Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Chùa Chiền

05/07/201909:19(Xem: 4022)
Chuyện Chùa Chiền
mai chua
Chuyện Chùa Chiền
Trần Thị Nhật Hưng

  Có lần một sư cô thuyết giảng, ví von nhà chùa như một nhà thương trị bịnh tinh thần, điều này ngẫm nghĩ không hoàn toàn đúng nhưng không hẳn là sai, tùy cái nhìn của mỗi người thôi. Bởi vì cũng có nhiều người đến chùa với tâm thái bình an, muốn nghiên cứu học hỏi giáo lý nhà Phật. Hay mộ đạo, đến để hỗ trợ đạo. Cũng có người như các cụ già thích đến chùa vì thích không khí nhà chùa, làm công quả đóng góp công sức, tịnh tài, tìm khoây khỏa trong tuổi già mong qui tiên được về cõi Phật. Kẻ thì đến chùa để cầu an, cầu siêu, cầu xin đủ thứ...v.v.và.v.v...Tựu trung dù từ nhân duyên nào cũng đều là có duyên với Phật

  Riêng tôi, nếu ví nhà chùa như bịnh viện tinh thần, tôi thấy cũng có lý. Vì rõ ràng quí sư đã chẳng nói đạo Phật là đạo cứu khổ ban vui. Do vậy đến chùa quan sát kỹ sẽ thấy, cũng không thiếu người góa chồng, góa vợ, li dị, hoặc chán ngán chuyện gia đình, hay đang cô đơn, cô độc...lân la đến chùa để giải tỏa nỗi lòng tìm niềm vui. Người thì rán nghe Pháp Phật chiêm nghiệm nghiệp quả mình tạo ra rồi tụng kinh sám hối, kẻ thì kể lể với bạn đạo để trút hết bầu tâm sự  hay đôi khi trút cả đến những vị trụ trì nhờ “gỡ rối tơ lòng“. Tựu trung là tìm cách để giải tỏa nỗi khổ niềm đau.

   Có điều, không hẳn đến chùa sẽ luôn được an lạc, như bịnh nhân đến thăm bác sĩ đâu phải ai được chữa trị cũng hết bịnh đâu. Do vậy, khối người đến chùa lại chuốc thêm phiền não cho mình còn lây lan sang người khác, giống như bịnh truyền nhiễm vậy. Đôi khi còn là bịnh nan y bác sĩ bó tay, chỉ đưa về nhà nằm chờ chết. Cũng vậy, người đến chùa cầu mong an lạc, cầu sự giải thoát cho tâm hồn, nếu không tìm thấy những điều mong muốn, tự nhiên ở nhà, thế thôi. Nhưng theo tôi, người Phật tử chân chính cầu đạo, nhất là những Phật tử đang làm việc trong chùa, trước mọi khó khăn sẽ không sờn lòng, đôi khi xem nghịch cảnh là bài học để mình thử thách, tu tập, chuyển hóa địa ngục thành Niết Bàn. Nếu được như thế coi như đã đạt chánh quả ngay trên cõi đời này. Người bịnh coi như hết bịnh. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, đứng trước ngọn núi cao, quá chênh vênh hiểm hóc không vượt qua được, hoặc trước dòng sông quá sâu, nước chảy xiết không bơi được thì tính sao đây, đành tìm lối khác mà đi, đổ cho tại “nhân duyên“, còn duyên thì hợp, hết duyên thì đi. Đức Phật có 84.000 pháp môn để tu, thôi thì, tu cách nào, đến chùa, hay tu tại gia, hay tu giữa chợ cũng đều tu được tùy theo căn cơ trình độ, sở thích của mỗi người, không ai lên án ai cả. Tục ngữ Việt Nam đã chẳng có câu:“Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa“để xác minh có ba nơi để tu, tu đâu cũng được mà.

   Trở lại việc trong chùa. Nhà chùa đa số phụ nữ đến nhiều hơn nam giới. Điều đó không ai phủ nhận. Nhiều câu hỏi đặt ra tại sao thì cũng có nhiều câu trả lời tùy theo quan điểm của mỗi người.

