Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

69. Tiền Tâm Thắng Đêm Tối Trộm Bạc

17/10/201821:03(Xem: 6739)
69. Tiền Tâm Thắng Đêm Tối Trộm Bạc

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 69:
Tiền Tâm Thắng Đêm Tối Trộm Bạc
Tang Thánh Thủ Viên Ngầm Dọ Triệu Gia Lầu


Trần Lượng rút dao chạy theo tên trộm, thấy hắn ngoặt qua tiến về phía nhà lầu ở phía Bắc. Trần Lượng chạy theo đến dòm qua kẹt cửa, thấy tên trộm đang ở trong nhà lui cui tháo cái thang rết đem lên phòng trên. Trần Lượng nhún mình nhảy vào trong nhà. Nhà này gồm có ba gian Bắc phòng, tên trộm đang ở gian phòng phía Đông đốt đèn. Trần Lượng đến bên cửa sổ xoi lỗ nhìn vào. Một cái lò sưởi ở cuối phòng trên đó kê một cái giường với mền gối đầy đủ. Dưới đất là cái bàn bát tiên và tủ tiền với mấy chiếc ghế. Một chiếc đèn đang tỏa ánh sáng trên giường. Tên trộm ngồi trên lò sưởi móc tiền ra đếm, gương mặt rạng rỡ! Hắn mở gói tiền ra, miệng nói lảm nhảm:

- Phần tiền này cất ở nhà, phần này mua đất, phần này để buôn bán.

Lẩm nhẩm một hồi rồi đem cất vào tủ. Lại lấy trong tủ ra 100 văn, xách bầu đi mua rượu. Trần Lượng lật đật náu mình trên nóc nhà. Tiền Tâm Thắng bước ra gài cửa lại, miệng cười ha hả vừa đi vừa hát, khi thì hát khúc nhị hoàng, lúc thì hát theo điệu xàng xê mới, lòng vui không bút mực nào tả hết. Khi đến quán rượu, hắn nói:

- Vương chưởng quỹ! Đong cho tôi một bầu rượu đi!

Vị chưởng quỹ của quán rượu này là người Sơn Tây, người ta cứ gọi là lão Tây. Trước kia Tiền Tâm Thắng thường uống rượu lận của lão Tây, đến chiều tối đi mua rượu, lão Tây đến bên cửa, đứng cách vách bán rượu qua lỗ nhỏ. Tiền Tâm Thắng mang theo hai bầu rượu giống nhau, trong đó có một bầu nước lạnh, và đưa cái bầu không cho lão Tây đong rượu. Lão Tây đong đầy rượu xong đưa cho Tiền Tâm Thắng. Tiền Tâm Thắng nói:

- Chưởng quỹ ghi sổ cho tôi thiếu nghe!

Lão Tây nói:

- Tôi không bán thiếu đâu!

- Ông không chịu bán tôi trả lại rượu cho ông nè! 

Hắn lấy bầu nước lạnh đưa cho lão Tây. Lão Tây lấy bầu nước ấy trút vào trong hũ rượu. Tiền Tâm Thắng đổi không mất tiền được bầu rượu đem về. Lâu ngày chầy tháng, kiểu cũ làm hoài, lão Tây sinh nghi, vì mấy lúc sau này khách đều cho rằng rượu dở quá. Hôm đó, Tiền Tâm Thắng lại đến mua rượu, đong rượu xong, Tiền tâm Thắng lại xin thiếu. Lão Tây không chịu bán thiếu. Tiền Tâm Thắng nói:

- Ông không bán thiếu, tôi trả lại rượu cho ông nè!

Nói xong lại đem bầu nước đưa cho lão Tây. Lão Tây nếm thử: đúng là nước lạnh, bèn bước ra níu Tiền Tâm Thắng lại, xem kỹ thì ra hắn có tới hai cái bầu, lão Tây và Tiền Tâm Thắng gây gổ sanh ra ẩu đả. May có người can mới thôi. Hôm nay Tiền Tâm Thắng lại xin mua rượu, lão Tây nói:

- Tiền tiên sinh, hôm nay lại đến mua rượu lận nữa phải không?

- Tôi đưa tiền trước cho ông đây! Ông đong cho tôi 100 tiền rượu.

Đong rượu xong, Tiền Tâm Thắng hớn hở quay về nhà. Hắn vừa về đến cửa, Trần Lượng ở phía sau đưa tay thộp ngực kéo hắn lại. Lúc Tiền Tâm Thắng vừa ra khỏi cửa, Trần Lượng vào nhà hắn, mở tủ lấy hết số bạc vừa cất, lại lấy sạch 900 tiền còn lại trong tủ. Xong lại kéo chiếc mền bông, trên giường châm lửa đốt, rồi lấy chiếc bàn dằn lên, đoạn ra ngoài chờ hắn. Tiền Tâm Thắng vừa về đến cửa bị Trần lượng thộp ngực kề dao hăm:

- Mày la tao giết chết!

