Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

198. Đái gia bảo, yêu ma tác quái

31/10/201820:01(Xem: 6470)
198. Đái gia bảo, yêu ma tác quái

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 198:
Đái gia bảo, yêu ma tác quái

Bát Chá miếu, đạo sĩ bắt yêu




Lão đạo sĩ Ngô Pháp Thông đang ở trong viện làm phép mà mắt không thấy Bách cốt thần ma trở về, bảy ngọn đèn trên bàn cũng tắt ngấm. Lão yêu đạo biết có người phá mất pháp thuật của mình. Còn đương ngạc nhiên thì nghe có tiếng hét lớn:

- Hay cho đồ nghiệt súc! Mi dám hưng yêu tác quái vô cớ hại người à? Hòa thượng ta đâu có thể tha cho mi được!

Lão đạo sĩ ngước đầu nhìn lên thấy người mới đến là ông Hòa thượng kiếc, tóc dài hơn hai tấc, mặt mày bùn đất tèm lem, tăng y rách nát, tay ngắn thiếu bâu, lưng thắt dây tơ, khật khà khật khưỡng, hai chân trần mang đôi dép cỏ, đi bước thấp bước cao, ba phần chẳng giống người, bảy phần chẳng giống quỷ. Dẫn theo một tên mặt xanh, một tên mặt trắng, một lão già khọm. Lão đạo sĩ thấy Hòa thượng là một kẻ phàm phu tục tử, vì La Hán gia đã bịt kín tam quang rồi. Ngô Pháp Thông thấy mặt liền hỏi:

- Mi là ai? Dám to gan lớn mật dữ a?

- Ta chính là lão nhân gia đây! Tế Điên đáp.

Lão đạo sĩ định co giò chạy trốn. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, miệng niệm lục tự chơn ngôn: "Án ma ni bát mê hồng, Án sắc lịnh hích!", dùng định thân pháp giữ chặt ông ta lại. Tế Điên bảo:

- Lôi Minh, Trần Lượng, hai con hãy hớt trái bầu của hắn đi! Hắn đã hại vô số người rồi, để lại chỉ di hại cho người sau thôi! Hòa thượng ta giết kẻ ác tức là tu thiện niệm.

Lôi Minh lập tức rút dao ra kết thúc tánh mạng của lão đạo sĩ. Tế Điên nói:

- Trong đại điện có một cỗ quan tài trống, đem thây lão đạo sĩ vào trong đó. Ngày mai Triệu Hiếu Thiện kêu người đem chôn là xong, còn ngôi miếu này để ông làm gia miếu nhé!

Triệu Hiếu Thiện gật đầu đồng ý. Tế Điên dẫn mọi người đến mở phòng vách đôi, bên trong có bốn người kỹ nữ, cả Tôn thị cũng ở trong đó. Tế Điên nói;

- Bốn người đàn bà này mau thu xếp đồ đạc của mình để sáng về quệ Còn Triệu Hiếu Thiện hãy đưa Tôn thị về cho mẹ con đoàn tụ.

Đợi đến khi trời sáng bốn phụ nữ đi về quê rồi, mọi người đưa Tôn thị về Triệu gia trang. Tế Điên nói:

- Lôi Minh, Trần Lượng, hai con đi về nhà đi, nhớ là bớt xen vào việc không đâu nghe! Hòa thượng ta cũng phải đi Đái gia bảo bắt Thiệu Hoa Phong đây.

Triệu Hiếu Thiện cảm tạ Tế Điên. Lôi Minh, Trần Lượng cũng cáo từ chia taỵ Tế Điên dẫn Hà Lan Khánh, Đào Vạn Xuân từ triệu gia trang thẳng đến Đái gia bảo. Đi chừng 450 dặm, Đái gia bảo cũng thuộc về Thường Châu quản lý. Tế Điên cùng hai vị Ban đầu vừa đến Đái gia bảo thì thấy từ đầu kia đi lại chiêng trống rùm trời, tám người đang khiêng một cái đình vẽ hoa, trong đó đang ngồi một đứa bé 12,13 tuổi, có hơn 20 người đi hộ tống. Hà Lan Khánh, Đào Vạn Xuân nhìn thấy việc lạ đó, nghĩ thầm: "Thằng bé này có gì khác đâu nào?".

