Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên Cánh Cửa Tre (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

29/05/202010:49(Xem: 3690)
Bên Cánh Cửa Tre (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

canh cua tre

Bên Cánh Cửa Tre
Truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm

do PT Tường Dinh diễn đọc





Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh…

- Tâm hả con, vào nhanh đi.

Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo:
- Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!

Tiểu Tâm rón rén thay vội bộ quần áo đã ướt, đến bên nồi lửa than hơ tay, đi nhanh đến phía Tổ Đường lạy ba lạy rồi về phòng. Mấy huynh đệ đã ngủ yên, chú nằm đó nhưng vẫn miên suy nghĩ, chú vẫn thút thít dù Hòa Thượng chẳng đánh roi nào.

Tiết trời mùa đông, từng trận mưa phùn rả rích suốt cả tuần, từng trận gió lạnh thổi tới đâu như những con dao bén thoa muối cắt vào da thịt. Nếu ai đã từng sống ở miền Trung xứ Quảng chắc chắn rằng không thể nào quên những cơn lạnh tái tê như thế. Người dân xứ này nếu như nhà nghèo thì mùa đông là một cực hình, phần lớn là do thiếu đồ ấm, lò sưởi, chưa nói đến là phải chạy lo miếng ăn từng bữa. Hầu như, những người lớn tuổi già yếu thường hay từ trần trong những lúc thời tiết khắc nghiệt như vầy. Tôi còn nhớ, lúc còn nhỏ, mỗi khi tới mùa đông, ông bà nội tôi phải co ro trong mấy chiếc bao bố tời dầy cộm, rồi thường xuyên cứ ngồi bên cái nồi lửa mà mẹ tôi mỗi khi nấu cơm xong thường lấy than để vào trong đó. Nhiều lúc tôi thấy chân của ông bà nội tôi thường nứt ra đổ máu do không chịu nỗi với cái lạnh.

Ấy thế, tại một làng nông thôn xứ Quảng ấy, có một ngôi chùa với vị Hòa Thượng tuổi ngoài bảy mươi cùng với những người đệ tử sống thanh bần tu niệm. Vị Thầy ấy tuy không phải là bậc thông kim bác cổ, hay có tài năng gì xuất chúng nhưng đức của Ngài cuộc sống chuyên tu, thanh bần, giản dị, thật làm cho người nể phục, là ngọn lửa hồng sưởi ấm cho bà con xóm làng trong những ngày đông giá rét, như gió mát của mùa hè oi bức não lòng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân làng trong những khó khăn nghịch cảnh. Ngài ít nói chuyện, thậm chí cũng ít nói về đạo lý, nhưng từng oai nghi của Ngài thật là những bài pháp không lời có năng lực hết sức đặc biệt. Và mỗi khi Ngài nói ra như được lưu xuất từ tấm tình thương bao la vô hạn của Ngài.
Dân chúng nơi này hầu hết đều làm nghề nông, vì vậy chùa là nguồn vui tinh thần chính cho bà con trong thôn xóm. Ngày, nơi đồng ruộng; đêm về cùng nhau đến chùa thắp hương lễ Phật, tụng kinh, những ngày Sóc Vọng, hoặc ngày mùa thì còn có thêm chè xôi, hương nếp mới. Tuy không phải là cao sang nhưng cuộc sống bình dị ấy đã truyền từ bao thế hệ, nó đã trở thành một nguồn sống linh thiêng trong huyết quản của người dân xứ này.

Ngôi chùa nhỏ, nằm khiêm tốn bên cạnh dòng sông, phía sau chùa là ngọn đồi nhỏ bao bọc, chính vì địa thế như vậy nên mỗi khi đến mùa đông chùa càng lạnh hơn những nơi khác, nước sông thường nhiều hơn do những trận mưa đổ về, rồi từng trận gió cứ lùa từ sông và đi thẳng vào chùa nên mùa đông lạnh càng thêm lạnh.

Và cứ thế nhịp sống của mái chùa quê và cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương che chở của Thầy, thời chiến tranh quê hương bị chìm trong khói lửa, mái chùa cũng một thời bị đỗ nát hoang tàn, nhưng rồi nơi chốn ấy vẫn trở lại hồi sinh với dân làng mộc mạc.

