Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn: Cao Xanh Bỡn Cợt

05/11/201816:27(Xem: 3992)
Truyện ngắn: Cao Xanh Bỡn Cợt

caoxanhboncot_mdhong
TRUYỆN NGẮN

 CAO XANH BỠN CỢT

 

                Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị.

         Đố kỵ tài năng sao? Không phải.

         Kiểm soát được trái tim mình, tôi xin thề bán mạng trên có Phật dưới có Diêm Vương là tôi không những không hề đố kỵ cái tài nhả thơ trữ tình của chị, mà còn nghiêng mình khâm phục sát đất.

         Tôi đâu biết làm thơ, nên tôi không thể ganh ghét,mặc cảm tự ti với một thi nhân nào. Nếu có đố kỵ thì tôi đã nhằm vào những văn nhân kìa, bởi tôi chỉ chuyên viết văn, viết báo chớ đâu đụng chạm gì đến lĩnh vực thi ca?! Nhưng bản tính tôi từ bé đến lớn chưa hề biết ganh ghét ai, chưa hề có ác cảm với bất cứ ai chỉ vì tài năng của mình thua kém họ. Tôi nhớ, luôn luôn nhớ, vì đã học thuộc làu “Mười Bốn Điều Dạy của Đức Phật”, chừng như đã khắc cốt ghi tâm để mà ứng xử, đối phó với đời và với chính mình, thì điều thứ Tư là: “Bi Ai lớn nhất của đời người là Ghen Tị”. Bi ai thật, vậy thì tội dại gì mình phải rước sầu não thảm thương cho khổ mình chứ?

         Vậy thì lý do gì khiến cho tôi và chị, hai cây bút nữ triển vọng của tỉnh nhà, lại căm ghét nhau ngay từ ngày “nghe danh đã lâu nay mới biết mặt”? Tôi không hiểu. Chính tôi còn chưa hiểu nổi thì đừng hỏi có ai hiểu hay không. Còn chị có hiểu hay không thì tôi không tài biết được. Càng cố nghĩ tìm cho ra nguyên nhân tôi càng đi lạc vào khu rừng âm u mịt mờ. Tôi chỉ còn mỗi một cách là cho rằng: vì tôi và chị có duyên nợ oán thù với nhau từ muôn kiếp xa xưa, hoặc gần nhất là mới kiếp trước, nên kiếp này phải oán ghét nhau thôi! Oan gia duyên nợ trong vòng luân hồi luẩn quẩn, những gì khúc mắc rối ren, những gì đối đãi trả vay của tiền kiếp mà chưa thanh toán sòng phẳng với nhau, thì bây giờ gặp lại nhau mà giải quyết cho dứt điểm, hoặc thương lượng với nhau hẹn tiếp kiếp sau nữa. Tôi chỉ còn cách nghĩ vậy cho muôn sự vạn duyên trở thành đơn giản, ngắn gọn.

         Khổ một điều, khi đã ghét nhau rồi lại cứ gặp nhau hoài. Càng ghét nhau càng phải thấy mặt nhau nhiều hơn trước. Hây dà, cái vụ này thì nhà Phật gọi là “oán tắng hội khổ” rõ ràng rồi. Kể từ khi biết mặt nhau qua lần ông Tổng Thư Ký Hội giới thiệu từng hội viên trong cuộc họp, tôi và chị ta cứ đụng đầu nhau liên hồi kỳ trận, không ai buồn mỉm cười với nhau một nụ, không hề có một câu chào hỏi xả giao thốt lên dẫu là mấy câu đãi bôi khách sáo, cũng không hề nguýt háy nhau một chút cho ra ghét, chỉ là liếc trộm nhau thôi; khi thì ở bưu điện, khi thì vào chợ, khi thì vào hiệu sách, khi ghé sạp báo, thậm chí khi chui vào rạp chiếu bóng mini tối đen như đêm ba mươi cũng thấy rõ mặt nhau mới thật là… “siêu kỳ quái”!