Hà Lan Khánh thấy có một ông cụ đứng bên đường đang than vắn thở dài bèn bước tới xá thật sâu, hỏi: 

- Xin hỏi lão trượng, đứa bé này có gì đặc biệt mà mọi người vây quanh dùng đình khiêng như thế?

Ông lão đằng hắng một tiếng, hỏi:

- Tôn gía không phải là người địa phương này phải không?

- Vâng, đúng vậy!

- Tại tôn gíá không biết đấy! Ở phía Bắc thôn của chúng tôi có một ngôi miếu, nhân vì trước đây thần Bát Chá quậy trong thôn quá xá, không phải hại người mà hại về lửa. Các vị trưởng thôn đến miếu Bát Chá dâng hương, thần Bát Chá phán rằng: "Mỗi ngày phải dâng cho thần một đứa con nít, thần ăn đủ 100 ngày sẽ đi, nếu không chịu cung cấp thì thần sẽ giết cả làng". Thôn trang chúng tôi tổng cộng có hơn hai ngàn hộ, các trưởng tộc cùng nhau thương lượng, nhà ai có con nít đều phải dâng cho thần Bát Chá, bỏ tiền ra mua cũng không ai chịu bán. Mọi người nói: Đó là đại nạn của thôn chúng tôi. Rồi cùng nhau đi đến quyết định: Nhà nào có con nít thì viết lên một tờ giấy, vo lại, bỏ trong đấu. Lắc đấu văng ra tên đứa nào thì đứa đó phải nộp cho thần, không thiên không vị ai hết. Mỗi ngày đưa ra một đứa, hôm nay họ Lưu, con nhà bán tạp hóa, nhà họ chỉ có một đứa trẻ này thôi. Cả nhà đều là người tốt, thiệt đáng gọi là "Nhạo thiện hiếu thí, cấp công hiếu nghĩa" (ưa điều thiện, ham bố thí; trọng việc công, ưa điều nghĩa). Ai nấy đều nói là nhà ấy không nên gặp báo này, dè đâu tên của đứa bé nhà ấy bị lắc văng ra. Bị lắc văng ra chả lẽ không đưa đỉ Thật là quá thảm!

Hà Lan Khánh nghe xong, nói:

- Có như vậy à?

Đoạn quay lại nói với Tế Điên:

- Tế Công, lão nhân gia can thiệp vào chuyện này có được không? Bắt yêu tinh để cứu lê dân một phương, kể như là người làm một công đức lớn vậy!

- Ta không xía vào đâu!

- Thánh tăng có đủ tài năng, tại sao không chịu can thiệp?

- Ta không xía vào tại vì lát nữa đây có người tài năng hơn chúng ta đến can thiệp vào việc của người ta, chẳng cần chúng ta phải xía vào. Không tin các ngươi hãy dòm kia.

Đương nói tới đó thì đằng trước có tiếng nói:

- Vô lượng Phật!

Hà Lan Khánh nghe tiếng ngước đầu lên xem, thấy trước mặt mình là một đạo sĩ, đầu đội khăn đạo sĩ cửu lương bằng đoạn xanh, mình mặc đạo bào màu lam càng làm rõ cổ áo màu xanh, lưng buộc dây tơ vàng hạnh, vớ trắng vân hài, mặt như bồn bạc, mày chia tám nét, mắt như sao sáng, mũi thẳng môi son, nghi biểu khắc phàm. Trong tay cầm phất trần lóng lánh, bên sườn đeo thanh bảo kiếm cài trong bao da cá trên đầu buộc tua nhung vàng. Lão đạo sĩ mới đến chẳng ai khác mà chính là Thần đồng tử Chữ Đạo Duyên.

Trước đây, Chữ Đạo Duyên cùng Uyên ương đạo trưởng Trương Đạo Linh đưa tin lên cho lão tiên ông ở Thượng Thanh cung mỗi người trở về miếu của mình. Chữ Đạo Duyên trở về Tị Tu quán ở Thiết Ngươu Lãnh, tự nghĩ rằng: "Thiệt tức quá đi mất! Không kiếm Tế Điên trả thù thì không chịu được. Ngặt nỗi mình không phải là đối thủ của Tế Điên".


