Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn An Ủi cho những người sống một mình và biết sử dụng Viber, WhatsApp

15/04/201919:32(Xem: 4359)
Nguồn An Ủi cho những người sống một mình và biết sử dụng Viber, WhatsApp
viber

NGUỒN AN ỦI CHO NHỮNG NGƯỜI SỐNG MỘT MÌNH,
BIẾT SỬ DỤNG: VIBER và  WHATS'APP 

Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm  chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn " 

Thật ra hiện nay tại thành phố tôi đang sống những người thuộc tuổi cao niên và có chút trình độ văn hoá và nhất là có tài sản vừa đủ để tự nuôi sống mình cho đến cuối đời thường có khuynh hướng tìm cho mình một unit ( chỉ cần một, hai phòng ngủ) . 

Phải nói những người như thế thường là người có đủ tự tin vào khả năng mình thì hẳn nhiên họ thích chọn theo lối sống "thường độc hành thường độc bộ " nhất là khi nửa kia đã ra đi .....( vì nhiều lý do  chứ  không hẳn ...chỉ sinh ly tử biệt ) mà không cần phải chung sống cùng trong gia đình với những đứa con đã trưởng thành và đã lập gia đình và  nhất là khi những gia đình ấy vừa hạ sinh những đứa trẻ hoặc đang cần chăm sóc những đứa con đến tuổi cắp sách đến trường . 

Nói như vậy không phải là họ ích kỷ vì ai cũng biết tục ngữ xưa thường nói " chén bát để chung trong sóng chén còn khua " Và một lời dạy khác của Đức Phật " Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái. Họ chỉ là những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai trên thế gian.” .

Thêm vào đó chúng ta cũng thừa biết rằng không một ai có thể làm thỏa mãn được những ý kiến xuất phát từ người khác và có khi họ sẽ làm tắt ngay  những gì người khác nghĩ và do đó sự tìm kiếm hạnh phúc của một người sẽ khó mà tìm được ...

Và đó cũng là hướng đi của các bạn tôi đang sống một mình với độ tuổi từ 60 trở lên, các bạn ấy thường lý luận " Cuộc sống ngắn ngủi, nếu không làm việc mình thích, há chẳng phải bạn có bận rộn đến mấy cũng chỉ là vô ích thôi sao? Chỉ khi làm việc mình thích, bạn mới có thể thực sự phát huy được hết khả năng tiềm ẩn của bản thân, mới gọi là đáng sống." 

Sở dĩ tôi có được những nhận xét này vì hằng tuần tôi may mắn được sinh hoạt chung với một nhóm bạn Tây Phương và vài người Việt trong một community gần nhà và tôi đã thu thập các tài liệu cùng các trải nghiệm của họ cũng như chính mình để các bạn cùng tôi có một cái nhìn nơi xã hội hiện nay nhất là tại quê hương thứ ba sau nhiều năm hội  nhập ..... Và họ thường khuyên tôi những câu như sau : 

"Rồi sẽ có một ngày bạn sẽ hiểu ra, không cần biết bạn nỗ lực ra sao thực ra chẳng có mấy người để ý. Rất nhiều người chỉ nhìn vào kết quả, quá trình của bạn có vất vả như nào thì cũng chẳng liên quan tới họ kể cả những người thân mình .." 

Từ lâu tôi đã sưu tập rất nhiều tài liệu để nói về hạnh phúc đời người nhưng khi tập hợp lại cũng chỉ là những quy tắc rất cơ bản :

  • Hạnh phúc hay không hạnh phúc luôn phụ thuộc vào cái nhìn của mình đối với cuộc đời ( thí dụ tạm mượn hình ảnh cuộc đời là một ly nước chỉ đầy phân nửa ) thì người hạnh phúc sẽ nhìn vào chỗ đầy mà tự thấy mình đã có được hạnh phúc trong khi người chỉ nhìn vào một nửa chỗ thiếu thì cho rằng mình kém may mắn và lại truy tầm hạnh phúc .
  • Để có được hạnh phúc, điều quan trọng nhất là mình phải tạo ra được sự hài lòng trong chính nội tâm bạn .
  • Hạnh phúc là khi mình biết tự trong để giữ những phẩm cách cao đẹp của bản thân mình mà hướng tới một thế giới đầy biến động của thế kỷ 21 hiện đại này .

Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi và một vài người bạn trong nhóm đã đồng ý với nhau rằng : Hạnh phúc đôi khi không phải chỉ là cảm xúc thỏa mãn của bản thân mình mà nó phải gắn liền với niềm vui hạnh phúc của người khác . Và tôi cũng đọc được đâu đấy một nhà hiền triết đã nói " Giá trị cao cả nhất của hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác "  . 

