Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

148. Thăm cậu mợ, Tế Điên về làng cũ

20/10/201815:43(Xem: 6809)
148. Thăm cậu mợ, Tế Điên về làng cũ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 148:
Thăm cậu mợ, Tế Điên về làng cũ

Điếm Kỳ Mộng, Thánh tăng độ thiện nhơn


Tế Điên rời khỏi quán rượu đi thẳng về thôn Vĩnh Ninh trở lại làng xưa chốn cũ. Tế Điên nhìn lại, tằng hắng một tiếng, đi xa mấy năm mà quang cảnh quê nhà đã đổi khác. Chính nơi thỏ chạy đám cỏ hoang, chồn ngủ bên lá mục, đều là chỗ ngày xưa ca hát. Sương lạnh hoa vàng, khói mờ cỏ rậm, cũng là trường chinh chiến ngày xưa. Trẻ nít ngày nào bây giờ khôn lớn, bạn bè thuở trước tan tác một nơi. La Hán gia tiến về cửa thôn Tây, một tòa cửa lớn phía Bắc khóa kín chính là nhà cũ hồi nào. Ba tòa đại sảnh ở giữa là nhà của Vương An Sĩ, cách vách bên Đông là nhà Hàn viên ngoại, cách vách phía Tây là nhà Lý Tu Duyên. Từ khi Lý Tu Duyên đi rồi, viên ngoại cho người dọn trống hết rồi khóa kỹ. Tế Công bây giờ nhìn lại, vật cũ gợi tình xưa. Nhớ lại ngày nào cha mẹ, trong nhà nhất hô bá ứng, bây giờ còn trơ lại nhà không, tự mình một thân một bóng không khỏi chạnh lòng! Tế Điên ngước đầu nhìn lên thấy cậu mình là Vương An Sĩ đang đứng trong cửa nhìn ngẩn ngơ như có tâm sự gì. Tại sao Vương viên ngoại lại đứng trong cửa vào lúc đó? Nhân vì Hàn viên ngoại đánh lão đạo sĩ một bạt tai nắm lôi ra cửa, Vương viên ngoại cảm thấy quá hổ thẹn. Khi HànThành trở vào, Vương An Sĩ nói với Hàn Thành:

- Hàn hiền đệ, việc vừa rồi thật là lỗ mãng đấy! Lão đạo sĩ cùng tôi tới đây là do hảo ý mà hiền đệ lại đối xử thô lỗ quá!

- Tại huynh trưởng không biết thôi! Nó là con dâu của tôi mà ông đạo sĩ đó ở đâu vô duyên vô cớ lại cầm kiếm hăm dọa nói, thảng như nó sợ hết hồn rồi làm sao? Cháu anh là Hàn Văn Mỹ lại đang mắc bịnh nữa!

Vương viên ngoại cảm thấy khó nói, rất lấy làm tiếc về việc lo chuyện tào lao nên lập tức cáo từ. Về nhà hỏi bọn gia nhân lão đạo sĩ có trở lại không. Viên ngoại nghĩ rằng: "Lão đạo sĩ là người có ơn cứu mạng mình, vì việc này chắc là xấu hổ không trở lại nữa". Vương viên ngoại định tạ Ơn lão đạo sĩ mấy ngàn lượng bạc mà không biết lão đạo sĩ đi đâu. Chính ông cũng cảm thấy phiền muộn, lại muốn xin lỗi lão đạo sĩ, cho nên đứng trông cửa ngóng trông. Vương An Sĩ đang lúc ngẩn ngơ thì Tế Điên bước vào quỳ dưới đất, nói: 

- Thưa cậu ở trên, cháu là Lý Tu Duyên xin hành lễ ra mắt.

Vương An sĩ nhìn thấy trước mặt mình là ông Hòa thượng kiếc, áo quần rách nát, Lão viên ngoại ngạc nhiên, cũng chưa nhận ra, mới lật đật kêu:

- Bây đâu, lấy ra hai điếu tiền cho vị đại sư phó này để ổng đi đi!

Vương viên ngoại mỗi ngày sớm tối ngóng trông Lý Tu Duyên, hận Lý Tu Duyên sao không về ngay tức khắc, tại sao gặp Lý Tu Duyên lại cho hai điếu tiền rồi bảo đỉ Đó là do viên ngoại nhìn không ra. Ngày xưa khi còn ở nhà, Lý Tu Duyên mặt mày trắng trẻo, ăn mặc theo lối công tử phú hào. Hiện giờ trước mặt mình là một Hòa thượng mặt dính bùn đất tèm lem, quần áo rách rưới thì làm sao viên ngoại nhìn ra cho được! Vương viên ngoại cho rằng Hòa thượng này biết tâm sự của ta nên ông cố ý bảo cho hai điếu tiền để Hòa thượng đi cho rồi. Tế Điên vần quỳ khống đứng dậy, nói:

- Cậu không cần phải cho tiền. Cháu thật là Lý Tu Duyên trở về nhà đây!