Tên trộm sợ quá không dám hé răng. Trần Lượng trói nghiến hắn lại, nhét dẻ vào mồm, kéo ra ngoài cửa, bảo:

- Ta là Dạ du thần, chuyên xét việc họa phước chốn nhân gian đây! Ngươi trộm bạc nhà người ta, phải cho ngươi biết mùi báo ứng mới được.

Nói rồi bèn bỏ đi. Tiền Tâm Thắng chạy vào nhà xem: trong nhà khói bay mù mịt. Tiền Tâm Thắng sợ quá mà không làm gì được, miệng bị nhét đầy không thể phát ra lời, muốn tri hô mà không hô được. Từ phía Đông đi lại hai người tuần canh, một người cầm dùi, một người cầm thanh lạ người nọ nói:

- Ngõ hẻm này dễ sợ thiệt!

- Đừng hù tôi, tôi nhát gan lắm à!

Nói tới đó bỗng nghe tiếng "ớ". Hai tuần canh sợ quá, quay lưng định chạy. Một người nói:

- Chắc là ma đó!

Người kia gắt: Sợ cái gì?

Nói tới đó, bỗng nghe "ớ" một tiếng nữa. Người tuần canh bạo dạn chạy lạy xem: thì ra là Tiền Tâm Thắng, chỉ phát ra bằng mũi, vì miệng bị nhét cứng. Hắn kêu lên để người ta đến mở giùm hắn. Hai người tuần canh lúc đó mới mở trói cho hắn, móc dẻ trong miệng hắn ra và hỏi:

- Tiền tiên sinh, ông bị ai trám miệng thế? Làm chúng tôi sợ hết hồn!

- Tôi gặp Dạ du thần rồi. Mời hai chú vào nhà tiếp tôi với.

Bọn họ vào trong nhà xem. Mền nệm đều bị ngún cháy. Họ lật đật dập tắt ngọn lửa sắp sửa bốc cao. Tiền Tâm Thắng mở tủ ra xem. Số bạc để vào hồi nãy không còn mà tiền có trước cũng bị mất sạch.

Sau khi lấy bạc ở nhà Tiền Tâm Thắng, Trần Lượng trở về chỗ Lưu Vương thị, lén vào trong nhà, banh tay tử thi của bà cụ để tiền vào hai tay cho nắm lại, rồi đến bên bàn thờ gỡ bài vị ân công đi. Lại đến nhà trong kiếm cái bồn bể ném xuống đất kêu loảng xoảng. Hai vợ chồng Lưu Vương thị nghe động giật mình thức dậy đốt đèn lên xem thấy bà cụ hai tay đều cầm tiền. Vợ chồng họ đang ngơ ngác bỗng nghe bên ngoài có tiếng nói lớn:

- Gia chủ hãy nghe đây! Ngày mai không được cúng bài vị của ân công nữa. Cúng nữa có đại họa đấy! Ta đi đây!

Nói xong câu đó, Lôi Minh, Trần Lượng phi thân lên nóc nhà thẳng đến Triệu gia lầu. Vào đến hoa viên của Triệu gia lầu, ngấm ngầm thám dọ. Trong viện lặng trang, không cả tiếng người nói, chó sủa. Hai người nhảy vào bên trong, thẳng đến dưới lầu, phi thân lên lầu hướng về căn phòng có ánh đèn. Đến bên cửa sổ, hai người thấm nước miếng xoi lỗ nhìn vào. Phòng này trang trí thật là u nhã. Tựa vách tường phía Bắc một chiếc giường tre sương phi điểm bông, trên giường mắc những màn lụa đắt tiền. Ngay giữa phòng treo những giỏ hoa, trên đó trồng hoa lài, hoa dạ lý hương thơm ngát. Trên giường mền chiếu rất sang trọng, hai bên hai cái móc vàng chóe móc hai mí màn bằng đoạn màu xanh nhạt. Dựa tường bên Đông một cái bàn chân nhỏ, trên đó để một chậu pha lê trong đó có hai chú cá vàng nhạt mắt rồng đuôi phượng đang tung tang bơi lội. Trên bàn hai cái chuông vàng khánh ngọc đặt hai bên cây san hô cành xanh biếc lá trắng phau. Góp phần sang trọng còn có mấy lọ đồ sứ đắt tiền. Dựa tường phía Tây có chiếc bàn hình bán nguyệt, trên bàn đựng một tấm gương lớn, phía trước bày những lọ phấn, dầu xức tóc, lược chải đầu đầy đủ mọi thứ điểm trang của phụ nữ. Sát bên cửa sổ kê một chiếc bàn bát tiên. Trên khảm một bàn cờ ngọc đen, hai bên có hai ghế dựa thái sự Trên bàn để đầy sách vở và để sẵn văn phòng tứ bửu: bút, nghiên, giấy, mực. Trên vách tường đông treo một bức họa vẽ hình Phú quý mẫu đơn. Hai bên có hai hàng liễn đối:

Gió trăng mỗi tháng bốn mươi lăm bữa mặc tình,

Rượu uống trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày say khướt. 

Trần Lượng quan sát hồi lâu thấy trong nhà chỉ có một người hầu, bèn trở lại cùng Lôi Minh xuống lầu, nói:

- Nhị ca, trên lầu này không có ai, bọn mình đi tới trước dọ xem sao!

Hai người dở thuật phi thiềm tẩu bích, cưỡng tường vượt mái như đi trên đất bằng, đi thẳng về phía trước. Viện phía này là nhà ba tầng, đầu tầng một là khách sảnh với thư viện. Hai người lại lên tầng hai, bò trên mái nhà sau nhìn xuống, thấy trước thềm treo đầy đèn bát giác, ở Bắc thượng phòng ánh đèn sáng rỡ, nơi đó hai người trai đánh đàn hồ cầm, hai người gái gảy đàn tỳ bà, vừa đàn vừa hát. Hôm nay là ngày lễ khánh thọ của Triệu viên ngoại, ai nấy đều tất bật suốt ngày vì khách khứa đến chúc mừng. Chiều tối, khách khứa lần lượt cáo từ. Lôi Minh, Trần Lượng quan sát hồi lâu, Trần Lượng đề nghị:

- Nhị ca này, mình ra sau đợi họ đi. Nhà này hôm nay có tiệc mừng, phải chờ thân hữu về hết, cả nhà mới nghỉ ngơi được.

Hai người lại vượt tường chạy ra phía sau, ở trong bóng tối chờ đợi. Trống điểm canh hai, bỗng từ phía trước ánh vạn đèn chói sáng, hai con a hoàn tay xách đèn lồng, hai nàng hầu dìu một cô thiếu nữ. Lôi Minh, Trần Lượng nhờ ánh đèn nhìn thấy rất rõ. Người thiếu nữ này thật là thiên kiều bá mị, vẻ phong lưu. Có thơ khen rằng:

Theo gió hương bay ngào ngạt,

Dáng đi bách mị thiên kiều

Nét đẹp đan thanh khó vẽ

Vóc người trên dưới cân phân

Khoác ngoài áo lam vừa vặn

Thoa vàng cài lỏng tóc mai

Chiếc quạt cầm tay hờ hững

Môi son hé nở duyên cười.

Trần Lượng khen thầm: "Thật là tuyệt thế vô song. Từ đầu tới chân không chỗ nào chê được". Phía sau cô này lại có hai đứa a hoàn dìu một thiếu nữ, tuổi độ 18,19 lại càng mỹ miều hơn. Trang sức như thế nào, có lời khen rằng:

Tóc mây đen thắm

Khéo vấn quanh đầu

Đũa ngọc đính cài búi tóc

Phụng bay trâm giắt tóc mai

Tươi tắn phù dung mặt đẹp

Má hồng mày liễu cong cong

Mắt hạnh thu ba lấp lánh

Mũi mật hài hòa má phính

Môi son hé lộ ngọc cười

Thân áo trăm hoa thêu nở rô.

Cánh sen lá tọa đoạn cung quần

Thắt lưng lồ lộ uyên ương đái

Xuyến đưa hương quyện nét cành tôn

Có phải hậu hoàng trong phái đẹp

Hay là tiên nữ lạc trần gian?

Trần Lượng xem thấy khen thầm là quá đẹp. Lại nhìn về phía sau cô nàng thấy có hai đứa a hoàn dìu một cô nương khoảng 16,17 tuổi. Trần Lượng nhìn kỹ nàng này, quả thật:

Thiên nhiên rành rành sẵn đúc

Vượt xa thiếu nữ tầm thường

Mày nhỏ vút cong như xuân liễu

Mắt cong chứa đựng cả trời thu

Sóng mũi thẳng ngay trên miệng thắm

Hai tai lấp lánh ngọc làm hoa

Mặc áo lụa lam tay phỉ thúy

Bên trong lồ lộ áo hương xanh

Cung quần trăm nét thêu sen thắm

Bước đi đủng đỉnh dáng hao gầy

Mắt nhìn thu hút khôn dời bước

Tinh linh anh tú hội về đây!