Và tôi thấy cũng có lý ...


whatsApp


Thế là chúng tôi một nhóm gồm bảy người cùng trình độ văn hoá và hoàn cảnh đã tạo một WHATS'APP group và chia sẻ những vui buồn hay hướng dẫn nhau mỗi khi gặp rắc rối phiền não và kết quả tôi đã nhận được rất nhiều nụ cười thoải mái thật thư giãn khi xem những tin nhắn hay những video hài rất ngắn trên TV hay trên YouTube và tôi đã nhận ra rằng khi ta sống được với nhau bằng tình thương nội tâm sâu sắc ta sẽ dễ cảm nhận được sự khác biệt trong mỗi khoảnh khắc có sự nhiệm mầu xảy ra  chung quanh mình . Đọc đâu đấy trên mạng ...rất đúng như điều chúng tôi đã khám phá : 

" Một phần chân thành mới đổi được một trái tim chân thành. Một phần tôn trọng thì mới được người khác coi trọng. Một phần trân quý thì mới thành tựu được tình cảm thắm thiết mặn nồng. Làm người cần chân thực, kết giao cần trong sáng, hành sự cần giữ bổn phận" 

Danh dự con người phải chăng lòng trung thực ? 

Đừng phụ lòng tin của bất kỳ ai ...

Chớ dùng lời xảo ngữ ...hẹn ngày mai! !!!

Tránh nhìn  thấy nỗi thất vọng ...buồn tê tái .

Trong khi đó thì trong sự liên lạc với người thân quyến hoặc các vị đạo sư dạy dỗ mình hoặc những bạn rất thân ở phương xa như VN, Mỹ, Các quốc gia Châu Âu thì tôi lại dùng mạng Viber để thăm hỏi sức khoẻ nhau 

Các bạn sẽ tự hỏi tại sao cả hai phương tiện này đều free sao không thống nhất một cái cho dễ, nhưng theo kinh nghiệm của tôi nếu ta dùng hai âm thanh khác nhau để nhận ra cái nào là của WHATS'APP và cái nào là của Viber thì sẽ rất dễ cho mình đáp ứng với tâm trạng nào của mình ở vào giây phút nào mà thôi .

Và các bạn có biết ...gần một năm nay ngày nào tôi cũng rất vui khi nhận những tiếng bíp bíp từ Viber khi thì lời chỉ dạy của Thầy tôi khi thì cô bạn thân tại VN gửi vài bản nhạc của Trịnh Công Sơn mà Cô biết tôi thích nhất hay chụp những đoá hoa trồng trong vườn nhà vừa mới nở . 

Thật ra với xã hội văn minh và khoa học tiến bộ như ngày nay bất cứ tuổi nào cũng có hai tâm linh ( Bi quan và Tràn đầy hy vọng ) vấn đề là một ngày mới bắt đầu chính là hiện tại mà chúng ta phải làm sao cho ngày này thật trong sáng vì chính nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho quá khứ ( hôm qua ) hay niềm hy vọng cho tương lai( ngày mai ) 

Với kinh nghiệm của một người sống một mình xin chia sẻ những điều tôi khám phá và đã tự khích lệ mình như sau 

Tôi muốn hát ca vang vì chiến thắng

Chán nản, ưu tư thường trấn ngự trong tôi...

Cô đơn trống vắng thăm viếng mãi thôi..

Vui làm sao ... nay  phục hồi sức sống ! 

Để rồi với tâm trạng đó ta có thể chuyển đổi tâm tính mình và quen dần với chánh pháp .Như vậy những người độc cư nhất là những người có tâm tu học ( cư sĩ ) không còn cô đơn như con tê giác nữa mà họ có rất nhiều phương tiện để áp dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày và từ đó khi gặp duyên sẽ phát hiện ra nhiều điều rất vi diệu với điều kiện nhóm bạn mà họ thường liên lạc phải là những thiện tri thức cùng căn cơ .!!!! Và ta thường biết Trí tuệ rất cần thời gian và điều kiện để phát triển và khi đó : 

 Mừng cho ai hữu duyên nghe Chánh Pháp 

Tuỳ nơi làm chủ....dụng vật khi cần .

Từng phút giây phân biệt được ....Giả, Chân 

Không vì mối ăn cây ....mà có Chữ

Kính xin được trình bày vài kinh nghiệm nhỏ nhoi trong cuộc sống này như một lời tâm sự, và mong được nghe nhiều ý kiến của các bạn đồng cảnh ngộ .......

 Huệ Hương






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2016(Xem: 10289)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10175)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15260)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3423)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2900)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6106)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4606)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 12183)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 13963)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
18/12/2015(Xem: 7125)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]