Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

62. Dò xét gia thế, giữa đường gặp Càn khôn thử

17/10/201820:49(Xem: 6814)
62. Dò xét gia thế, giữa đường gặp Càn khôn thử

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 62:

Dò xét gia thế, giữa đường gặp Càn khôn thử

Bắt được tin riêng, Lôi Trần hội ngộ bái huynh


Mã Tịnh nghe Lý Bình kể xong, cười hà hà nói:

- Này hiền đệ, ta nói cho hiền đệ biết, hôm nay ta tính đến nói lời tuyệt giao với hiền đệ đó chớ, nào ngờ có cớ sự xảy ra như thế. Thôi thì khỏi phải nói chi nhiều lời, "đường dài hay sức ngựa, lâu ngày biết tánh người". Hôm nay ta biết rõ hiền đệ thật là tri kỷ của ta, hiền đệ đừng phân tâm mà nói lời như thế. Ta xin kiếu về đây!

Nói rồi đứng dậy ra về. Tới nhà, Mã Tịnh nói với Hà thị:

- Có một nhà tài chủ ở huyện Long Du mời ta đến đó chơi. Ta đi độ hai tháng mới về, nương tử ở nhà thay ta săn sóc việc nhà cho cẩn thận!

Nói rồi vào từ biệt mẹ già, cắp đơn đao ra đi về hướng Nam. Cách Tiểu Nguyệt Đồn hai dặm, có Khánh Phong Đồn là một trấn nhỏ, ở đó cũng có phố xá bán buôn tấp nập. Mã Tịnh bước vào một khách xá tên Vạn Thanh, phổ ky chưởng quỹ đều là chỗ quen biết. Thấy Mã Tịnh, mọi người đều hỏi:

- Mã gia hôm nay làm sao rảnh được mà đến đây?

- Cho ta một gian phòng, nhà ta hôm nay có mấy người bạn đến chơi, đông người chật chội quá!

- Vâng ạ!

Phổ ky lật đật dắt Mã Tịnh lên một thượng phòng Mã Tịnh bảo đem rượu thịt lên, ăn uống mà trong lòng buồn bực không vui. Thật là:

Gặp việc mừng vui thức hoài không thấy mệt

Vớ phải chuyện buồn ruột rối ngủ liên miên!

Mã Tịnh nhâm nhi mấy bầu rượu rồi kêu phổ ky dẹp mâm đoạn nằm xuống ngủ vùi. Thức dậy lại kêu cái gì đó ăn đỡ đói. Vừa ăn vừa nghĩ: "Bọn gian loạn tình nồng, quấn quit khó lìa. Gian phu thế nào cũng tìm đến dâm phụ, dâm phụ chắc chắn sẽ tìm đến dâm phu! Chúng biết ta không có ở nhà thế nào cũng tìm đến với nhau mà! Tối nay ta cắp cương đao đến đầu thôn Tiểu Nguyệt Đồn chờ đợi. Nếu gặp con tiện tì ấy, ta sẽ cho một đao giết phứt cho xong".

Nghĩ rồi bèn cắp đao đến đầu thôn Tiểu Nguyệt Đồn, chờ mãi đến quá canh ba mà chẳng thấy bóng một ai. Trở lại nhà của mình thì thấy cửa đóng chặt. Phi thân lên mái nhà dòm xét các nơi cũng chẳng thấy có động tịnh nào khả nghị Bèn trở về tửu quán gọi cửa và vào ngủ vùi. Cả ngày hôm sau chỉ uống rượu rồi ngủ vùi chớ không ăn chi hết. Tối lại, Mã Tịnh cắp đao ra cửa, thẳng đến đầu thôn Tiểu Nguyệt Đồn chờ đợi. Lúc sang canh hai, Mã Tịnh nghe có tiếng trai gái nói cười rúc rích ở phía Đông, bèn đến gần nghe có tiếng nói:

- Anh đi cho mau! Hôm qua muốn kêu anh đi, cả ngày đi rước mấy bà mụ đều không được ai hết!