Vương viên ngoại nghe nói "a" lên một tiếng. Đương lúc còn đang ngạc nhiên thì Vương Toàn và Lý Phúc cũng vừa về tới. Vương Toàn thấy Hòa thượng này đang quỳ trước cha mình thì cũng không biết tại làm sao, bèn lật đật bước tới hành lễ, nói:

- Thưa cha ở trên, con xin kính chào.

Hồi ở Phụng Minh cư, Vương Toàn nghe Vương Lộc nói Vương viên ngoại suýt chết nên không an tâm, lật đật trở về nhà. thấy Vương viên ngoại đang ở trước của nên bước tới dập đần hành lễ. Vương viên ngoại hỏi:

- À con, con mới về đó à! Con có tìm được em Lý Tu Duyên của con chưa?

- Con chưa tìm được em Lý Tu Duyên, ở huyện Tiên Sơn con bị án mạng oan khó giải bày, suýt mất tánh mạng. Vì vậy con mới trở về đây.

Vương an Sĩ gật gật đầu. Vương Toàn mới hỏi:

- Vị Hòa thượng này, chúng ta gặp một lần khi đi ra, sao bây giờ lại quỳ ở đây?

Tế Điên nói:

- Anh ơi, anh không nhận ra em sao? Em là Lý Tu Duyên trở về đây mà!

Lý Phúc nhìn lại rồi nói:

- Cái ông Hòa thượng này thiệt là nói bắt quàng, đã ăn của chúng ta một bữa cơm, bây giờ còn tới giả nhận là tiểu chủ của ta nữa. Công tử nhà ta thì ta phải nhận ra chứ! 

Tế Điên nói:

- Anh Lý Phúc ơi, anh không nhận ra tôi à? Để tôi rửa mặt anh sẽ nhận ra ngay.

Vương An Sĩ nghe thế mới nói:

- Được, ngươi hãy vào nhà rửa mặt để ta xem.

Lập tức Tế Điên và mọi người cùng vào thư phòng. Lão viên ngoại kêu gia nhân đem nước rửa mặt lại. Gia nhân đem nước rửa mặt ra. Tế Điên rửa sạch hết bùn ghét trên mặt. Vương An Sĩ nhìn xem quả đúng là Lý Tu Duyên. Vương Toàn thấy vậy mới khóc, nói:

- Em ơi, hồi ở huyện Tiêu Sơn gặp nhau sao em không nói? Nếu em nói, ta đã đưa quần áo cho em thay đổi rồi, chớ cần gì phải nhọc nhằn khổ sở trên đường đi như vậy!

Lý Phúc thấy đúng là chủ mình mới nói:

- Lão nhân gia ngàn muôn lần đừng nên nổi nóng! Lão nô đây thiệt quá lỗ mãng, ăn nói quá xúc phạm, mong công tử rộng lòng tha thứ cho!

- Anh không cần phải hành lễ, không biết thì tôi không giận đâu!

Vương An Sĩ thấy cháu mình ở hoàn cảnh đó không khỏi thương tâm, cảm thấy xốn xang, bất giác lệ rơi lã chã, nói:

- Tu Duyên con ơi, tại sao con làm Hòa thượng như vậy? Không tiện nói thiệt, Tế Điên nói:

- Hôm đó ở nhà đi ra, con gặp một ông Hòa thượng kiếc hóa một ít tiền (duyên), ông ta khuyên con xuất gia. Ông ta nói làm Hòa thượng ăn cơm khắp thiên hạ, đi đến đâu cũng không cần lệ phí. Con nghe nói cũng hay nên theo ông xuất gia. Sau đó ông lấy hết y phục của con, gạt con bỏ đi mất. Con bực quá phát khùng luôn. Nhơn đó con cũng không nghĩ đến việc về nhà nữa. Hiện tại con ở bên ngoài hóa tiểu duyên, ngao du bốn phương, không câu không thúc, ở đâu cũng là nhà. Người ta thường nói: Một ngày chỉ có ba nắm gạo, chẳng làm thầy cúng ở nhân gian. Con nghĩ người xuất gia hay hơn người tại gia, vượt khỏi hồng trần, lặng ngắm nước mây, tiếu ngạo giang hồ, túy lúy càn khôn. Ngày tháng trong hồ rượu, vinh nhục chẳng để lòng, phước họa nào kể đến. Tuy ở chỗ vắng vẽ mà trong lòng vẫn an vui. Dù chỉ ăn tạm bợ mà tự tại chẳng ai bằng, như con đây:

Chỗ nào có duyên chỗ ấy vui,

Tùy thời tùy phận tùy thời an.

