Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

235. Quần ma giận bầy Kim quang trận

02/11/201816:54(Xem: 7201)
235. Quần ma giận bầy Kim quang trận

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 235:
Quần ma giận bầy Kim quang trận

Đạo Duyên trộm lấy Trảm ma kiếm



Bát ma đương bày Ma hỏa kim quang trận đốt hai vị La Hán, bỗng nghe bên ngoài có tiếng "Vô lượng Phật". Người đến chính là Thần đồng tử Chữ Đạo Duyên, trong lòng đang ôm Trảm ma kiếm. Bát ma nhìn thấy hồn bay ngàn dặm. Chữ Đạo Duyên ở bờ sông chia tay cùng Lão tiên ông. Lão tiên ông lên núi Cửu Long chùa Tòng Tuyền để tìm Trường mi La Hán mượn Hàng ma sử. Còn Chữ Đạo Duyên đi một mạch lên Vân Hà quán ở núi Vạn Tòng, trên đường đi gấp như tên bắn, hận chẳng mọc thêm hai cánh để đi nhanh hơn nữa, vận chẩn cước phong đi hết một ngày mới đến núi Vạn Tòng. Ngọn núi này rất cao, mỗi lần sau cơn mưa, từ trong hốc núi khói trắng tuôn ra như mây. Núi này nguyên là một tòa núi báu. Lúc trước Chữ Đạo Duyên làm đạo đồng ở đây, ông ta cũng thông minh nên rất được Lý Hàm Linh cưng chiều. Hôm nay Chữ Đạo Duyên đến trước cổng miếu, tự nghĩ thầm: "Mình khoan vào đã, mình đã bái Tế Công làm thầy rồi. Nếu nói rõ mình cần Trảm ma kiếm, chắc sư phụ gia sẽ không cho đâu. Thôi thì mình vào bên trong kiến cơ nhi tác vậy". Nghĩ như vậy rồi liền đến bên cửa nghách vỗ lên hai tiếng, nghe bên trong có tiếng "Đến à!". Két một tiếng, cánh cửa mở ra. Chữ Đạo Duyên nhìn xem, nhận ra Thanh Phong đồ đệ, đạo đồng của Tử hà chân nhân Lý Hàm Linh. Trong miếu này có hai đạo đồng, một người tên Thanh Phong, một người tên Minh Nguyệt, kể là bạn đồng môn huynh đệ với Chữ Đạo Duyên. Hôm nay gặp Chữ Đạo Duyên, họ vội vàng thi lễ, hỏi:

- Sư huynh, anh từ đâu đến đây? Nghe nói anh đã quy y Tam bảo Phật môn rồi. Hôm nay còn đến đây làm gì?

Chữ Đạo Duyên đem lý do tại sao mình bái Tế Điên làm thầy nói qua một lượt. Hai người bèn đi ra sau. Chữ Đạo Duyên hỏi:

- Sư phụ lão nhân gia ở trong viện nào?

Thanh Phong nói:

- Chưa về miếu. Sư phụ đi đã hơn mười ngày rồi, đi chầu Bắc Hải, chỉ để hai đứa tôi ở lại coi miếu thôi. Sư huynh đến đây có việc chi?

- Vào trong nhà, từ từ ta nói cho chú rõ.

Vào Bắc thượng phòng ở Đông viện, Minh Nguyệt đón tiếp, hành lễ xong ba người ngồi xuống. Thanh Phong bảo Minh Nguyệt đi châm trà. Chữ Đạo Duyên trong lòng gấp như lửa đốt, nói:

- Này sư đệ, hôm nay ta đến đây là vì sư phụ Tế Công đó. Lão nhân gia vốn là Tây phương La Hán, nhân vì hay xen vào việc người quá. Ở Thường Châu có một tòa Từ Vân quán, vị quán chủ là Xích phát linh quang Thiệu Hoa Phong chiêu binh mãi mã, tích thảo đồn lương, hãm hại lê dân bá tánh. Tế Công giúp đỡ binh phủ Thường Châu công phá Từ Vân quán. Thiệu Hoa Phong trốn đến Thánh giáo đường ở Vạn Hoa sơn. Tôi có một tiểu sư huynh tên là Ngộ Thiền đến Thánh giáo đường ở Vạn Hoa sơn bắt Thiệu Hoa Phong, gặp Bát ma, Ngộ Thiền đốt Thánh giáo đường của Bát ma nên kết thành cừu oán với họ. Bát ma hiện giờ đang ở chùa Kim Sơn bày Ma hỏa kim quang trận để đốt Tế Công. Nếu qua bốn năm ngày mà kim quang của La Hán bị đốt cháy tan đi, Tế Công chắc phải chết. Lão nhân gia là một người chánh vụ tham tu, đáng tiếc bị hại về tay Bát mạ Ta nhờ Lão tiên ông khuyên giải, chẳng ngờ bị Bát ma trở mặt làm nổ bể Càn khôn áo diệu đại hồ lô của lão tiên ông đi. Hiện tại Lão tiên ông đã lên chùa Tòng Tuyền ở núi Cửu Tòng tìm Linh Không trưởng lão để mượn Hàng ma bảo sử, còn ta đến sư phụ gia mượn Trảm ma kiếm. Không có hai thứ bảo bối này không thể bắt Bát ma được. Chân nhân đã không có ở nhà, hai vị sư đệ hãy từ bi từ bi lấy Trảm ma kiếm cho ta mượn một lát, ta đi cứu Tế Công trưởng lão rồi đưa về ngaỵ Ta cũng không cần bửu bối của Tổ sư gia đâu.

Thanh Phong, Minh Nguyệt nghe xong, lắc đầu nói:

- Việc đó hai đứa tôi không dám lớn mật như vậy đâu. Tổ sư gia mà biết được, chúng tôi tránh không khỏi đòn. Trước đây nhân vì sư huynh trộm lấy Bát vân quang trang tiên đại mà Tổ sư gia đánh chúng tôi một trận, nói hai đứa tôi không để ý. Việc này hai đứa tôi càng không dám nữa!

- Hai vị sư đệ làm việc này là tốt thôi! Tế Công nguyên là một vị La Hán, nếu không có Trảm ma kiếm này sẽ phải chết trong tay Bát mạ Người xuất gia là chuyên lo tích công bồi đức, ta đi cứu Tế Công rồi đem về trả liền, quyết không để cho hai sư đệ bị quở trách đâu. Nếu mà Tổ sư gia có biết đi nữa, thì đó là một việc tốt. Tổ sư gia cũng không trách cứ đâu.

Thanh Phong, Minh Nguyệt nói:

- Sư huynh nói gì thì nói, hai đứa tôi không dám nghe theo đâu.

- Hai sư đệ biết Trảm ma kiếm để ở đâu không?

Thanh Phong nói:

- Biết thì có biết, mà hai đứa tôi không dám nói cho anh biết đâu.

- Khi xưa lảm đạo đồng trong miếu, ta thấy thanh kiếm đó treo trong khám thờ ở điện năm tầng, không biết bây giờ có dời đi chỗ khác không?

- Sư huynh đã biết chỗ rồi tự đi tìm lấy, hai đứa tôi không biết đâu đấy. Tổ sư gia nếu có hỏi, hai tôi nói là không biết. Hai tôi chắc không tránh khỏi đòn nặng vì tội mách lẻo nói cho anh biết.

- Đã như thế, hai vị sư đệ cứ để mặc tôi tìm lấy. Hai vị sư đệ không cản ngăn là tôi cám ơn lắm rồi.

- Anh là đại sư huynh của chúng tôi, hai tôi cũng không dám cản ngăn anh! Anh mà trừng mắt thì hai tôi đâu dám chọc giận.

- Ta cũng không dám trừng mắt với hai sư đệ. Thôi ta đi tìm đây.

Nói rồi bước ra phía sau. Lên điện năm tầng kiếm ở khám thờ không thấy. Chữ Đạo Duyên nghĩ thầm: "Lạ thiệt! Tại sao lại không có kìa?". Ngạc nhiên hồi lâu, rồi nghĩ lại: "Chắc là còn ở trong miếu này, để tìm chầm chậm thử xem, không tìm thì không được". Nghĩ rồi, Chữ Đạo Duyên lục tìm khắp nơi suốt cả đêm, đến sáng hôm sau vào giờ ăn sáng, tìm đến điện sau cùng nhìn lên khám thờ thấy có bảng ngà đề là "Tảm ma kiếm". Chữ Đạo Duyên nhìn kỹ thấy đoạn vàng gói bao kiếm bằng da cá màu lục, nhung vàng quấn cán có những tua màu vàng. Chữ Đạo Duyên hồi còn làm đạo đồng trong miếu đã thấy thanh kiếm này, quả nhiên không sai. Chữ Đạo Duyên thấy rồi mừng quá, lạy tám lạy, trong miệng chúc cáo đã xong rồi mới đưa tay thỉnh kiếm xuống, ra nhà chái nói:

- Hai sư đệ, cám ơn sự giúp đỡ rất nhiều. Vài ba hôm ta sẽ đem kiếm về trả. Nếu Tổ sư gia chưa trở về thì càng hay.