    Người thì cho rằng đã mang thân nữ là nghiệp nặng. Nghiệp từ kiếp nào đã thiếu tu còn gây bao lầm lỗi, nên bị đọa làm thân nữ giờ đến chùa để giải nghiệp. Có kẻ thì cho do phụ nữ nhẹ dạ dễ mê tín dị đoan bị mê hoặc bởi tôn giáo. Ngược lại, không thiếu người binh vực, đánh giá phụ nữ có niềm tin mạnh mẽ hơn nam giới, đến để hộ đạo, làm công quả giúp chùa, cúng dường, xây dựng, duy trì và phát triển Tam Bảo...Nói chung chín người mười ý. Nói sao cũng được hết. Nhưng một điều rõ ràng chắc chắn nhất là Đức Phật đã nhìn ra tâm tánh của phụ nữ “lắm chuyện“, biết rõ phụ nữ tuy cũng hữu ích cho chùa chiền, cho Phật giáo, nhưng sự hiện diện lai vãng của họ cũng...làm phiền nhà chùa không ít, đó là lý do, thời Đức Phật đã không cho phép nữ giới đi tu cho mãi khi có lời cầu xin khẩn khoản của Ngài A Nan, thị giả và là đệ tử ruột của Đức Phật, Đức Phật mới cho phép, nhưng Ngài phán rằng, để phụ nữ xen vô, giáo Pháp của Ngài sẽ trì trệ mất 500 năm!

   Lời phán của Phật thì chắc chắn không sai.

   Vậy bây giờ ta hãy nhìn xem và phân tích, chuyện các bà đến chùa đã, và đang xảy ra những gì nhé.

   Các bà đến hộ đạo, giúp chùa nhiều thứ, phải nói là rất đáng khen, đáng ngưỡng mộ. Từ hoa quả bày biện trang trí chánh điện đến khâu hậu cần lo cơm nước trong ban trai soạn, rồi dọn dẹp lau chùi, quét nhà, rửa chén, làm bánh trái phát hành tăng ngân quĩ cho nhà chùa…v.v…đều là nhờ các bà, thiếu bàn tay các bà là không xong. Tuy nhiên, bên cạnh công lao đó các bà cũng quấy đạo, quấy chùa không ít. Đức Phật cũng phải...ngán các bà, huống là quí sư ngày nay, sức đâu, thời gian đâu mà giải quyết nổi những tranh chấp, thị phi, tị nạnh, ganh ghét của các bà, chưa kể còn...chới với không ít dưới bóng dáng lẳng lơ đẩy đưa của mấy cô Thị Mầu khiến có thầy lầm đường lạc lối, đôi khi còn kéo ông thầy ra khỏi chùa đi mất đất luôn.

   Này nhé, chỉ nội việc thương quí thầy, nhìn ông thầy dưới nhãn quan như một thần tượng, một vị Phật, không bê tha cờ bạc, rượu chè nhậu nhẹt hút sách ăn chơi đàng điếm thiếu trách nhiệm với gia đình như những ông chồng của các bà, là các bà xúm nhau thương. Nhưng nếu thương với cái trí Bát Nhã lo hộ đạo hộ chùa đem niềm an lạc đến cho mọi người thì tuyệt vời quá, nói làm gì, đàng này với cái tâm chúng sinh, các bà có chút công lao, hay cúng dường nhiều là cái ngã nâng cao, lên mặt, nghĩ chùa là của mình, ông thầy là của mình rồi  nắm giữ, cột chặt không chỉ làm khổ ông thầy còn gây thêm bao phiền não cho thiền môn nữa.

    Nội việc chăm sóc thầy, bà nào cũng có tâm chăm lo và chỉ mong ông thầy chiếu cố. Một bát chè, chén xôi dâng đến cũng ghé mắt theo dõi ông thầy dùng phẩm vật của mình hay của người khác. Ông thầy nhắp chén chè của mình là lòng hỉ hả nở hoa. Bằng trái lại, buồn héo hắt, lần sau hết nấu luôn. Hoặc đôi khi một ly nước dâng thầy, thầy không khát giao cho bà khác uống cũng không xong. Thầy thân cận hỏi thăm, trò chuyện thân mật với ai, không với mình là lòng buồn tê tái, mặt xệ xuống chằm dằm như cái cối đá rồi bỏ chùa không thương tiếc. Thật khổ thân cho ông thầy, được thương mà…thương cái xương không còn!

    Nhưng cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn tại quí bà. Bản chất phụ nữ là thế, nhưng cũng không phải không có cách giải quyết nếu vị sư lãnh đạo là một minh sư, cao tăng điều hành một cách khéo léo tuyệt vời thì mọi sự cũng yên thôi.

    Ngày xưa ở Trung Hoa, tương truyền vua Nghiêu nghe tiếng Trọng Hoa là người hiếu đạo biết tu thân, liền gả một lúc hai nàng con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh cùng về làm vợ Trọng Hoa để thử tài Trọng Hoa...tề gia điều khiển hai bà vợ như thế nào, trước khi trao ngai vàng cho Trọng Hoa trị quốc theo lộ trình tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trọng Hoa chính là vua Thuấn đã “tề” được hai bà, bình được thiên hạ tạo cho xã hội thái bình an lạc vang danh muôn thuở. Điều đó nói lên rằng, hễ…khiến, điều khiển được các bà trong ấm, ngoài êm thì mới mong nghĩ đến việc đại sự khác.

