Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cụ Già và Chiếc Radio Cũ (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

02/07/202004:39(Xem: 5447)
Cụ Già và Chiếc Radio Cũ (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

radio
Cụ Già và Chiếc Radio Cũ

Truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm
Diễn đọc: Phật tử Tường Dinh





 

- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với?

- Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ!

Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội!

-Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú!

Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội!

Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu âm nào để chuyên tâm vào học kinh điển. Ông Cụ vì tuổi cao nên được phép làm điều ấy như một đặc cách.

Năm Ông vào chùa đã hơn 70 tuổi, nghe Ông kể lúc trẻ từng đi làm ăn buôn bán, sự nghiệp cũng khá, nhưng rồi quá nhiều biến cố sau năm 1975 nên chẳng còn gì. Tuy ông lớn tuổi nhưng ông vẫn còn minh mẫn và siêng năng. Lúc nhỏ, ông được học về Nho giáo nên phần nào cũng giữ được cung cách của một người sống biết đạo lý. Tuy ít nói nhưng ông hay quan tâm tới mấy chú Tiểu và thường hay đăm chiêu nghĩ ngợi. Nhiều khi mấy Tiểu pha trò, chọc Ông, Ông gắng gượng cười nhưng nụ cười của Ông ít khi nào được trọn vẹn. Trong lòng Ông luôn ẩn chứa những nỗi buồn mà ít khi chia sẻ cùng ai. Mấy tháng đầu tiên vào công quả, vì thấy Ông thường nghe tin tức nên mấy chú khuyên:

-  Cụ ơi, lớn tuổi rồi, để dành thời gian lo niệm Phật!

Ông Cụ nói “Mô Phật”, nhưng rồi cũng mở radio như thường lệ. Gần một năm sau, cho đến một hôm Ông bị bệnh, sau đó bệnh càng trầm trọng, số tiền làm thuê Ông để dành cũng đã xài gần hết vào tiền thuốc.

- Pin nè Cụ, Cô Sính cho Cụ nè!


Xung quanh chùa cũng toàn là Phật tử nhưng tất cả đều nghèo, cuộc sống cũng chỉ làm buổi sáng ăn buổi chiều. Cô Sính tốt bụng, tuy rất nghèo nhưng lúc nào cũng biết san sẻ cho mấy Chú.

Cụ nhìn Tiểu An, đôi mắt trông vui hẳn lên. Vội lắp pin vào máy và nhìn đồng hồ trông chừng để theo dõi tin tức. Đến khi đó mấy Chú mới biết rằng, mỗi ngày lý do ông theo dõi tin tức là vì trông tin về người con gái của Ông đã thất lạc. Theo lời Ông kể, trong lần di cư từ quê miền Bắc vào Nam, con gái của Ông lúc đó 12 tuổi đã bị thất lạc trên chuyến tàu lửa. Từ đó, ông vừa thương nhớ con và cũng giận chính mình. Bôn ba khắp đó đây tìm kiếm nhưng vẫn không có một tin tức nào về đứa con gái yêu thương.

Tính vào thời điểm của năm 1992 thì con gái Ông cũng đã hơn 30 tuổi rồi, có nghĩa từ khi Cha con thất lạc nhau đã hơn 20 năm, nhưng lúc nào cũng thương nhớ con, mong đợi một tin lành tốt đẹp. Ông đã nhờ người đăng mục Tìm Người Thân trên báo và mong mỏi, hy vọng có ngày sum họp đoàn viên.

Hằng ngày, Ông cố gắng tập thỉnh chuông Đại Hồng Chung, phụ làm những công việc lặt vặt trong chùa... Ông tên Huân, Sư Phụ đặt pháp danh Thị Nghiệp, nhiều lúc Ông thường hay tự nói một mình: “Đời trước vụng về không Huân Nghiệp tốt để đời này khổ đau như vậy, ráng tích lũy được chút phước lành để làm vốn cho đời sau. Cầu mong được sớm xuất gia tu hành”.

  Đứa con gái, là tài sản duy nhất trong cuộc đời của tôi đó mấy Chú.

Ông nói trong chất giọng thều thào, bệnh ông lúc này đã nặng, phải đưa vào bệnh viện Biên Hòa mấy lần. Biết được nỗi lòng của Ông như thế nên mấy huynh đệ trong chùa thường góp những đồng tiền ít ỏi để mua pin cho Ông nghe tin tức. Đối với Ông đó là niềm hy vọng và niềm vui cũng như có một chút động lực để sống còn với sự khổ nhọc ở cuộc đời và chống chọi cơn bênh tật của tuổi già.

Hình ảnh mà Tiểu An vẫn còn nhớ nhất là những ngày cuối đời của Ông. Tuy trong người không còn khỏe, thậm chí không ăn cơm cháo được, nhưng cũng ráng ôm chiếc radio để bên cạnh. Đến khi Ông biết mình không thể nào sống thêm được nữa bèn nói với Tiểu An:

- Bây giờ có lẽ tôi không còn nghe radio được nữa rồi, Chú nhớ nghe tin tức giùm nhé. Nếu có tin người tên đó, họ đó… thì cho tôi biết.

