Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa

14/04/201919:21(Xem: 6221)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa

moi to vuong cua huyen tran cong chua_ht thich nhu dien

Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN

 

Mối Tơ Vương của

Huyền Trân Công Chúa

(Phóng tác lịch sử tiểu thuyết 

vào cuối đời Lý đầu đời Trần)

 

Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018

Xuất bản năm 2018

***

Mục Lục

Lời Dẫn Nhập

Chương I Nỗi niềm đơn độc của Vua  LÝ HUỆ TÔNG

Chương II TRÔNG VỜI CỐ QUỐC

Chương III Chốn Kinh Thành

CHƯƠNG  IV Nhà VuaTRẦN NHÂN TÔNG

Chương  V TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Chương  VI HƯNG ĐẠO VƯƠNGTRẦN QUỐC TUẤN

CHƯƠNG VII CÔNG CHÚA HOÀNG TRIỀU

CHƯƠNG VIII NGÀN DẶM GIÓ SƯƠNG

CHƯƠNG IX MỐI TƠ VƯƠNG DẦN HIỆN

CHƯƠNG  X TƠ TRỜI AI DỆT?

CHƯƠNG  XI CÔNG CHÚA VU QUY

CHƯƠNG XII CÁI TANG CHUNG

CHƯƠNG XIII HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA THẾ PHÁT XUẤT GIA

TẠM KẾT

BƯỚC ĐI VÀO LÒNG MUÔN DÂN - NGUYỄN HIỀN ĐỨC

LỜI BẠT - NGUYỄN HIỀN ĐỨC

 

Bắt đầu viết quyển sách nầy vào ngày 16 tháng 2 năm 2017 

tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg - Đức Quốc

 

 
Lời Dẫn Nhập

 

Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệuvới quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiênvẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.

Đứng về phương diện lịch sử của Dân Tộc và lịch sử của Phật Giáo Việt Namchúng ta nên học và nên có cái nhìn tổng quát qua một thời đại, cũng không nên chỉ đứng về phương diện Quốc Gia mà quên đi phương diện Đạo Phápthì cũng không nên, vì lẽ thuở bấy giờ cả Nhà Lý hay Nhà Trần đã trải qua gần 400 năm của lịch sử Đại Việt (1010-1225 và 1226 -1400) hầu như các bậc quân vương không nhiều thì ít đều có gắn bó với cửa chùa trước khi lên làm vua như Lý Công Uẩn, hay sau khi làm vua rồi tìm cách bỏ ngôi báu để đi xuất gia tìm Đạo như Vua Lý Huệ Tông,Trần CảnhTrần Nhân Tông v.v… như vậy Vua cũng là họ, Phật Tử cũng là họ và Thiền Sư cũng là họ. Đây cũng có thể là sự biểu hiện trong lý nhân duyên sinh trong Kinh Hoa Nghiêm là: “Trùng trùng duyên khởi và trùng trùngbiến hiện”, vì cái nầy sanh nên cái khác cũng sanh và cái nầy diệt thì cái khác cũng diệt. Nguyên lý duyên sanh nầy không còn, không mất, mà nó chỉ là một sự thay đổi vị trí mà thôi. Dĩ nhiên không phải vì tôi là một Tăng sĩ, nên xây dựng cái nhìn những triều đại nầy phải là Phật Giáo tất cả, nhưng cũng chính nhờ Phật Giáo làm nền tảng của hầu hết trong nhiều sự hành hoạt của vua tôi Nhà Lý cũng như Nhà Trần, trong ấy có cả cái rất tốt và không thiếu nhiều cái xấu xa. Tuy vậy, lịch sử vẫn là lịch sửChúng ta không có quyền bẻ cong ngòi bút để viết theo những thói thị phithường tình… Dĩ nhiên, nếu tôi có viết cho tốt hơn về một Triều Lý hay Triều Trần, cũng không vì thế mà các vị vua hay hoàng tộc của họ tốt hơn và dẫu cho những sử gia nào đó không thích Phật Giáo và cứ chê bai điều nầy điều nọ thì cũng không vì thế mà triều đại xấu đi. Ở đây tôi chỉ mong một điều là hãy hiểu đúng lịch sử của từng giai đoạn như vậy.

Đã có nhiều tiểu thuyết và kể cả truyền hình trong hiện tại thổi phồng mối tình của Thượng Tướng Trần Khắc Chungvà Huyền Trân Công Chúa khi được Vua Trần Anh Tông cử sang Chiêm Thành để rước em ruột của mình về lại quê hương Thăng Long của Đại Việt. Nhưng không ngờ vào mùa Hạ năm 1306 ấy có lẽ giông bão nhiều hay gió nồm chưa thổi, nên đoàn thuyền của Huyền Trân Công Chúa đi từ cửa biển Thị Nại ở Quy Nhơn về đến Thăng Long mà phải mất hơn 10 tháng trời, nên tạo ra những nghi ngờ khiến cho những người làm tuồng tích, có dịp thêm mắm dặm muối vào để cho câu chuyện được hấp dẫn hơn. Nhưng với tôi cách lập luận như thế chưa vững và tôi vì những lý dosau đây mà tạo nên quyển tiểu thuyết “Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”nhằm trả lại những gì của sự thậtphải là sự thật, chứ không thể là những sự phán xét, nghi ngờ của những sự suy đoán phàm tình.

