Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Phỉ Báng

29/11/201816:16(Xem: 3240)
07. Phỉ Báng


phibang_vhưu7 phi bang_Cu Si Vinh Huu
“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ bảy:

PHỈ BÁNG

 

            Một trung niên trí thức, vốn là học viên lâu năm của “Lớp Giáo Lý Phật Pháp dành cho Cư Sĩ Áo Lam”, thường có thói quen biểu hiện sự học rộng hiểu sâu của mình bằng những câu tham vấn hóc búa, lắt léo vào gần cuối giờ học để các vị giáo thọ, giảng sư phải mất thời gian giải đáp, giải thích…

           Buổi học tối hôm đó, thầy giáo thọ nọ lâm bệnh đột ngột, phải nhờ thầy khác khác là huynh đệ đồng môn đứng lớp thay. Vì lần đầu tiếp xúc với Phật tử của lớp giáo lý ban đêm, nên vị thầy trẻ dạy thế thấy lạ lẫm, có đôi chút lúng túng, ngượng ngùng. Thầy không theo giáo án soạn sẵn nào, cũng không giảng dạy tiếp phần dở dang của thầy giáo thọ trước, mà chủ động dùng hai giờ của buổi học để pháp thoại, học viên thắc mắc, hay mù mờ chưa thông vấn đề gì thì cứ thoải mái giơ tay phát biểu. Vậy là “trúng đài” vị trung niên cư sĩ, xin tham vấn ngay:

        “Tại sao đức Phật dạy: Tin ta mà không hiểu ta tức là đang phỉ báng ta?”

        “Tại không hiểu mà tin.”

        “Vì hiểu rồi mới tin, chứ đâu phải tin trước hiểu sau?”

        “Hiểu rồi thì còn hỏi làm gì?”

        “Không hỏi thì sao hiểu hết trọn vẹn rốt ráo?”

        “Nếu chưa hiểu rốt ráo trọn vẹn thì hãy khoan tin!”

       “Nếu khoan tin thì cứ mãi hoài nghi, mãi hoài nghi thì làm sao hiểu rốt ráo để tin?”

        “Khoan tin để dành thời gian phá vỡ hoài nghi, muốn phá vỡ hoài nghi phải tìm hiểu, muốn hiểu thì phải thực hành, thực hành là để tự mình kiểm chứng trải nghiệm đúng sai đen trắng tà chánh tốt xấu, chứng nghiệm rồi là ngộ, ngộ rồi thì mới tin, chưa ngộ khoan hãy tin!”

      “Sao phải ngộ rồi mới tin? Chưa ngộ mà tin trước rồi ngộ sau có được không?”

        “Anh hỏi luẩn quẩn vòng vo Tam Quốc diễn nghĩa quá, anh đang không tin tôi, không hiểu lời tôi kiến giải, là phỉ báng tôi nãy giờ đó!”

       Trung niên cư sĩ trố mắt, ngơ ngác. Thầy giáo thọ tiếp:

      “Về nhà mà thực hành tất cả những lý thuyết, kiến thức mà anh thu thập được bao năm qua đi. Thực hành xong hết từng pháp, áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày của mình, anh sẽ chứng nghiệm và không còn hoài nghi gì nữa, và cũng sẽ không còn đặt một câu hỏi vòng vo lắt léo nào ở lớp giáo lý này nữa!”

         Trung niên cư sĩ chưa kịp có động thái gì, đã nghe tiêng thầy giáo thọ vang rền như tiếng chuông dộng vào tai:

           “Tin tôi đi!”

           Lật đật đứng dậy, trung niên cư sĩ khum lưng xá dài, xúc động thưa:

           “Nam mô Phật! Dạ, con tin chắc luôn ạ!"

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2013(Xem: 11224)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
06/06/2013(Xem: 14979)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật pháp là kiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
05/06/2013(Xem: 10351)
Một bữa nọ, Hòa Thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa Thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau.
23/05/2013(Xem: 3802)
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
11/04/2013(Xem: 11652)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 8380)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 20882)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5493)
Có một số trẻ em được sinh ra nhưng chẳng may bị khuyết tật hoặc bạo bệnh. Những em may mắn hơn thì vẫn được cha, mẹ nuôi nấng. Những em còn lại thì bị bỏ rơi... Nếu chúng ta là những đứa trẻ bị bỏ rơi thì chúng ta hẳn sẽ rất buồn và đành chấp nhận vì chúng ta không có sự lựa chọn khác. Ngược lại, thì chúng ta sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
10/04/2013(Xem: 8038)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 7506)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử, Ngài sinh ra tại Ấn Độ; cho nên cách phục sức cũng giống như người Ấn Độ thuở bấy giờ cách đây hơn 2.500 n ăm về trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]