Tiểu An lúc bấy giờ không còn sự lựa chọn nào khác nên gật đầu và nói:

-  Thôi Cụ ráng niệm Phật đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Ông như có chút tạm yên tâm sau lời trấn tỉnh của Tiểu An. Tuy vậy, trong lòng cũng không vui gì, tay cầm xâu chuỗi ráng niệm Phật nhưng có lẽ trong lòng vẫn nhớ mong người con gái của mình.

Sau mấy lần nhập viện, Bác Sỹ nói Cụ chỉ còn sống được trong thời gian ngắn nữa thôi, nhưng nỗi vướng mắc nhất trong lòng vẫn là người con gái. Nhóm Phật tử thân cận và mấy chú thay phiên chăm sóc Cụ. Đến lúc này, tuy Cụ cũng không còn nghe được gì nữa nhưng vẫn muốn để chiếc radio bên cạnh cho được an lòng.

- Cụ ơi, có tin tức rồi. Con Cụ vẫn còn sống mạnh khỏe và đã có gia đình, Cụ có cháu ngoại rồi. Cụ vui vẻ sống và dốc lòng lo niệm Phật nha.

Cụ không nói nỗi, nhưng khi nghe như vậy, ráng nghiêng người và cố gắng nở nụ cười nhẹ trên môi, đôi mắt mở to ra như một lời cám ơn và mãn nguyện.

Chiếc radio cũ giờ đây được thay thế bằng chiếc máy niệm Phật. Hơn mười ngày sau Cụ qua đời, thọ 79 tuổi.

Đến mãi tận sau này, Tiểu An vẫn còn cảm thấy có lỗi về sự nói dối của mình, dù rằng nói dối để Cụ nhẹ lòng, vì hoàn cảnh thực tế lúc ấy không còn biết cách nào để giúp Cụ.

Phật dạy: “Tình thương của Cha Mẹ dành cho con không bao giờ nhạt phai, tình thương ấy có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Quả thật trên đời không có tình thương nào bằng tình thương của Cha Mẹ dành cho con. Dù hoàn cảnh, thân phận nào đi chăng nữa thì tình thương ấy gần như không có sự sai biệt. Tuy rằng theo lời Phật dạy tất cả những mối liên hệ ấy từ Ái nhưng tình thương của Cha Mẹ thương con là tình thương thiêng liêng cao cả nhất. Hình ảnh Ông Cụ già cầm chiếc radio trong tay mỗi ngày với niềm tin thật mong manh nhưng vẫn trông đợi. Dù lý trí Ông biết vô vọng nhưng vẫn chờ mong bởi vì tất cả xuất phát từ tình thương của người làm Cha Mẹ. Tiểu An cũng không biết con Ông còn sống không hay đã chết. Nếu như còn sống, có lẽ Cô cũng trông đợi có ngày gặp lại Cha Mẹ của mình? Hay có thể Cô cũng hờn trách Cha Mẹ mình đã bỏ mình trong cuộc đời đơn côi, lạnh lẽo thiếu vắng tình thân? Cô ấy đâu có biết rằng, ở phương trời xa xôi, Cha của Cô lúc nào cũng trông đợi, thậm chí trông đợi trong mõi mòn, ân hận, tự trách!  

Con người sanh ra trong cuộc đời ai cũng muốn được gần người thân của mình, đặc biệt là Cha Mẹ. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như mọi người mong ước, có nhiều vị tuy hiếu thảo nhưng cũng phải đành xa quê Cha đất Tổ sống bôn ba lưu lạc xứ người, vì những hoàn cảnh riêng biệt. Dù xa nhưng lòng lúc nào cũng hướng vọng về nguồn cội thiêng liêng của mình. Và trong xã hội cũng không thiếu những người có đủ điều kiện lo cho Cha Mẹ nhưng vẫn cứ hững hờ, thờ ơ, bận tâm quá nhiều vào những thế sự phù hư, vào danh lợi, những ảo ảnh của đời thường... rồi vô tình để thời gian phủ lên tấm thân già nua còm cõi của Mẹ Cha và thoáng chốc vô thường cướp mất, đến khi chợt nhận ra, nuối tiếc thì đã muộn màng.

Hôm nhập liệm Cụ, Tiểu An ân cần để chiếc radio bên cạnh Ông trong quan tài và xin lỗi Ông về lời nói dối bất đắc dĩ của mình. Mong Cụ được thanh thản ra đi. Hai hôm sau, đưa Ông ra nghĩa trang, tiếng chuông mõ vang lên đều cùng hòa lẫn tiếng Niệm Phật của Đại Chúng. Cầu nguyện Hương Linh Ông nương tựa oai lực Tam bảo, rũ bỏ trần duyên, một lòng niệm Phật, được tái sanh vào gia đình chánh tín Tam Bảo, đồng chơn xuất gia như tâm nguyện cuối đời mà Ông hằng ao ước.

Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Mùa Đông năm 2020

Thích Hạnh Phẩm


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2019(Xem: 5643)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9924)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4320)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4476)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5285)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 3989)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4387)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6294)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 8226)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
07/04/2019(Xem: 8809)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]