Mã Tịnh nghe ra biết là mấy người đi rước mụ, liền vội lánh ra sau gốc cây. Vừa nấp xong, Mã Tịnh thấy một bóng người từ phía Đông vùn vụt đi tới mau như điện xẹt. Người này ước chừng hơn 30 tuổi, mặt trắng, nhìn không rõ là ai. Mã Tịnh để ý thấy người này đi về hướng nhà mình. Đến trước nhà, người ấy đứng trù trừ hồi lâu, bộ dạng nửa muốn kêu cửa, nửa lại không. Rồi lại đi quanh nhà mấy lượt và than thở:

- Chao ôi, muốn kêu cửa mà sợ đại ca không có ở nhà! Mà không kêu cửa thì đêm nay mình ngủ ở đâu đây!

Mã Tịnh nghe tiếng nói quen, liền đến gần nhìn kỹ: Té ra là Càn khôn đạo thử Hoa Vân Long, bèn hỏi:

- Nhị đệ, em ở đâu lại đây?

Hoa Vân Long vội vàng chạy đến thi lễ, bày tỏ tình xa cách và hỏi:

- Huynh trưởng, đêm hôm khuya khoắt như vầy sao lại ở đây?

- Ta ở đây chờ đợi một người. Thôi, chúng ta vào nhà đàm đạo!

Hai người nhảy vào tường vào bên trong, mở cửa Đông phối phòng. Hà thị nghe động thức dậy lo trà nước thiết đãi. Mã Tịnh mới hỏi Hoa Vân Long từ đâu đến. Hoa Vân Long đem những việc vừa qua ở Lâm An thuật lại, chỉ trừ việc hái hoa ở am ni cộ Mã Tịnh nói:

- Hoa nhị đệ, em hãy an tâm cứ ở đây đi, không có ai đến đây điều tra đâu. Giả sử có người đến tìm thì nhà ta có vách ngăn hai lớp, em trốn vào đó là xong ngaỵ Nói cho em biết, ta ở đây thuộc địa hạt của huyện Long Du, quan địa phương không bao giờ tới đây đâu, vì họ không biết nhà ta trong giới lục lâm.

- Thế thì tốt quá. Mọi việc nhờ đại ca giúp đỡ!

Nói chuyện một lát, trời đã sáng bạch, hai người cùng đi rửa mặt, uống trà, bỗng nghe ngoài cửa tiếng người ồn ào huyên náo, làm Hoa Vân Long sợ xang cả mặt.

Mã Tịnh nói:

- Không có gì đâu! Để ta ra xem thử.

Đến phía trước, mở cửa nhìn ra thì thấy 50 - 60 người đứng chật ở đó. Những người này đều là thân sĩ phú hộ cử giám sinh viên tại Tiểu Nguyệt Đồn. Thấy Mã Tịnh, mọi người đều nói:

- Có Mã đại gia ở nhà thì hay quá! Việc này không có Mã đại gia nhúng tay vào là không xong được. Việc này là do tranh giành đấu giá chợ lừa ngựa ở trước Khánh Phong Đồn mà sanh ra. Chủ đấu giá cũ là Phương Đại Thành cùng với họ Liễu tranh nhau đấu giá thuế. Việc xích mích đưa ra đến cửa quan, bây giờ lại muốn đánh nhau nữa. Lực lượng hai bên ước chừng mấy trăm người, nếu xếp vào đánh nhau, ít nhất cũng phải hao vài chục mạng. Nghe nói hai nhà này đều thân thiết với Mã đại gia, chúng tôi giảng hòa mấy ngày không có kết quả, mời lão nhân gia đi nói giúp một phen, chắc được.

- Thế này nhé, tôi định mời quý vị vào trong nhà uống trà, ngặt vì chỗ nơi quá chật hẹp, sợ e bất tiện! Qúy vị cảm phiền chờ một lát, tôi vào trong bảo người nhà một tiếng rồi sẽ đi ngay.

- Xin Mã đại gia cứ tự nhiên.

Mã Tịnh vào bên trong cầm 2 điếu tiền và chiếc giỏ đựng rau, nói với Hoa Vân Long:

- Hiền đệ người ta mời anh đi giảng hòa, trong nhà không có người đi chợ, lát nữa cảm phiền hiền đệ làm ơn ra Khánh Phong Đồn mua hai con cá sống, hai con gà giò, một ít rau cải tươi đem về giao cho chị làm thức ăn. Anh đi một lát sẽ trở về rồi chúng ta cùng đánh chén.