- Hai đứa tôi không biết đâu à! Anh làm sao được thì làm. Anh lục tung khắp nơi trong miếu này, hai tôi có cản cũng không được. Chỉ mong anh về trước Tổ sư gia là được.

- Phải đó!

Chữ Đạo Duyên nói rồi cáo từ ra khỏi Vân Hà quán, vận chẩn cước phong đi nhanh, lòng gấp như tên bắn, hận chẳng mọc thêm đôi cánh để sớm đến chùa Kim Sơn. Khi vừa đến bờ sông, nhìn xa xa chỉ thấy bên trong chùa Kim Sơn, ma hỏa cao ngàn trượng, cửa chùa đóng chặt, người dâng hương ngoạn cảnh vắng tanh. Nhìn vào chùa Kim Sơn như một đám mây mù, không biết việc gì xẩy ra trong đó! Chữ Đạo Duyên đến trước chùa lấy tay chỉ một cái, cổng chùa mở bét, nhìn vào bên trong chẳng thấy kim quang đâu, bèn hét lớn:

- Hay cho nghiệt súc cả gan! Sơn nhân ta đến đây.

Trấn phía chánh Nam chính là Thiên hả điếu tẩu Dương Minh Viễn, Quế lâm tiều phu Vương Cửu Phong. Hai người ngước đầu nhìn lên, hồn bay ngàn dặm, vì họ biết Chữ Đạo Duyên là đồ tôn của Tử hà chân nhân Lý Hàm Linh, trong tay đang cầm thanh bửu kiếm giống như Trảm ma kiếm.

Dương Minh Viễn nói:

- Chúng ta ngày xưa không oán, gần đây không thù, vì sao hôm nay ngươi về phe Tế Điên mà đối địch với bọn ta?

Chữ Đạo Duyên nói:

- Ngươi có biết Tế Điên là gì của ta không?

- Ngươi là đạo gia, ông ấy là hòa thượng, có là gì của ngươi đâu? 

- Ông ấy là sư phó của ta, các ngươi là cửu thù của sư phó ta, tức là oan gia đối đầu của ta đó!

Dương Minh Viễn và Vương cửu Phong nghe xong bèn nói:

- Tế Điên là sư phó của ngươi, bọn ta nể mặt ngươi không đốt ông ấy nữa là được rồi! Thánh giáo đường ở Vạn Hoa sơn của chúng ta nể mặt ngươi coi như bị đốt không đi! Chúng ta trở về núi Vạn Hoa, ông ấy trở về núi Linh Ẩn, từ đây hai bên bãi chiến, ngươi thấy thế nào?

Lúc đó nếu Chữ Đạo Duyên bằng lòng thì tốt biết bao! Đằng này Chữ Đạo Duyên đang hận trong lòng không giết được Bát ma thì không hả giận, liền nói:

- Không được! Hôm nay ta phải giết các ngươi mới được!

Nói rồi thò tay vào rút kiếm ra. Thanh kiếm này có gì đặc biệt? Nguyên thanh kiếm này khi rút ra khỏi vỏ có một làn bạch quang tỏa ra làm vẹt tan cả Ma hỏa, rất là lợi hại, nên mới có tên là "Trảm ma kiếm". Khi Bát ma tôn Lục hợp đồng tử Tủng Hải làm đầu, chỉ nhân vì ông ta ra ngoài làm nhiều việc quấy, thường thường hại người. Tử hà chân nhân Lý Hàm Linh tuần tra núi, dùng thanh kiếm này chém ông ta, chế phục Bát mạ Cho nên Bát ma rất sợ Lý Hàm Linh và Trường Mi La Hán một tăng một đạo này thôi, ngoài ra không sợ ai nữa cả. Nào ngờ đâu hôm nay Chữ Đạo Duyên lấy trộm thanh kiếm này, nhưng chẳng phải là "Trảm ma kiếm" thiệt. Thanh kiếm thiệt làm sao ông ta lấy được? Tử hà chân nhân sợ e có linh tinh nào đó vào trong miếu trộm Trảm ma kiếm đi, cho nên mới dự bị thanh kiếm này. Hôm nay Chữ Đạo Duyên tự cho là kiếm thật, thò tay rút kiếm ra, không thấy có bạch quang đâu cả. Chữ Đạo Duyên còn đang ngạc nhiên thì Bát ma đã nhận ra không phải là Trảm ma kiếm rồi. Dương Minh Viễn nghĩ thầm: "Ra tay trước vẫn hơn", liền rút Táng môn kiếm vẫy lên, tức thì thiên hỏa, địa hỏa, tam muội chân hỏa đồng loạt xô đến Chữ Đạo Duyên. Chữ Đạo Duyên muốn chạy cũng không kịp, cả người lẫn kiếm bị đốt cháy khét lẹt. Tế Điên lúc đó cứu cũng không kịp, chỉ miệng niệm:

- A Di Đà Phật, thiện tai, thiện tai!

Vương Cửu Phong nói:

- Dương đại ca, anh gây rắc rối dữ rồi đó. Ông ấy là đồ tôn của Tử hà chân nhân, anh đốt chết rồi, thảng như Tử hà chân nhân đến báo cừu, mình phải làm sao đây?

- Đã đốt chết rồi, dù cho Lý Hàm Linh có đến, chúng ta cũng quyết sống mái với ông ta một phen. Cứ sợ Ông ta hoài làm sao nên đại cuộc?

Đương nói tới đó thì bên ngoài có tiếng kêu lớn:

- Đạo Duyên ơi! Sao mà chết khổ sở quá vậy!.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2012(Xem: 3741)
Bác sĩ Quách Huệ Trân là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau đây là bài nói chuyện với các bạn học ở Huệ Trí Phật Học Xã của Đại học Trung Nguyên, nội dung rất phong phú cảm động. Tuy là đang bị bệnh ung thư trầm trọng, bác sĩ Trân vẫn ráng chịu đau và dùng Tín, Nguyện niệm Phật vô cùng kiên cố của mình để lên giảng đài thuyết pháp. Khi tuyên bố bị bệnh bà nói: “Bây giờ vừa đúng lúc để tôi nhất tâm niệm Phật và chuẩn bị vãng sinh”. (Sau lần nói chuyện này bác sĩ Trân từ chức và lên núi xuất gia).
26/04/2012(Xem: 12307)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
06/04/2012(Xem: 9954)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
03/04/2012(Xem: 16139)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
18/03/2012(Xem: 13464)
Mặt trời chưa mọc nhưng bên ngoài đã sáng ửng. Buổi sáng Chủ nhật ở khu sớm này dường như không có dấu hiệu của sinh hoạt con người. Chỉ nghe tiếng chim ríu ra ríu rít trên những hàng cây cao. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới một cơn mưa. Thực ra chẳng có cơn mưa nào đêm qua cả; chỉ có sương mai kéo xuống thấp, mù tỏa cả một vùng gia cư lụp xụp đang còn an giấc. Chú nhện trên nhánh muồng trâu có lẽ đã hì hục giăng cho xong cái lưới khổng lồ suốt đêm qua nên bây giờ hãy còn mỏi mệt thu nhỏ người lại, ngủ vùi ở vòng tâm của màng lưới. Nếu chú thức dậy sớm như tôi sáng nay, hẳn chú sẽ có dịp thưởng thức sự kết tụ kỳ diệu của những hạt sương sớm, tạo thành những chuỗi ngọc trai nhỏ, long lanh, óng ánh, ngang dọc theo những đường tơ mịn màng do chính chú dệt nên.
18/03/2012(Xem: 15364)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
16/03/2012(Xem: 13200)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
05/03/2012(Xem: 10113)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
04/03/2012(Xem: 54230)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 4306)
Cơn bão số 5 vừa đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Trung. Trời mưa rỉ rả suốt mấy ngày chúng tôi ghé tham quan thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Ấy vậy mà... vừa bước chân sang đất nước Triệu Voi thì trời lại nắng chang chang. Không khí càng oi bức ngột ngạt khi công an cửa khẩu Lao Bảo từ chối cấp visa cho hai vị trong đoàn vì passport gần hết hạn. Nhưng rồi mọi việc sau đó cũng kịp thời giải quyết ổn thỏa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]