Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Văn: Thần Chú và Thần Lực

02/03/202021:56(Xem: 3153)
Tản Văn: Thần Chú và Thần Lực

                                                                                                          mattong_2
                                                                                 Tản văn

THẦN CHÚ và THẦN LỰC

        Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn:

        ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..."

         Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".

         Một tuần sau, cũng trên website TV Hoa Sen, thấy xuất hiện bài "Thần Chú Chuẩn Đề" của thầy Thích Nhuận Châu, xin trích đoạn:

 

        "Thần chú Chuẩn Đề là một thần chú mầu nhiệm mà ba đời chư Phật đã từng tuyên thuyết và chư đại Bồ tát, thiên long bát bộ đã từng hộ niệm. Thần chú Chuẩn đề đã từng đem đến hạnh phúc, an lành cho vô lượng chúng sanh...

 

Khể thủ quy y Tô tất đế

Đầu diện đảnh lễ Thất câu chi

Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

Om Cale Cule Cundi Soha

Nam Mô Tát Đa Nẩm,

Tam Miệu Tam Bồ Đề,

Cu Chi Nẩm, Đát Điệt Tha.

Om Cale Cule Cundi Soha,

Om Cale Cule Cundi Soha..."

 

         Vào những tháng ngày cuối năm 1984, đầu năm 1985, khi ngôi chùa tranh vách đất Long Quang (xã Bàu Cạn - huyện Long Thành- Đồng Nai) vắng bóng Thầy trú trì, chư tăng tứ tán mỗi người một phương, tôi bấy giờ đã phát nguyện xuống tóc, ăn chay trường, quyết bám trụ lại với vùng đất thân thương này, hằng ngày hằng đêm ra vào "coi ngó, trông nom" ngôi chùa nghèo vùng kinh tế mới cùng với bà con Phật tử Ấp 5 để nơi thờ phụng ngôi Tam Bảo không rơi vào cảnh hoang lạnh ưu sầu, đồng thời tự thân cũng dùng hết khả năng để duy trì, giữ gìn nề nếp sinh hoạt của Ban Hộ Niệm với đa số là các em thanh thiếu niên đang gặp phải chướng duyên "mất Thầy"...

          Chính trong thời gian đó, tôi đã tụng niệm kinh Dược Sư, bản kinh do Hòa thượng Trí Quang dịch nghĩa (bản kinh này Me tôi được Hòa thượng ban tặng từ lâu, và đã chuyển gửi từ Nha Trang vào Long Thành cho tôi từ đầu năm 1984), và mỗi khuya vắng lặng đều trì "Chú Chuẩn Đề" với tâm nguyện được "chứng đắc đạo lực nhiệm mầu" để "cứu giúp người hoạn nạn nghèo khó, giốc lòng phụng sự đạo pháp".

   ... Một buổi gần trưa, tôi đi rảo một vòng từ chùa về quanh Ấp 5 như mọi ngày, khi ngang qua một khoảnh đất xanh rì và dầy đặc khoai mì, thấy có hai người đang lui cui cặm cụi thu hoạch. Tôi dừng lại, nhận ra là hai mẹ con thím Hai hàng xóm, mới hay đây là đất tăng gia sản xuất tách biệt với căn nhà của gia đình chú thím Hai, một gia đình Phật tử.

      Thím Hai đau yếu mà phải dang mình dưới nắng để dùng dao chặt củ ra khỏi từng bụi khoai mì từ cô con gái chân yếu tay mềm nhổ lên theo từng hàng. Tôi đứng quan sát, thấy tốc độ thu hoạch quá chậm, chỉ mới được chừng hai mươi hàng mì giữa cỏ gai rậm rạp, trong khi chung quanh, trước mắt phải đến hai sào chưa chạm tới. Động lòng, tôi băng vào, chào hỏi, rồi thưa với thím Hai:

        "Để con nhổ phụ, thím với em lo chặt và gom vô bao cho nhanh, chứ trưa nắng lắm rồi!"

       Lúc đó tôi đang mặc chiếc áo thun tay ngắn, nên đề nghị em gái cởi chiếc áo khoác tay dài và đôi găng tay của công nhân cao su ra cho tôi mượn tạm để "bảo hộ lao động" trước khi bắt tay nhổ những bụi khoai mì lên khỏi đất cứng.