Ngoài vị Hòa thượng tôn kính ấy chùa còn có mười người đệ tử nữa, ngoài những lúc trong thời khóa tu học, các vị ấy vẫn cần mẫn với thửa ruộng và miếng vườn của chùa. Tinh thần “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực- Một ngày không làm, một ngày không ăn” của Tổ Quy Sơn đã thấm đượm trong chốn thiền môn, Tuy làm đây không phải để phát triền kinh tế nhưng cũng để một phần tự túc trong sinh hoạt vừa canh chừng miếng ruộng phước điền của tâm cho những hạt giống tốt được nảy mầm xanh tốt và loại bỏ những hạt giống xấu có nguy cơ làm cho mảnh đất tâm bị đầy cỏ dại. Hơn nữa, làm việc vừa phải trong chánh niệm của người tu thì đó cũng là một trong những pháp môn tu. Hòa thượng cũng thường hay nhắc nhở các môn đệ quan niệm của một nhà tu hành về những vần đề tài vật, và những thứ đó chỉ là những phương tiện tạm thời cho một giai đoạn hay một trú xứ nào đó thôi. Ngài luôn đặc biệt lưu ý đến việc giáo huấn hàng đệ tử của Ngài bằng thân giáo với lòng từ bi độ lượng dù bất cứ trường hợp nào.

Tiểu Tâm con út trong nhà, vào chùa được hơn hai năm, chú thường hay nói cũng không phải vì thích tu nhưng vì thích cảnh chùa nên vào chùa vậy thôi. Thời gian gần đây, Chú thường nói hay nhớ nhà, sau thời kinh tinh độ, thỉnh thoảng chú lén chạy về nhà rồi vội vàng về chùa, mấy tiểu khác vẫn biết nhưng không dám nói ra.

Tối đêm đó, trong một đêm mưa tầm tả, gió từng cơn giật mạnh làm cho bụi tre phía sau chùa như từng hồi gào thét, phía dưới sông nước trên đầu nguồn đổ về làm cho dâng cao, trời càng thêm lạnh.

Ầm…ầm, cánh cửa sau của chùa làm bằng phên tre chỉ khép hờ bị ngọn gió mạnh đánh bật va vào vách, Hòa Thượng nhẹ nhàng khoan thai kéo đóng lại nhưng không cài then, chỉ lấy viên đá kê chắn không cho gió lùa vào. Sau đó, Hòa Thượng về phòng, ôm tấm chiếu tre đem xuống trải ra nằm sau tấm cửa, vì Hòa Thượng lo cho Tiểu Tâm không vào được trong nhà giữa đêm mưa lạnh cóng.
Sau đêm Đông ấy, Tiểu Tâm

như hoàn toàn một người mới, như một khởi điểm cho lộ trình tu học,chú từng bước trưởng thành nhanh chóng với thời gian…
- Ở đời, dù học nhiều kinh điển đi chăng nữa, đôi lúc tưởng chừng như quên hết, chỉ còn lại chút tình thương để sống với đời.
Thầy tôi nói khẽ trong cảm xúc, bên ngoài ánh nắng ban mai đang chiếu nhẹ vào mái chùa tranh, qua khung cửa, một sự trùng hợp đến lạ kỳ, cũng tấm cửa bằng tre do chính Thầy tôi kết. Lắng lòng xúc cảm, cách đây hơn 40 năm bên trong cánh cửa tre Sư Ông đã đợi Thầy tôi, dìu Thầy tôi vào Đạo; và bây giờ, bên trong cánh cửa tre của ngôi chùa quê bình dị, Thầy Tôi đã đưa huynh đệ chúng tôi từng bước trưởng thành nơi chốn thiền môn, một khởi điểm của tình thương để làm chất liệu sống giữa biết bao giông tố của cuộc đời…

Thích Hạnh Phẩm
Melbourne, mùa Đông năm 2020




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2013(Xem: 14868)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật pháp là kiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
05/06/2013(Xem: 10276)
Một bữa nọ, Hòa Thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa Thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau.
23/05/2013(Xem: 3743)
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
11/04/2013(Xem: 11543)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 8277)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 20429)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5424)
Có một số trẻ em được sinh ra nhưng chẳng may bị khuyết tật hoặc bạo bệnh. Những em may mắn hơn thì vẫn được cha, mẹ nuôi nấng. Những em còn lại thì bị bỏ rơi... Nếu chúng ta là những đứa trẻ bị bỏ rơi thì chúng ta hẳn sẽ rất buồn và đành chấp nhận vì chúng ta không có sự lựa chọn khác. Ngược lại, thì chúng ta sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
10/04/2013(Xem: 7875)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 7414)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử, Ngài sinh ra tại Ấn Độ; cho nên cách phục sức cũng giống như người Ấn Độ thuở bấy giờ cách đây hơn 2.500 n ăm về trước.
10/04/2013(Xem: 4655)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]