Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Anh Em, Một Con Đường

24/03/201917:59(Xem: 4060)
Hai Anh Em, Một Con Đường

HAI ANH EM, MỘT CON ĐƯỜNG

Mẹ kể:
Năm 1960.
Khi em bé Mười Dư chào đời, xuất hiện trong nhà như một thiên thần lạ lẫm thì cậu bé anh kề, thứ Mười (sinh năm 1958), quý em bé lắm.
Anh thương em lắm lắm.

Anh giành em bé cho riêng mình, như giành một con búp bê đặc biệt để cưng nựng vui chơi, không cho mấy anh chị ẵm bồng, hôn hít. Suốt ngày anh cứ đeo theo em để canh chừng, anh chị nào mà đòi hôn, hay đưa tay sờ nựng là anh ré lên, làm hung làm dữ, méc Ba méc Me can thiệp...

Thời gian trôi, khi hai anh em lớn dần, trưởng thành, anh đi đường anh, con đường xuất gia tu học, em lo đường em, con đường mưu sinh cơm áo, nhìn bằng mắt phàm mắt tục thì thấy tưởng như chẳng có nhân duyên gì để kết nối huynh đệ liên quan đến nhau...

Vinh huu_Vinh Hao_1Vinh huu_Vinh Hao_2


Được chừng 23 năm trôi qua...


Anh là người lót ván bắc cầu, tạo thuận duyên cho em trai mình đến với Phật pháp, đến với cảnh giới thanh tịnh của chốn chùa chiền kinh mõ, một ngôi chùa quê mái tranh vách đất hiền hòa mang tên Long Quang ở Bàu Cạn - Long Thành- Đồng Nai, để sau này người em trở thành một cây bút với tâm nguyện phụng sự Đạo pháp, tự nguyện thọ lãnh nhiệm vụ của một "hoằng pháp viên".

Anh là nhà văn nổi danh ở hải ngoại, tác giả của tập truyện ngắn Phật giáo "Thiên thần quét lá", rồi sau đó liên tiếp là những tác phẩm được xuất bản ở Mỹ:
Núi Xanh Mây Hồng (truyện dài)
Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt (tập truyện)
Biển Đời Muôn Thuở (tập truyện)
Sân Trước Cành Mai (tạp bút)
Phương Trời Cao Rộng (truyện dài)
Bụi Đường (truyện dài)
Ngõ Thoát (truyện dài)
Cởi Trói tập I & II (truyện dài)
Con Đường Ngược Dòng (tâm bút)
Chạnh Lòng Tiếng Thơ Rơi (tập thơ)
Giấc Mơ và Huyền Thoại (tập truyện)
... và là Chủ biên của Tạp chí: Phương Trời Cao Rộng, Nguyệt san Chánh Pháp...

Gần 60 năm trôi qua, tính từ lúc em còn nằm trên ghế bố được anh đứng cạnh canh chừng (như trong hình minh họa kèm theo), hai anh em đều đã ... già bạc tóc, da nhăn.

Em vẫn luôn luôn yêu quý anh, Vĩnh Hảo, thần tượng anh, xem anh như một vị giảng sư, giáo thọ của mình trong suốt sự nghiệp cầm bút viết văn làm thơ Đạo lẫn Đời.

Cảm ơn anh rất nhiều, vì nhờ có anh nên những năm qua mới có một người Phật tử viết văn làm thơ, viết bài đưa tin và ảnh thường ký bút hiệu Tâm Không - Vĩnh Hữu.


Vinh huu_Vinh Hao_3


Vậy là, hai anh em đã chung một lối đi, chung một con đường, con đường tràn đầy ánh sáng của Chánh Đạo, của Từ Bi Hỷ Xả.

Từ năm 1988 đến nay, dịp để anh em hội ngộ thật là hiếm hoi, ngắn ngủi, nên em rất trân quý thời gian có cơ hội được ôm anh, ngồi bên anh, chẳng để tâm sự nhiều, chỉ thăm hỏi qua loa, và chỉ nhìn nhau cười cười bên ly cà phê ở quán nhạc nhẹ nhàng du dương, lắng nghe những ca từ quen thuộc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về kiếp người bọt bèo giữa dòng trôi vô thường:

"Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Rồi một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm đợi chết một ngày"

Mong ngày được hội ngộ cùng anh lắm thay!

Cư sĩ Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2016(Xem: 4629)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4234)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37117)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5309)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8693)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4399)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13420)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20981)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6586)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
16/05/2016(Xem: 12021)
Phim Phật Giáo: Quan Âm Bán Cá
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]