   Trong chùa cũng vậy, nếu vị sư, nhất là trong vị trí trụ trì không khác gì làm dâu trăm họ trước các bà mẹ chồng khó tính khó nết, đòi hỏi phải xử sự cực kỳ khéo léo, công bằng, hòa ái, nội lực thâm hậu; trước phải tu thân, hành xử đúng đắn làm gương cho người khác mới đắc nhân tâm, chẳng những yên thân mình mà còn được các bà nể trọng xúm nhau phù trợ thì không riêng nhà chùa an lạc còn giúp Phật giáo phát triển vượt bực từ tài năng và tín tâm của các bà. Bởi vì, một câu nói ghi rằng  “Chúng ta cũng có thể tìm thấy Phật qua hình dáng các vị cao tăng tu hành chân chánh, giới đức tròn đầy; các vị là Trưởng tử của Như Lai, đại diện cho Phật để chúng sinh có chỗ nương tựa, qui ngưỡng; nhưng nếu là kiêu tăng phạm giới, không giữ lục hòa thì Phật sẽ ẩn, ma sẽ hiện. Các vị kiêu tăng chính là người phá Phật, hại Pháp mạnh hơn tà ma ngoại đạo nhiều lắm

    Cuối cùng, để giải quyết vấn nạn nhà chùa, để chùa được bình yên, an lạc và như là “bịnh viện tinh thần” chữa trị những nỗi khổ niềm đau thì nhà chùa cần dùng đúng thuốc do Đức Phật chế, toa thuốc mang tên Lục Hòa, trong có 6 vị:

1-       Thân hòa đồng trú: Cùng vui vẻ sinh hoạt dưới một mái chùa.

2-       Khẩu hòa vô tránh: Thành ngữ có câu “họa tòng khẩu xuất” (họa do cái miệng mà ra), một lời nói ra “tứ mã nan truy” do vậy nói năng cẩn trọng, dùng ái ngữ nhẹ nhàng, từ tốn, hòa nhã, lịch sự, dù trái ý cũng không đưa đến tình trạng tranh cãi, hờn dỗi, nhìn nhau bằng ánh mắt gờm ghè.

3-       Ý hòa đồng duyệt: Mọi ý kiến đều đưa ra chia xẻ, bàn bạc trong tâm ý hòa hợp cùng lắng nghe nhau để thấu hiểu cảm thông nhau.

4-       Giới hòa đồng tu: Cùng tôn trọng và tuân thủ những giới luật mà mình đã thệ nguyện.

5-       Kiến hòa đồng giải: Trao đổi sự hiểu biết, giải bày mọi ý kiến, kinh nghiệm trong tinh thần hòa hợp.

6-       Lợi hòa đồng chia: Vui vẻ chia xẻ những quyền lợi vật chất một cách hợp lý không tổn hại đến quyền lợi chung.

 

  

Toàn những vị thuốc trụ sinh diệt trừ Virus mang tên tự ngã, ích kỷ, tư lợi luôn đặt cái tôi, cái của tôi trên hết để khi sinh hoạt dưới một mái chùa mới có thể sống bên nhau, chia xẻ, bàn bạc, lắng nghe, trao đổi, cảm thông và thấu hiểu nhau trong tinh thần hòa kính...“Tứ chúng đồng tu“.

nhung cay but nu bao vien giac

(Tác giả Trần Thị Nhật Hưng, người thứ 3 từ bên trái,

cùng với các cây bút nữ Báo Viên Giác, Hannover, Đức Quốc)



   Vâng, chính thế. Tới chùa, tứ chúng đồng tu không chỉ dành cho nam, nữ cư sĩ Ưu bà Tắc, Ưu bà Di tu mà còn Tăng và Ni nữa.

   Phương thuốc thần dược của Đức Phật đã có sẵn, là con Phật, chúng ta kính cẩn tôn trọng, khi chưa hết bịnh, thì cứ sắc mãi uống hoài, dù thuốc có đắng, khó nuốt nhưng “thuốc đắng mới dã được tật” đã đúng thuốc thì chắc chắn thế nào cũng khỏi.

Nào, chúng ta cùng  tứ chúng đồng tu  theo toa thuốc thần diệu có sẵn của Phật nhé.

Cám ơn các bạn. Kính chúc các bạn thân tâm thường an lạc.

 

Trần Thị Nhật Hưng

(Khai bút đầu năm 2018)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2018(Xem: 5126)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11343)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9521)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7801)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3815)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6373)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87449)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6649)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4892)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
01/11/2017(Xem: 4371)
Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]