Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Thành Công của một người thất bại

09/12/201910:10(Xem: 3221)
Sự Thành Công của một người thất bại

Phat bon su



 

SỰ THÀNH CÔNG
CỦA MỘT NGƯỜI THẤT BẠI

TN Huệ Trân

 

          Hơn một thế kỷ trước, một người quốc tịch Anh đã thất bại trong việc nghiên cứu về Giáo Lý Đạo Phật.

          Đó là giáo sư Rhys Davids, con của một mục sư Cơ Đốc Giáo. Ông đã bỏ ra nhiều năm học tiếng Pali, kiên nhẫn tìm tòi, nghiên cứu các kinh điển Phật Giáo chỉ để mong đạt mục đích là chứng minh giáo lý Đạo Phật thua xa giáo lý Cơ Đốc.

          Nhưng Rhys Davids đã thất bại với công việc này!

          Sau nhiều năm miệt mài tìm hiểu Đạo Phật, ông đã trở thành một Phật tử thuần thành, hết lòng ca ngợi Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là những gì ông áp dụng cho chính bản thân và đạt được suối nguồn an lạc đích thực, sâu sa, trong suốt quãng đời còn lại, cho tới ngày bình an lìa bỏ cõi nhân gian …

          Là Phật tử, không mấy ai không nhớ Tứ Diệu Đế là những gì, vì đó là Bốn Sự Thật mà Đức Phật đã thấy rất rõ ràng, rất mầu nhiệm nhưng dường như không một giáo lý ngoại đạo nào từng chỉ dạy minh bạch cho tín đồ của mình để cùng thoát khổ.

          Bốn Sự Thật đó là:

Khổ Đế: Sự có mặt của khổ đau

Tập Đế: Sự có mặt của những nguyên nhân gây ra khổ đau

Diệt Đế: Sự chấm dứt khổ đau

Đạo Đế: Con đường dẫn tới sự chấm dứt khổ đau.

Hiểu nghĩa đơn giản theo từ ngữ chỉ là thế, nhưng hành giả thực tâm cầu học phải nhẫn nại, siêng năng, từng bước tiến sâu vào từng lãnh vực, từng lời dạy, để nhận diện những gì là Tam khổ, Bát khổ trong Khổ Đế mà thấy ra nguyên nhân nơi Tập Đế là những sự tích tập, chứa nhóm từ tham, sận, si, mạn, nghi, ác, kiến …

          Thấy được nguyên nhân gây ra khổ đau thì Tập Đế chính là Nhân và Khổ Đế là Qủa.

          Thấy Nhân và Quả rồi, hành giả nào mà không muốn bước vào Diệt Đế là sự tịch tĩnh, an lạc khi đã diệt trừ mọi khổ đau.

            Muốn tới được Diệt Đế cần phải biết và thực hành những phương pháp diệt khổ. Đó chính là sự thật thứ tư. Đó là Đạo Đế.

Trong tiến trình này, Đạo Đế là Nhân và Diệt Đế là Qủa.

          Giáo lý đã minh bạch, sáng rỡ như trăng rằm, nhưng với lòng bi mẫn vô biên, Đức Phật còn ân cần thương xót mà chỉ dạy thêm về Tam Chuyển Pháp Luân Tứ Đế gồm Thị Chuyển, Khuyến Chuyển và Chứng Chuyển để chúng sanh vững tin mà vững bước.

          Thị Chuyển: Là khởi đầu, Đức Phật chỉ bảo cho biết:

          “Đây là Khổ, có tánh bức bách

          Đây là Tập, có tánh chiêu cảm

          Đây là Diệt, có tánh khả chứng

          Đây là Đạo, có tánh khả tu”

          Khuyến Chuyển: Là khi đã chỉ cho biết Bốn Sự Thật, Đức Phật khuyến tấn chúng sanh hãy tu học pháp này mới mong thoát khổ:

          “Đây là Khổ, con nên biết

          Đây là Tập, con nên dứt

          Đây là Diệt, con nên chứng

          Đây là Đạo, con nên tu”

          Chứng Chuyển: Khuyến tấn chúng sanh tu tập rồi, Đức Phật lại chỉ bày cho thấy kết quả của sự tu tập:

          “Đây là Khổ, ta đã biết

          Đây là Tập, ta đã dứt

          Đây là Diệt, ta đã chứng

          Đây là Đạo, ta đã tu”

          Đạo Đế - sự thật thứ tư –con đường dẫn tới sự chấm dứt khổ đau chính là Bát Chánh Đạo, là con đường Trung Đạo chân chánh, vi diệu đưa tới sự thánh thiện vẹn toàn.

          Bát Chánh Đạo gồm:

          Chánh Kiến: Thấy biết và nhận thức chân chánh, rõ ràng.

          Chánh Tư Duy: Tư tưởng thiện lành, suy nghĩ và phán đoán chân chánh.

          Chánh Ngữ: Nói lời chân thật, ngôn ngữ chân chánh.

          Chánh Nghiệp: Làm những việc tốt đẹp, hành động ngay thẳng, tránh những nghề nghiệp dẫn tới hại mình, hại người.