       Vậy rồi, tôi niệm ba lần “Chuẩn Đề đà-la-ni”, bắt đầu cứ hít một hơi thật sâu, khom xuống, hai tay nắm gần gốc bụi mì, thở ra, nín hơi, lay gốc, nhổ lên, thở ra, bước tới, khom xuống, tiếp tục, tiếp tục với tốc độ vừa phải, đi theo từng hàng mì từ phải trái, từ phải qua trái rất trật tự trong bình thản... Tôi chỉ biết là mình đang làm công việc nhổ mì, không nghĩ gì khác, không ngó ngàng gì đến chung quanh, thao tác liên tục đều đặn không nhanh hơn cũng không chậm lại, không nghỉ giải lao, vậy mà không hề thấy mệt, hơi thở vẫn nhịp nhàng ra vào không hỗn hễn... cho đến khi bụi mì cuối cùng của hàng cuối cùng được bứng lên khỏi mặt đất mới dừng lại, rảo mắt nhìn quanh, và nhìn phía sau.

      Nam mô Phật! Tôi đã nhổ xong hơn một sào rưỡi khoai mì chỉ qua một tăng, đúng là một tăng, không có tăng hai tăng ba, và hai mẹ con thím Hai không thể đuổi theo tôi kịp để chặt củ thu gom. Cả hai mẹ còn đang còn loay hoay cặm cụi ở giữa bãi chiến trường, nghĩa là chỉ mới chặt gom củ được một sào, còn một sào mì đã nằm phơi những bụi bụi củ củ trên mặt đát theo hàng theo lối, chứ không phải ngổn ngang lộn xộn, đang chờ được vào bao chở về nhà.

      Vì lúc đó mới cảm thấy... mệt, tôi ngồi bệt xuống, xếp bằng, cởi áo khoác, tháo găng tay ra để một bên, đặt hai lòng bàn tay úp xuống đất, điều tức hơi thở, cứ y như là đang hút điện từ dưới lòng đất chạy lên rồi truyền vào nhục thân. Em gái băng lại chỗ tôi ngồi nghĩ, lẳng lặng nhặt lại chiếc áo và đôi găng, nhìn tôi với ánh mắt tràn đầy "kính nể", nói:

       "Không ngờ anh khỏe đến vậy. Làm một hơi không nghỉ, quá kinh ngạc!"

        Tôi còn phải kinh ngạc với chính mình, huống chi người khác, vì ai cũng thấy biết rõ tôi không phải là một chàng trai vai u thịt bắp, cường tráng vạm vỡ, hay “dũng sĩ lao động”, mà chỉ là dân thị thành trôi dạt với vóc dáng thư sinh chỉ giỏi đàn ca vẽ vời thơ thẩn... Chỉ chừng mười lăm phút nghỉ ngơi phục sức, tôi đã khỏe lại như lúc mới bước vào “cuộc chiến”.

          Còn một vài câu chuyện ly kỳ, nhiệm mầu khác nữa đã diễn ra trong thời gian tôi tu trì “Chuẩn Đề đà-la-ni”, nhưng tôi sẽ không kể thêm ra đây. Những chuyện này thuộc về “mật tông”, mà mật thì đúng ra phải bí mật, giữ kín giấu kỹ, không phơi bày ra, không được khoe khoang, chỉ ai chứng được và những người trong cuộc mới biết và hiểu được.

Hôm nay, nhân ngày Thái tử Tất-Đạt- Đa rời bỏ kinh thành, xuất gia cầu đạo giải thoát, tôi chỉ xin kể lại chuyện “nhổ mì” đã xảy ra cách đây đã tròm trèm 35 năm, lâu rồi, cũ rích, chỉ có ý muốn truyền đạt lại cho mọi người một điều rằng:

       "Hãy luôn giữ tín tâm, niềm tin không mảy may suy suyển hao vơi với Phật pháp nhiệm mầu!"

         Những người được nhắc trong câu chuyện này, người trong cuộc, nay vẫn còn sống sờ sờ, và chắc cũng không quên chuyện "nhổ một tăng gần hai sào mì”, sẽ làm chứng cho tôi nếu ai đó nghi ngờ truy tra dò hỏi!

        Tôi nhớ rõ, hồi đó, khi chứng đắc được “đạo lực nhiệm mầu” sau một tháng tu trì, tôi đã nhờ một đạo hữu chở bằng xe đạp vượt đường xa đến chùa Bửu Lâm để xin yết kiến, tham vấn Thầy Kiến Tánh. Khi nghe tôi tường thuật đầu đuôi, Thầy không ngạc nhiên chút nào, chỉ giải khuyên:

         “Sở dĩ không gọi Phật chú, mà gọi là Thần chú, vì người tu trì đà-la-ni sẽ luôn được chư vị Long Thần Hộ Pháp theo phò hộ, truyền thần lực, chứ không phải đức Phật hay vị Bồ Tát nào trực tiếp ban truyền đạo lực cho ta. Điều quan trọng nhất mà con phải luôn nhớ, tu trì Mật tông, hành trì pháp nhiệm mầu là điều rất tốt, rất quý báu, nhưng đó là”Con Dao Hai Lưỡi”! Nếu chỉ một niệm dấy lên vì tư lợi bản thân, nghĩ đến danh, đến lợi, đến phước đến đức cho mình mà hành trì thì sẽ tác hại vô cùng…”

       Trong bài pháp của Thầy Thích Thiện Châu đăng trên TVHS vừa rồi còn có đoạn:

       “Người trì chú này nếu dụng tâm chân chánh muốn làm việc gì thì đều được hanh thông, nói ra lời gì cũng đều được người nghe tín thọ.”

         Dụng tâm chân chánh. Phải hiểu rõ nghĩa là gì, và phải luôn nhớ điều đó!

        Thêm một chuyện nữa mà tôi cần nhắc đến trước khi chấm hết bài tự sự này:

        Từ hồi đó, xin lấy cột mốc 1984, đến nay, nhờ có thời gian dài trì tụng Kinh Dược Sư, và luôn luôn về sau này trì "Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn", nên tôi đã vượt qua được nhiều lần bệnh nặng, bệnh duyên nguy nan (tim, gan, phổi, dạ dày, ruột... đều mắc bệnh), gặp được nhiều quý nhân giúp đỡ đúng lúc, nhiều bác sĩ mát tay chữa trị nhanh chóng bình phục. Thật kỳ diệu là trong suốt 35 năm qua, trong từ điển cuộc sống của tôi không hề có từ "nhập viện, xuất viện", chưa lần nào tôi nằm trên giường của bất cứ bệnh viện, hay trạm xá, bệnh xá nào.

      Kệ, ốm ốm xương xẩu mà không bệnh là quý rồi, gìn giữ tinh thần và niềm tin cho vững chãi, và chỉ sợ Tâm Bệnh mà thôi.

      Nam mô Thiên Long Hộ Pháp chư tôn chứng minh!

 

Tâm Không  - Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6633)
Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ. Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi ...
10/04/2013(Xem: 6530)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó. Dân trong vùng cũng đang bị nạn dịch cúm. Lúc này mọi người kéo nhau vào rừng tìm hái cỏ thuốc, và những gì có thể ăn được cho qua cơn đói lạnh ngặt nghèo.
10/04/2013(Xem: 7036)
Cánh rừng già đang trải qua một mùa đông dài khắc nghiệt. Cây cỏ xác xơ … cảnh vật chìm sâu trong lớp tuyết trắng dày đặc. Chỉ có những thân cổ thụ...
10/04/2013(Xem: 5068)
Thuở xưa, trong một thành nọ, có một ngôi chùa tên là Viên Âm, mỗi ngày có rất nhiều người đến thắp hương lễ Phật, nên chùa cũng rất hưng thịnh...
10/04/2013(Xem: 5332)
Nắng lên cao, nắng chiếu ngút ngàn quanh các triền núi hoang vu làm khô ráo mấy hạt sương mai còn đọng lại trên những ngọn cây. Càng đi lên...
10/04/2013(Xem: 5659)
Cổng Chùa hiện dần ra trên con đường đất quen thuộc. Trời trưa nắng gắt, thỉnh thoảng từng cơn gió lốc thổi đến, hất tung bụi mù và cuốn theo mấy ...
10/04/2013(Xem: 5286)
_Ồ! sen ở đây nở rộ, trông đẹp quá! Ai đi ngang qua ao sen nhà chùa cũng đều cất tiếng nói như vậy.
10/04/2013(Xem: 5444)
Mùa đông về làm cho ngọn đồi thông thêm rộng thoáng. Không một chiếc lá cây rơi rụng. Không một bóng người lui tới để nghe tiếng bước chân ...
10/04/2013(Xem: 4892)
Chú Tiểu Minh nhặt được chú chim con lúc chiều khi đang cúng thí thực. Con chim run rẩy sà xuống như chiếc lá khô rơi rụng trong buổi chiều tà. Nó cùng bầy với lũ chim được phóng sanh hồi sáng này. Nhưng lại quá kiệt sức nên không thể bay xa được. Động lòng, chú mang chim về liêu mình để chăm sóc và cho ăn.
10/04/2013(Xem: 4841)
Sáng sớm đã nhìn thấy lá vàng rụng đầy sân. Ừ, đang mùa thay lá mà. Sân chùa có nhiều cây cao bóng mát cho khách thập phương ghé lại tham ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]