- Được mà!

Sau khi Mã Tịnh đi rồi, Hoa Vân Long xách giỏ đi chợ. Mua xong thức ăn trở về thì gặp Lôi, Trần hai người lăng xăng chạy tới. Vừa thấy Hoa Vân Long, Lôi Minh, Trần Lượng nói:

- Hoa nhị ca, té ra anh ở đây! Sao anh không lo chạy trốn đỉ Lát nữa Tế Công trưởng lão mang theo hai vị Ban đầu tới đây bắt anh đó!

- Này hai hiền đệ, từ lúc chúng ta chia tay ở Thiên Gia Khẩu, hai hiền đệ đi đâu? Hai em làm sao biết được Tế Công sẽ đến bắt ta?

Lôi Minh, Trần Lượng bèn đem những việc vừa qua tỉ mỉ thuật lại và nói:

- Hiện Tế Công đang dẫn hai vị Ban đầu sắp sửa đến đây. Người hẹn chúng tôi là sẽ gặp ở Tiểu Vân Đồn, chắc chắn thế nào người cũng biết trước là có anh ở đây rồi đó!

Hoa Vân Long nghe mấy lời đó, trong bụng còn hồ nghi, sắp sửa bỏ giỏ rau chạy trốn thì từ đầu kia Mã Tịnh đi lại. Ba người bước tới đón chào. Mã Tịnh nói:

- Hai hiền đệ Lôi, Trần này, đã tới đây rồi, sao chưa chịu vào nhà anh, lại đứng giữa đường nói chuyện vậy kìa?

Lôi Minh và Trần Lượng đem chuyện vừa qua nói lại một lần nữa. Mã Tịnh nói:

- Không hề chi đâu! Thôi, mấy em về nhà anh đi.

Bốn người cùng trở về nhà Mã Tịnh. Mã Tịnh đem thức ăn mua về vào nhà trong rồi bốn người cùng vào Đông phối phòng. Hoa Vân Long nói:

- Mã đại ca, từ hôm đến đây em chưa vào thăm bá mẫu, hôm nay anh đưa em vào thăm bá mẫu đi!

Lôi Minh và Trần Lượng nghe thế cũng nói:

- Có như vậy à!

Mã Tịnh nói:

- Lão mẫu trong mình không được khoẻ, không nên thăm viếng làm kinh động đến người, mời ba vị hiền đệ cứ ngồi đây nói chuyện là được rồi!

Giây lát, cơm rượu đã dọn lên, bốn người vào tiệc, nói cười vui vẻ. Mã Tịnh lại hỏi kỹ Lôi Minh, Trần Lượng về hành tung của Tế Điên. Trần Lượng bèn từ đầu đến cuối thuật lại một lượt. Mã Tịnh nghe xong, cười hà hà nói:

- Sá gì một ông Hòa thượng đem theo hai vị Ban đầu đi bắt Hoa nhị đệ. Giả sử có 200 quan binh vây kín mít cũng chưa chắc gì bắt được chú ấy, ta sẽ cho họ đi chầu Diêm chúa hết!

Lôi Minh, Trần Lượng lật đật cản lại:

- Này Mã đại ca, anh đừng nói vậy chớ! Anh không biết tài nghệ của Tế Công đến bực nào sao? Hễ anh nghĩ tới ngài là có ngài tới ngaỵ Ngài toán biết tất cả! Anh tính chạy ra cửa trước, ngài đón anh ở cửa trước; anh lẻn ra cửa sau, ngài đón anh ở cửa sau; anh chạy bên Đông, ngài chực ở bên Đông; anh chạy sang bên Tây, ngài chực anh ở đó tự bao giờ. Dù anh có chạy đủ bốn phương tám hướng cũng không thoát khỏi, đành bó tay chịu bắt mà thôi.

Mã Tịnh nghe nói mấy câu đó, tức giận vỗ bàn hét lớn: 

- Thôi thôi, mấy chú đừng đề cao oai phong của người, làm nhụt nhuệ khí của ta! Nếu ông ấy có đến, thì các em coi đây - Nói rồi lấy tay chỉ bức họa Phú quý mẫu đơn treo trên vách - cứ giở bức họa này lên, bên trong là một cánh cửa gỗ đặt sát vách, tiến vào địa đạo này, mấy chú có thể ẩn thân an toàn.