          Chánh Mạng: Thân tâm trong sạch, buông bỏ và lánh xa những gì có thể khiến tinh thần bị mê mờ, ám tối.

          Chánh Tinh Tấn: Khi đã nhận định rõ tốt, xấu, chánh, tà, để có niềm tin chân chánh thì quyết tinh tấn thăng hoa, hướng thiện.

          Chánh Niệm: Ghi nhớ những gì xứng đáng, chánh đáng.

          Chánh Định: Giữ tâm thuần nhất, an tịnh để phát triển tuệ giác.

          Với tám phương pháp để chấm dứt khổ đau, hành giả thực tâm tìm cầu học đạo thường nghiêm túc suy ngẫm sâu sa nội dung lời dạy từng phần, quán chiếu tác dụng tương quan giữa những lời dạy, để có thể áp dụng với căn cơ mình mà đạt được lợi ích.

          Chẳng hạn như - theo chủ quan - có hành giả nắm vững sự liên hệ giữa Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là cảm thấy những phần sau hiển lộ tự nhiên.

          Hành giả đó thấy, trong Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến đứng đầu và ngay sau đó là Chánh Tư Duy. Sự sắp xếp như vậy phải chăng Chánh Kiến và Chánh Tư Duy có liên hệ chặt chẽ với nhau.

          Theo đạo lý Duyên Khởi thì cái nọ vì cái kia mà có, nên dù tên gọi có khác nhau nhưng thực chất thì mọi hiện tượng đều là Nhân và đồng thời là Quả. Không có cái gì thuần túy chỉ là Nhân hay Quả.

Khi được xếp đứng đầu, với tư cách là Nhân, Chánh Kiến nuôi dưỡng bẩy phần kia; nhưng nếu với tư cách là Quả thì Chánh Kiến lại được bẩy phần kia nuôi dưỡng lại.

Khi khởi niệm, Chánh Kiến chỉ là những kiến thức có tính cách khái niệm bên ngoài, nhưng khi có Chánh Tư Duy cùng làm việc thì Chánh Kiến bắt đầu có sự phát triển ở bên trong; tức là Chánh Tư Duy giúp Chánh Kiến có cái nhìn sâu hơn.

          Hành giả dùng hình ảnh chiếc lá để hướng dẫn sự quan sát.

          Khi nhìn chiếc lá, ta thường thấy lá là một phần nhỏ của cây, lá là con của cây (kiến thức lúc đầu của Chánh Kiến). Nhưng nếu nhìn sâu sắc hơn thì lá cũng là mẹ của cây vì ngay thời gian lá ở trên cây, lá đã góp phần biến những nhựa nguyên thành nhựa luyện để không chỉ nuôi lá mà còn trở về nuôi cây (Có Chánh Tư Duy làm phong phú thêm Chánh Kiến)

          Chánh Tư Duy gồm 2 phần là Tầm và Từ.

          Tầm là ghi lại, nhớ lại những gì đã nhận biết (chẳng hạn, biết lá là một phần của cây. Cái biết này là cái biết đúng, như Chánh Kiến).

          Từ là sự quán sát sâu sa hơn (sau khi ghi nhận lá là con của cây, còn triển khai sự suy tưởng sâu sắc hơn để thấy lá cũng là mẹ của cây vì lá đã góp phần nuôi cây)

          Nhưng khi Chánh Tư Duy đi vào phần Từ (phần quán chiếu sâu hơn) thì phải quán chiếu bằng sự từ bi, bằng tình thương rộng lớn mới được gọi là Chánh Tư Duy. Nếu chỉ suy tư tìm lợi ích và hạnh phúc cho riêng mình thì đây là phản ảnh của sự không có Chánh Tư Duy, là người đang suy tư cũng không có Chánh Kiến vì không biết điều mình tìm kiếm có gây tác hại cho ai không.

          Khi Chánh Kiến và Chánh Tư Duy giữ được sự liên hệ chặt chẽ, phối hợp và hành động chính xác như thật thì Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định sẽ như những đoàn tầu đã được đặt bánh trên đường rầy, sẽ an lạc lăn bánh tới sân ga.

          Hơn một thế kỷ trước, Rhys Davids đã ngộ ra những gì từ Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, mà từ mục đích nghiên cứu, cốt vạch lá tìm sâu để chê bai, lại thành công trong sự giác ngộ qua những giáo lý khổ công nghiên cứu đó.

          Còn chúng ta là Phật tử, là những người con của Phật, thừa hưởng gia tài giáo pháp nhiệm mầu vi diệu từ kim khẩu Cha Lành, tin tưởng lời Cha dạy, tuân lời Cha “Hãy tự thắp đước lên mà đi!” thì lẽ nào chúng ta lại thất bại trên con đường tìm cầu Giác Ngộ!

          Có phải vậy không, thưa quý hành giả gần xa, đang cùng dõng mãnh bước đi trong ánh đuốc tự lực và tha lực!

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, những ngày lập đông)

 

         

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2010(Xem: 1909)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
31/10/2010(Xem: 2137)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
30/10/2010(Xem: 2048)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
27/10/2010(Xem: 2176)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 18225)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3011)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 6585)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 6218)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 7762)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 3521)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567