        …Thời gian trôi đi, nỗi căm ghét vẫn cứ âm ỉ lục đục trong lòng, vẫn sống khoẻ mạnh, không teo tóp mà cũng không tăng trưởng thêm, chỉ ở một chừng mực nhất định, cũng đủ làm cho tôi khó chịu như phải cưu mang một món nợ vô duyên lãng nhách. Đôi lần, tôi muốn tự tìm lại trước chị để đưa ra lời đề nghị cả hai cùng xả hết những gì chất chứa bên trong ra một trận thật hả hê, để rồi mạnh ai nấy trở về với lòng nhẹ tênh thanh thản. Nhưng tôi không đủ can đảm, và cứ vái trời cho chị có được sự can đảm ấy. Vậy mà chị cũng không tìm đến với tôi để làm cái điều mà tôi mong đợi. Ghét nhau cứ phải ghét. Liếc nhau cứ phải tiếp tục liếc. Tôi thấy chẳng ích lợi gì cho cả hai, trừ một điều: kể từ khi biết mặt nhau để căm ghét nhau, cả tôi lẫn chị đều sáng tác dữ dội hơn, hăng say hơn, và nói theo kiểu của ”cục tiêu chuẩn đo lường” thì những sáng tác của cả hai ngày càng chất lượng hơn. Nếu tôi được giải nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn trên một tờ báo có uy tín khắp nước, thì chị được giải nhất cuộc thi thơ cho thiếu nhi mang tầm cỡ quốc gia. Tôi đỗ đầu danh sách những truyện ngắn hay viết về “Sinh Đẻ Có Kế Hoạch” trong tỉnh, thì tên chị cũng leo lên ngồi vị trí chót vót trên kim bảng một cuộc thi thơ tứ tuyệt do một tạp chí Hội Văn Nghệ tỉnh bạn tổ chức với một chùm thơ bốn bài thật… quá tuyệt!

          Tôi khâm phục và mê thơ của chị lắm chứ! Nhưng phục thì cứ phục, mê thì cứ mê, mà ghét thì vẫn cứ ghét. Tôi đoán rằng chị cũng ghét tôi, mà không đoán được chị có thích đọc những sáng tác của tôi hay không? Tôi mong có ngày cả hai sẽ ngồi lại với nhau, nhưng ngày ấy cứ vẫn còn là trong giấc mơ, trong ác mộng sau trận ngủ vùi vì thức khuya cắn bút trước những trang giấy chi chít chữ…

       … Ngày ấy rồi cũng đến.

          Tôi bị tai nạn giao thông trên đường từ nhà đến trụ sở Hội, bất tỉnh mê man không biết trời đất trăng sao gì nữa. Sau này, khi qua cơn hiểm nghèo, hồi tỉnh lại, tôi mới được nhiều người kể cho hay chuyện tôi được chính chị bồng lên xe tắc-xi chở đến bệnh viện cấp cứu. Chị không chở tôi đi thì cũng sẽ có người khác chở, nhưng chị đã cứu giúp tôi nhiều hơn thế gấp nghìn lần. Bệnh viện không còn nhóm máu quý hiếm mà tôi mang trong nhục thể để truyền cấp cứu sau tai nạn mất quá nhiều máu. Máu của tôi là nhóm máu hiếm. Những người thân ruột rà của tôi cũng không một ai có cùng nhóm máu này. Thật trớ trêu, ông trời đang nổi hứng muốn bỡn cợt thư giãn với người dưới cõi bụi bặm, khi lại đưa đẩy đến bên tôi một người dưng xa lạ nhưng mang cùng nhóm máu hiếm với tôi. Chính là chị. Chị và tôi mang cùng một nhóm máu. Người mang nhóm máu này hiến cho người khác nhóm máu thì được, nhưng nếu nhận thì chỉ nhận đúng nhóm máu mình mang…

         Và chị đã không ngần ngại cho tôi những giọt máu quý hiếm để giành giật sinh mệnh của tôi lại từ trên tay tử thần… Khi tôi xuất viện, quanh tôi có đông đủ cha mẹ anh em, bà con quyến thuộc, bạn bè đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng… ai nấy đều hớn hở vui mừng cho ngày tôi được hồi sinh. Chỉ thiếu mỗi mình chị. Chưa bao giờ tôi thèm khát được nhìn ngắm dung nhan của chị như vào lúc đó, thèm khát đến độ cháy khô cả cổ và rát đỏ đôi mắt mình, nhưng chị mất hút ở đâu rồi…

       Từ bệnh viện, tôi không chịu về ngay nhà, mà yêu cầu mọi người đưa thẳng đến nhà của ân nhân cứu mạng.

        Ở đó, tôi được khóc một trận tầm tã đầm đìa trong vòng tay sưởi ấm của chị, của người mà tôi căm ghét bao tháng ngày qua…

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

                                                                                                                     

                                                           

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2014(Xem: 13277)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4372)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5108)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10678)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4830)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6179)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7611)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 32329)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5504)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
22/10/2014(Xem: 4808)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]