Nói câu đó chưa xong, thì nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa nói vọng vào:

- Hoa Vân Long có ở trong đó không? Bảo nó ra gặp Hòa thượng ta xem nào!

Lôi Minh, Trần Lượng sợ xanh cả mặt, nói:

- Mã đại ca, anh thấy chưa? Hòa thượng đến rồi đó!

Mã Tịnh vén bức tranh lên, bảo:

- Ba em cứ bước vào trong này đi, để bên ngoài ta lo.

Ba người không còn cách nào khác, phải bắt buộc chui vào vách kép. Mã Tịnh thả bức tranh xuống rồi đi thẳng ra trước thấy một ông Hòa thượng kiếc đang đứng một bên Lý Bình.

Sau khi chia tay với Lôi Minh và Trần Lượng, Tế Điên dẫn hai vị Ban đầu thong thả đi về phía trước. Đi mãi đến trưa, bụng đói cồn cào, thấy trước mặt có quán rượu, Tế Điên bèn bước vào. Sài đầu nghĩ bụng: "Đợi khi Hòa thượng ăn mình mới ăn, để khỏi phải trả tiền!".

Ba người kiếm bàn ngồi xong, Tế Điên kêu mấy hồ rượu và mấy món ăn. Uống rượu ăn cơm xong, Tế Điên kêu:

- Đem cho ta một bầu đựng nước tiểu, ta mắc tiểu quá!

- Quán chúng tôi chỉ có bầu đựng rượu thôi chớ không có bầu đựng nước tiểu. Ông mắc tiểu thì cứ ra ngoài ấy.

Tế Điên đứng dậy nói:

- Vậy thì đem cho hai bầu rượu nữa, một lát trở vào ta uống tiếp.

Nói rồi bước ra ngoài đi thẳng. Sài đầu, Đỗ đầu đợi mãi, biết chắc Tế Điên không trở lại rồi, Sài đầu nói:

- Lão Đỗ ơi, điệu này không xong rồi! Ăn cơm không có tiền trả, Hòa thượng đi mất rồi, bắt hai ta ở lại thế tiền đó!

- Hai đứa mình cũng phải lẻn đi chớ.

Thừa lúc phổ ky mắc lo dọn bàn cho khách không để ý, Sài, Đỗ bèn lẻn ta ngoài. Ra đến bên ngoài, hai người gặp ngay Tế Điên, Sài đầu nói:

- Hay dữ a! Hòa thượng ăn rồi bỏ đi, để bọn tôi ở lại thế chấp hả!

- Hai vị hãy đi theo ta, tối nay thế nào cũng có tiền mà!

Sài, Đỗ hai vị Ban đầu đi theo Tế Điên mà trong bụng tính: "Tối nay hai đứa mình ăn rồi đi trước, để Hòa thượng ở lại thế chấp mới được". Quả nhiên, tối lại ba người vào quán ăn cơm. Sài đầu, Đỗ đầu ăn vội ăn vàng cho xong bữa, lất đật đứng dậy đi ra. Tế Điên nói:

- Hai vị đi hả?

- Hồi sáng Hòa thượng bắt bọn tôi thế chấp, bây giờ tới phiên Hòa thượng chớ! Bọn tôi không đi sao được?