Vương viên ngoại nghe xong, nói:

- Cái thằng nhỏ này thiệt là nói tầm phào không! Trong nhà gia tài vạn ức, vinh hoa hưởng không hết, sang giàu xài bất tận, nếu con không bỏ đi thì đâu có rơi vào hòan cảnh khốn khổ như vầy! Từ khi ra đời tới giờ, có bao giờ con mặc rách rưới như thế này? Hồi cha mẹ con còn sống, lúc còn nhỏ đã định duyên phận cho con xong. Hiện tại Lưu Tố Tố cô nương cha mẹ đã mât, đang ở với cậu là Đổng viên ngoại. Bên ấy cứ thúc ta đi tìm con về để làm lễ nghinh tân cho con. Việc ra đi của con là do tự ý con muốn, nhưng con đâu có biết là người ta nói ta vì tham mưu đoạt gia tài của con mà đuổi con đi khỏi nhà đấy. Con hãy mau cởi bỏ quách bộ đồ giẻ rách này! Này Vương Hiếu, mi hãy vào trong lấy y phục của công tử mi ra cho công tử đây thay này! 

Lập tứ gia nhân vâng dạ vào trong lấy ra một bao quần áo. Tế Điên thay đổi y phục văn sinh công tử rồi đem chiếc mũ cũ và tăng bào của mình cuộn lại, nói:

- Thưa cậu, ngàn muôn lần chớ có quăng bỏ bộ y phục rách của con nhé! Quăng đi sẽ mắc tội lớn lắm! Chừng con hoàn tục rồi mới mặc luôn đồ thường phục được.

Vương viên ngoại nghe nói thế, bảo:

- Đã như thế thì hãy đem bộ y phục này vào trong cho thái thái cất giữ. Đợi ta chọn ngày lành tháng tốt sẽ lên chùa Quốc Thanh làm lễ hoàn tục cho nó.

Tế Điên gật đầu đồng ý. Lão viên ngoại sai bày tiệc rượu. Gia nhân vâng lời sửa soạn lau dọn bàn ghế thì vú em từ bên trong đi ra nói:

- Thưa lão viên ngoại, lão thái thái bảo kêu Lý công tử và công tử ở nhà vào cho thái thái gặp mặt.

Vương An Sĩ nói:

- Được, con ơi, con và Lý Tu Duyên hãy vào trong gặp mẹ con đi!

Vương Toàn cùng Lý Tu Duyên đi vào nhà trong. Lão thái thái bấy lâu không gặp mặt con, lâu ngày không gặp mặt cháu nên có ý mong đợi. Vương Toàn bước tới làm lễ mẹ trước, Lý Tu Duyên mới làm lễ mợ sau. Vương thái thái nói:

- Lý Tu Duyên, con hãy ngồi bên cạnh mợ đây. Ta hỏi con, mấy năm nay con ra bên ngoài làm gì?

Lý Tu Duyên không tiện nói thiệt, cũng nói như là đã nói với viên ngoại cho lão thái thái nghe. Đang nói được mấy câu thì gia nhân vào báo:

- Ngoài thư phòng tiệc đã dọn xong, lão viên ngoại chờ hai vị công tử ra uống rượu.

Lúc đó Vương Toàn và Lý Tu Duyên mới xin phép đứng dậy đi ra bên ngoài. Về đến thư phòng đã thấy lão viên ngoại ngồi chờ sẵn. Trong nhà đã dọn sẵn trái cây tươi ngon, thịt nguội xào nóng đều có đủ. Hôm nay Vương An Sĩ trong lòng rất sung sướng, con đã về nhà cháu cũng đã về, có thể cùng ngồi một bàn uống rượu, mặc sức chuyện trò. Lão viên ngoại ngồi ở đầu bàn, kêu Lý Tu Duyên ngồi bên phải, còn Vương Toàn ngồi bên trái, ba người ăn uống cùng bàn, cậu cháu cha con vừa ăn uống, vừa chuyện trò vui vẻ. Lão viên ngoại muốn hỏi cháu cặn kẽ mấy năm nay sinh sống ra sao, nào ngờ Lý Tu Duyên không muốn nói thiệt, không chịu nói ra lai lịch đạo đức của mình, trong lời nói đều có ngầm ý khuyên giải viên nggoại. Tế Điên tính độ thoát cậu mợ xuất gia tu hành, nào ngờ Vương An Sĩ tham luyến hồng trần, chấp mê không ngộ. Ba người ăn uống xong cơm tối, tiệc tan dọn trà lên. Vương viên ngoại kêu gia nhân đem mùng mền ra, hôm nay cùng ngủ lại thư phòng. Gia nhân giăng màn trải nệm xong, lão viên ngoại ngủ riêng một giường, Vương Toàn và Lý Tu Duyên ngủ chung một giường cho dễ bề tâm sự. Vương An Sĩ sợ con và cháu đi xa mệt nhọc, nói nhiều tổn thần nên giục đi ngủ sớm. Lão viên ngoại nói:

- Không cần phải nói nhiều, hôm nay ngủ sớm đi, ngày mai hãy nói tiếp.

Lão viên ngoại nói rồi hai mắt nhắm híp. Đang lúc mê mê ly ly hôn hôn trầm trầm, lão viên ngoại ngước đầu lên sợ mất hết hồn cả hồn vía!

Tế Điên muốn thi triển Phất pháp, đại hiển thần thông ngầm độ cậu mình.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4732)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13072)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9896)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15317)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15714)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14498)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14873)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7745)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19008)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14731)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]