Chữ Đạo Duyên bỗng nghĩ ra một kế: "Tại sao ta không đến Vân Hà quán ở Vạn Tòng sơn tìm Tổ sư gia của ta là Tử hà chân nhân Lý Hàm Linh? Trong miếu người có một bửu bối trấn quán tên là Bát bửu vân quang trang tiên đại. Thứ bửu bối này bất luận là yêu tinh gì, gặp phải tức hiện nguyên hình. Nếu chụp phải người, tức khắc linh quang chiếu ra chiếu tiêu ba hồn bảy vía; nếu là Đại kộ Kim tiên cũng bị chiếu tiêu mất bạch quang". Nghĩ rồi liền lật đật tới Vạn Tòng sơn.

Đến cổng gọi cửa, đạo đồng ra mở, nhìn thấy nói:

- Sư huynh mới tới à?

- Tổ sư gia có nhà không?

- Đang ở trong ấy.

Chữ Đạo Duyên vào bên trong ra mắt Tử hà chân nhân, quỳ xuống hành lễ. Lý Hàm Linh hỏi:

- Con đến có việc chi?

- Cũng không có việc chi, con đến thăm Tổ sư gia.

- Con ăn cơm chưa, đi ăn cơm đi!

Lý Hàm Linh nói như thế thôicũng không có ý cầm Chữ Đạo Duyên lại. Lúc trước C

Chữ Đạo Duyên làm đạo đồng ở miếu này rất quen thuộc. Ông ta ở lại miếu hai hôm. Một hôm nhân lúc đêm khuya, ông ta lấy trộm Bát bửu vân quang trang tiên đại, ra đi chạy xuống núi, đi các nơi kiếm Tế Điên. Hôm nay đi đến Đái gia bảo thấy có người đang khiêng cái đình sơn màu, bên trong có một đứa trẻ đang ngồi. Chữ Đạo Duyên hỏi:

- Việc gì vậy? Thằng bé này có gì đặc biệt đâu mà khiêng như vậy?

Mọi người trả lời:

- Tại đạo gia không biết đấy! Chúng tôi ở đây bị Bát Chá thần quậy dữ lắm, mỗi ngày đòi ăn một đứa bé. Hôm nay là ngày thứ 29, ông ta đã ăn hết 28 đứa trẻ rồi đó. Bát Chá thần nói phải ăn đủ 100 ngày mới chịu đi. Đây là tai kiếp mà thôn chúng tôi gặp phải! Đứa bé này là con của nhà Lưu thiện nhân. Nhà này chỉ có một đứa con, mọi người trong nhà đều là hiền đức. Gặp ác báo này thật là trời không có mắt.

Chữ Đạo Duyên nghe nói, trong lòng nghĩ thầm: "Đây chắc là yêu tinh. Ta có Bát bửu vân quang trang tiên đại, tại sao ta không bắt yêu tinh trừ hại cho một phương, cũng kể là một việc công đức!". Nghĩ rồi bèn nói:

- Này quí vị, các vị khỏi đưa đứa bé này đi, để tôi đi bắt Bát Chá thần cho, có được không? Hôm nay mấy vị cứ đem tôi dâng cho thần, để tôi đợi thần ấy. 

Lưu thiện nhân nghe nói rất mừng, vì phải dâng con cho thần ba người anh khóc đến mắt đỏ hoẹ Nay nghe lão đạo sĩ nói có thể bắt được Bát Chá thần, Lưu thiện nhân vội chạy đến nói:

- Thưa đạo gia, lão nhân gia nếu có thể trừ được Bát Chá thần, cần bao nhiêu tiền tôi xin cung cấp hết.

- Tôi đâu có cần tiền, làm để có công đức thôi.

- Vậy thì cần tốt.

Lập tức kêu người khiêng đình trở về và mọi người cùng lão đạo sĩ đi đến miếu Bát Chá. Lưu thiện nhân hỏi:

- Chưa được lãnh giáo tôn tánh của đạo trưởng? Và ngài tham tu ở động miếu nào?

- Sơn nhân ở Tị Tu quán trên Thiết Ngưu lãnh, họ Chữ tên Đạo Duyên, trác hiệu là Thần đồng tử.