Nét ngọc thiên tiên khôn sánh ví

Hằng Nga nguyệt điện kém vài phân.

Ba cô gái đang đi, một cô nói: Sao chị đụng em?

Cô kia nói: Tại chân em đạp chân chi đó mà.

Họ vừa nói vừa bước lên lầu cười khúc khích. Trần Lượng và Lôi Minh đến bên cửa sổ ghé nhìn vào. Ba cô nương đều trút bỏ áo xiêm bên ngoài. Một cô nói:

- Chị Ơi, chắc chị mệt lắm! Hôm nay là ngày sinh nhật của viên ngoại, khách khứa tới đông vầy làm sao rảnh tay được. Bây giờ bọn mình phải nghỉ ngơi cho lại sức mới được.

Ba cô nương uống một chum trà xong để nguyên áo lên giường thả màn xuống nằm ngủ. A hoàn cũng thổi tắt đèn lớn, rút sang phòng phía Tây ngơi nghỉ. Trần Lượng và Lôi Minh vẫn ở trong bóng tối đợi chờ. Trống điểm canh ba, bỗng từ xa ba bóng đen xuất hiện
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2013(Xem: 20434)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 6327)
Em là đóa hoa đứng bên hàng giậu, có chàng trai trẻ ngắm em rồi làm thơ bảo rằng em cười với chàng, đã thấy em trong tiền kiếp. Chỉ có thế thôi mà bài thơ của chàng được một Thiền Sư viết văn trứ danh liệt vào loại thơ Thiền, nhờ đó loài hoa nhà quê như em trở thành nổi tiếng. Một đóa hoa Dâm Bụt đứng bên hàng giậu.
11/10/2013(Xem: 5559)
Em ơi, nếu mộng không thành thì sao ? Mua chai thuốc chuột, uống cho rồi đời. Ngày xưa còn bé, Hoa Lan nghịch ngợm ghê lắm cứ theo bọn con trai leo trèo, chơi đánh kiếm cho đúng câu tiên đoán thần sầu của bà nội. Bà mụ nặn lầm con bé này rồi, phải chi ra thằng cu thì đúng hơn. Do đó Hoa Lan tối ngày chỉ ở trên cây ổi nằm vắt vẻo đong đưa, hát vu vơ mấy câu cải biên bài Duyên Kiếp của chàng nhạc sĩ họ Lầm, rồi thích chí cười vang. Cười đây không có nghĩa là biểu đồng tình với nội dung câu hát ấy đâu, nếu vì một giấc mộng nào đó không thành, dám bưng chai thuốc chuột nốc ừng ực, cái đó không có Hoa Lan rồi đấy, các bạn ạ!
10/10/2013(Xem: 4529)
Để nói về một điều gì thật ồn, thiên hạ vẫn bảo “ồn như cái chợ„ .Thế nhưng với tôi, có một nơi ồn còn hơn cái chợ, đó là ngày họp mặt thầy và trò của trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi tổ chức nhằm vào 26-07-2008.
10/10/2013(Xem: 5428)
Khi tôi biết sẽ định cư tại Thụy Sĩ, cái xứ nhỏ xíu, diện tích chỉ 41.300 cây số vuông, dân số khoảng hơn 7 triệu người, trong đó đã có gần hai triệu người ngoại quốc, tôi thật nản.
25/09/2013(Xem: 8309)
Đang nằm bịnh gần...vãng sanh, có tiếng điện thoại reo, giọng của chị bạn thân: - Đi ...tu không? Tôi phều phào: - Chùa nào? - Tu viện Viên Đức. - A, Thọ Bát Quan Trai đấy hả? - Vâng, xe còn một chỗ trống, sáng mai 7 giờ xuất hành, đi không? - O.K.
25/09/2013(Xem: 11219)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
25/09/2013(Xem: 6954)
Trong nhà Phật chúng ta hay nghe đến hai chữ Nhân Duyên, hết nhân nọ đến duyên kia trùng trùng duyên khởi. Nhưng chưa ai chịu tỉ mỉ phân loại các nhân duyên kiểu “à la Hoa Lan“ như thế này. Với sư phụ Giác Duyên là duyên Phật pháp, đến chàng Nghịch Duyên nhất định phải là duyên con Tiều, tiếp đến chàng A Còng là duyên “gió cõng đò đưa“. Hôm nay với Thi Thi Hồng Ngọc một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, thuộc hàng con cháu sinh sau đẻ muộn, là duyên “Thiên cơ bất khả lậu“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]