4598)
Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?... Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn đứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích thích, nên không kiềm chế nổi cơn sân. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống sông, sau đó cảnh sát đã tìm ðược xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh ðã thú tội và nhận án tử hình.
03/11/2018(Xem: 7669)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
02/11/2018(Xem: 3099)
Cả đám bảy, tám đứa tuổi choai choai đang quây quần nhậu nhẹt hò hét, làm huyên náo cả cái thôn vắng vẻ nằm ven biển. Những nhà ở gần đó không ai nghỉ ngơi, chợp mắt ngủ trưa được sau một buổi quần quật với công việc làm. Không ai dám hé môi động răng lên tiếng trước cái đám “quỷ sống” nổi tiếng là “quậy tới bến” này, dù là lên tiếng van lơn năn nỉ chứ không phải răn đe khuyên bảo…
01/11/2018(Xem: 3506)
Thạch đến chơi nhà tôi thường xuyên vào mỗi buổi chiều. Nói là chơi, thật thì lúc nào Thạch cũng đem bài vở đến cùng học và trao đổi ý kiến, chỉ khi xong xuôi bài vở mới ngồi tán gẫu với nhau. Mẹ tôi rất thương Thạch, bà yên tâm khi tôi kết bạn với một người hiếu học, hiền lành, lễ phép. Mẹ tôi cũng đã từng nghe mấy đứa bạn khác của tôi nói bóng nói gió có ý cặp đôi Thạch với tôi, nhưng bà bỏ ngoài tai, vì bà tin Thạch, cũng như tin con gái út của bà. Chỉ có một lần, không có Thạch, bà nhắc nhở tôi: “Con cứ theo thằng Thạch mà học như nó, đừng có ham chơi và giữ gìn đức hạnh thì có ngày con sẽ gặt hái những gì tốt đẹp nhất mà mình mong muốn!”
01/11/2018(Xem: 3383)
Nước Nga Bây Giờ Thích Như Điển Sau 25 năm, tôi đến lại nước Nga để thăm viếng lần nầy là lần thứ 6. Lần đầu vào năm 1994, nghĩa là mới chỉ sau 3 năm khi Liên bang các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bị sụp đổ; Liên bang Nga - một hình thức nhà nước mới được ra đời, nơi mà đảng Cộng sản không đóng vai trò độc tôn trong xã hội nữa. Những tưởng rằng, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa ấy vẫn vững như bàn thạch, nhưng ngờ đâu, sau hơn 73 năm (1917-1991) tồn tại đã sụp đổ hoàn toàn bởi cuộc cách mạng dân chủ Nga do Yelsin, Tổng thống Nga chủ trương.
28/10/2018(Xem: 3742)
Diễm và Liễn lấy nhau được đúng 5 năm, chưa có con, biến cố 30-04-75 đến, chồng Diễm khăn gói vào tù, lúc đó nàng vừa 23 tuổi. Ở nhà chỉ còn nàng và cụ Định 70 tuổi, thân phụ Liễn. Trước đây, cả nhà ba người chỉ sinh sống bằng đồng lương hạn hẹp, ít ỏi của Liễn. Nhờ Diễm biết tằn tiện, quán xuyến, lại không phải hạng người ham vật chất, đua đòi nên cuộc sống gia đình nàng tạm đủ. Đủ theo cái nghĩa biết đủ thì nó đủ. Nhờ thế, mái ấm gia đình nàng êm đềm hạnh phúc dù vắng bóng tiếng trẻ thơ.
24/10/2018(Xem: 3443)
Ký túc xá Trường Cao Đẳng Sư Phạm không phải tồi. Thậm chí còn rất khang trang so với nhiều ký túc xác khác. Từ đây lội bộ ra bãi biển thơ mộng chỉ chừng trăm mét, tha hồ mà hóng gió trong lành. Ấy nhưng, cuộc sống ở ký túc xá quá phức tạp, ồn ào dường như không chịu ngơi nghỉ, lại thường xảy ra những vụ cầm nhầm lấy lộn không chịu trả… Tôi và Hương, Lý, Thanh họp bàn với nhau, quyết định chung tiền tìm nhà trọ ở ghép ở riêng.
22/10/2018(Xem: 3916)
Một cú điện thoại gọi đến vào giấc trưa im ắng đã làm cả nhóm sinh viên chúng tôi giật bắn cả người. Thằng Tiên, trưởng nhóm gia sư, vồ lấy điện thoại với vẻ mặt háo hức. Tiếng đầu dây bên kia: “A lô, xin lỗi … có phải nhóm gia sư trường Đại học Nha Trang không ạ?” “Dạ phải! Dạ phải!”, thằng Tiên vừa đáp vừa nheo mắt nhìn chúng tôi. “À, tôi cần một gia sư thật gấp!” “Kèm lớp mấy ạ? Môn gì ạ?” “Lớp 5, môn Toán. Con tôi nó thích học cô giáo, có cô không?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]