- Thưa tiên trưởng, lão nhân gia thiệt bắt được thần Bát Chá, chắc chắn tôi xin hậu tạ. Cả địa phương này đều cảm niệm lòng tốt của ngài. Tiên trưởng cần vật chi, tôi xin chuẩn bị cho ngài!

- Tôi không cần món chi hết, chỉ đợi bắt yêu thôi. Các người có ai lớn mật, hãy ở nơi phối phòng chờ đợi. Các người hãy xem tôi dùng pháp bửu bắt lấy yêu quái và kết thúc tánh mạng nó.

Người không quan tâm, không ai dám liều mạng ở lại xem lão đạo sĩ bắt yêu, thảng như lão đạo bắt không được yêu tinh sẽ bị yêu tinh làm hại mất. Mọi người đều đi cả, chỉ còn lại ba anh em nhà họ Lưu. Họ trước hết dọn cơm chay cho lão đạo sĩ ăn. Ăn cơm xong, ba anh em họ Lưu núp ở phối phòng chờ đợi, khoét một lỗ ở cửa sổ nhìn ra ngoài.

Phần Chữ Đạo Duyên ngồi ngay trên bàn cúng trước đại điện. Từ trong đãy rút Bát bửu vân quang trang tiên đại chực sẵn. Chờ một hồi lâu, nghe bên ngoài một trận cuồng phong nổi dậy, cát bay đá chạy thẳng về miếu Bát Chá. Trong gió có tiếng hô lớn:

- Ngô thần đã tới!

Chữ Đạo Duyên nhìn ra ngoài thấy trong gió đáp xuống một lão đạo sĩ mặt như bùn xanh, một đôi tròng mắt vàng rực, hai đạo lông mày đỏ khé, lông áp tai đỏ, cả bộ râu cũng đỏ nốt. Đầu đội mũ đạo sĩ màu vàng sậm, mình mặc đạo bào cùng màu, lưng buộc dây tơ, vớ trắng vân hài. Lão đạo sĩ này vừa nhảy vào trong viện, "a" lên một tiếng, nói:

- Sao lại có mùi người lạ? Ai mà cả gan dữ a! Dám đến đại điện của Ngô thần như thế?

Chữ Đạo Duyên thấy rồi bèn dùng bửu bối bắt yêu. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8929)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
30/03/2019(Xem: 8321)
Sách của Hòa Thượng Thích Như Điển đã có trên Amazon, ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo đã rất nhiệt tình và đã bắt đầu đưa dùm những sách của tôi viết cũng như dịch lên trang Amazon, Xin niệm ân TT Nguyên Tạng, Thầy Hạnh Tuệ cũng như ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo, Đh Quảng Pháp Triết Trần, Đh Tân Thường Định rất nhiều về việc nầy để đưa những tác phẩm này đến với độc giả gần xa.
24/03/2019(Xem: 4111)
Mẹ kể: Năm 1960. Khi em bé Mười Dư chào đời, xuất hiện trong nhà như một thiên thần lạ lẫm thì cậu bé anh kề, thứ Mười (sinh năm 1958), quý em bé lắm. Anh thương em lắm lắm.
24/03/2019(Xem: 3861)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen Từ lâu vẫn ghé qua bên sông này.
21/03/2019(Xem: 4203)
Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
16/03/2019(Xem: 3729)
Đường của ruộng, lúa đồng phả hương con gái, phất phơ gió mùa mơn mởn làng quê.Vẫn tên giòng nước năm xưa soi bóng lũy tre, uốn mình dọc bờ về quê ngoại; cánh cò điểm trắng nền xanh lúa mạ, nước Hương Giang tiếp sức cổ thành.
04/03/2019(Xem: 5147)
Ngoài địa danh cầu Thủ Huồng, ở Đồng Nai còn có những địa danh khác như chùa Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng đều gắn liền sự tích một nhân vật có thật tên Thủ Huồng đã được ghi trong sử sách.
28/02/2019(Xem: 4036)
Mới hồi trưa nay, ngủ say với 'thử thể bất an" rã rời mệt mỏi, tôi mơ thấy Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tôi vội quỳ sụp xuống, dập đầu lạy liên tục, mà lúc đó vẫn thấy biết là mình đang rúng động tâm can, ngập tràn hạnh phúc... - Con kính bái Tổ Sư... - Hứ!
26/02/2019(Xem: 8766)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 15851)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]