Nhưng ảnh hưởng và uy tín của Trần Khắc Chung đối với Đạo Phật cũng như đối với triều đình nhà Trần không phải là ít. Lúc 6 tuổi Trần Khắc Chung đã được gia đình gởi vào chùa Huyền Giác ở núi Chí Linh để nhờ Sư Trụ Trì ở đó dạy dỗ. Khi lớn lên Ông tu Thiền và cũng đã viết lời bạt cho tập “Tuệ Trung Thượng Sĩ”do nhà Sư Pháp Loa biên tậpvà Vua Trần Nhân Tông hiệu đính. Nếu chỉ nhìn ở phương diện nầy  không thôi thì Trần Khắc Chung là người nhất định phải có đạo đức tuyệt hảo và Phật học phải thâm hậu.

Với đời thường thì Ông là người khoa bảng, đỗ Bảng Nhãn năm thứ ba đời Trần Thánh Tông. Ông cũng đã giữ nhiều chức vụ khác nhau và quan trọng trong 4 triều đại (Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông). Ông cũng là người trực tiếp giảng dạy, đào tạo cho 12 vị Tiến Sĩ ở làng Gốm, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, được gọi là làng Quan Tử. Sau nầy dân làng nầy thờ Trần Khắc Chung như là một vị Thành Hoàng.

Trong sách nầy có chia ra làm hai phần. Phần trước thuộc về cuối triều Lý, đầu triều Trần và phần sau chỉ riêng nói vềnhân duyên của Huyền Trân Công Chúa cũng như mối tơ vương làm sao nên nổi ấy. Nếu Quý Vị nào nôn nóng muốn đọc thì cũng có thể xem phần sau trước và phần trước đọc sau cũng không sao cả. Vì cả hai phần trong 13 chương sách nầy đều có bố cục và sự liên hệ mật thiết với nhauSở dĩ tác giả phải viết vậy, vì lẽ nếu không có tích thì sẽ không diễn thành tuồng được; cho nên nguồn gốc của sự kiện vẫn là những điều cốt yếu mà người đọc sách cũngcần phải tham khảo thêm mới trở thành hữu ích. Nếu không có Lý Chiêu Hoàng thì triều Trần cũng khó cướp được ngôi qua mưu toan của Trần Thủ Độ. Nếu không có Trần Thái Tông thì cũng không có Khóa Hư Lục để lại cho đời vànếu không có Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông thì cũng  sẽ không có câu chuyện của Huyền Trân Công Chúa và hai châu Ô, Châu Lý. Ngoài ra còn có sự kiện ra đi tỵ nạn của Hoàng Tử Lý Long Tường, khiến cho chương ”trông vời cố quốc” làm cho nhiều người tỵ nạn ngày nay thương cảm đến nghiệp dĩ của mình nhiều hơn và các chương khác vềTrần Thái TôngTuệ Trung Thượng Sĩ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng không thể thiếu được trong quyển sách nầy.

Kính mong Quý độc giả hãy rõ ý, quên lời thì tác phẩm “phóng tác lịch sử tiểu thuyết” nầy sẽ giúp cho Qúy Vị có một cái nhìn tương đối khách quan hơn khi nhìn về Huyền Trân Công Chúa của một thời xa xưa đã đi vào lịch sử của Dân Tộc và của Đạo Phật Việt Nam.

Viết xong vào một sáng mùa Xuân năm 2018.

***

Chùa Viên Giác

Karlsruher Strasse 6

30519 Hannover - GERMANY

Tel. 0511 - 879630  - Fax: 0511- 8790963

Homepage: htttp://viengiac.de

Email: [email protected]

 

Quý vị muốn download những bài giảng pháp của 

Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover 

thì xin vào trang :

 

www.wiphatgiao.de; www.quangduc.com;
www.viengiac.de; hoặc www.hoavouu.com

 

 

- Trình bày bìa: Đh. Quảng Pháp
- Layout        : ĐĐ. Thích Hạnh Bổn
- Layout :          Đh. Như Thân
- Đánh máy    : Đh. Lương Hiền Sanh
- Chính tả      : Đh. Thanh Phi
- Sửa bản in :    ĐĐ. Thích Hạnh Lý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2010(Xem: 3724)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 3584)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 5549)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 61748)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 4420)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 58412)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 8655)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
04/08/2010(Xem: 4515)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 4033)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
20/07/2010(Xem: 10627)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]