Nói rồi hai người bước ra cửa. Phổ ky nghe hai bên đối đáp bèn để ý canh riết Tế Điên.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2013(Xem: 3520)
Từ xưa đến nay đã có biết bao nhiêu áng văn tuyệt tác, bao nhiêu bài thơ trữ tình, bao nhiêu ca khúc vinh danh người Mẹ, trong đó bài hát “Lòng Mẹ“ của Y-Vân đã trở thành bất hủ, mỗi lần nghe là mỗi lần cảm thấy xúc động cả tâm can! Riêng tôi, tôi lại muốn viết để ca ngợi người Cô ruột của tôi, cô là hình ảnh của người mẹ thứ hai, dù đã không sinh ra tôi. Mới một tuổi tôi đã mất mẹ, trong khi đó hai anh trai tôi cũng chỉ mới lên bốn và lên hai. Câu nói của ai đó cùng nghe càng thấm thía vô cùng: „Ngày ta đau khổ nhất là ngày ta mất mẹ, lúc ấy ta khóc mà không có mẹ bên cạnh để dỗ dành“.
20/09/2013(Xem: 8168)
Bà Tám( bước ra sân khấu, than): Trời ơi là trời! Cho mượn rồi lại cho mượn, mượn “woài“ không chịu trả, này trời!. Bà con nghĩ có ức cho tôi không. Nhìn cái mặt tôi nè, tôi hiền…khô hà. Nhân từ, đạo đức, tử tế, đàng hoàng nổi tiếng. Hồi đi học tôi được mệnh danh là, em… hiền như ma…cô, à không, hiền như ma…sơ. Bởi hiền hậu nhân đức nên tôi mới chọn cho mình cái nghề thiệt là cao quí: cho vay lấy lãi.Cho mượn 100 lấy lời có 50 mỗi tháng, nhiều… nhít gì mà…đứa nào vay cũng quịt cả lời lẫn vốn của tôi. Được rồi, lần này tôi không thể hiền nữa đâu, hiền quá chúng lờn mặt hà.Tôi phải tới nhà thằng Tư…xiết đồ nó mới đã nư giận!( nói xong ngoe nguẩy đi vô )
20/09/2013(Xem: 11178)
Thị Mầu (một tay cầm giỏ hoa, một tay cầm dù, ỏn ẻn bước ra): Dạ, Thị Mầu xin kính chào ông Đạo! Ông Đạo: Nam Mô A Di Đà Phật. Thị Mầu: Ông Đạo ơi, ông Đạo nè. Hôm nay Thị Mầu đến chùa, trước là có ít hương hoa lễ Phật, Thị Mầu để tạm đây nghe ông Đạo, sau là muốn thăm ông Đạo. Ông Đạo có khoẻ không ông Đạo?
19/09/2013(Xem: 13306)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
17/09/2013(Xem: 6671)
Dọn đến nhà này cả tuần hắn mới bắt đầu nghe như có người đi lại trong nhà. Hắn nghĩ tới lời báo trước khi mua căn nhà trong chúng cư này. Nhà để bảng bán đã lâu mà không ai chịu mua. Giá nhà mỗi ngày một sụt xuống một cách thảm hại, không bằng nửa giá những căn chung quanh. Chủ nhà chỉ muốn bán tống bán tháo cho rảnh nợ. Đã thay tới ba người giới thiệu nhà đất mà nhà vẫn trơ trơ ra đó. Khi bà giới thiệu nhà đất đưa hắn đến coi nhà, hắn ưng ý liền. Cái gì cũng còn tốt nguyên, có thứ còn mới toanh như cái tủ lạnh và cái máy rửa chén. Hắn ngạc nhiên hỏi bà "nhà đất" :
17/09/2013(Xem: 8780)
Vầng trăng ai xẻ làm tư. Nửa in Bút Nữ, nửa soi gầm giường. Ai bảo Hoa Lan không biết làm thơ ? Không, cô nàng ngoài tài viết văn quyến rũ độc giả đưa vào mê hồn trận với những mối tình A Còng và Nghịch Duyên, cũng biết xuất khẩu thành thơ đấy. Nhưng thơ của nàng thì ôi thôi chẳng ai chịu nổi cả vì chỉ toàn đi chôm thơ của người khác rồi cải biên, tân trang lại cho đúng vần đúng điệu và cuối cùng nhận là thơ của mình.
16/09/2013(Xem: 8536)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
11/09/2013(Xem: 4381)
Nói đến hai chữ “Hạnh Phúc”, tôi chợt mỉm cười nhớ lại buổi học sinh động tại Khóa Tu Học Âu Châu với Hoà thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc. Hôm đó, Hòa thượng yêu cầu, học viên định nghĩa thế nào là hạnh phúc. Bao câu trả lời được nêu ra: Kiếm được nhiều tiền là hạnh phúc.
11/09/2013(Xem: 6717)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 4591)
“Anh mong chờ mùa Thu. Trời đất kia ngả màu xanh lơ”, Bên kia khung cửa sổ, hàng phong lá đổi màu, những con đường ngập lá vàng rơi, những cơn gió se se lạnh vào mỗi buổi sớm mai, tất cả như báo hiệu mùa thu đang đến với mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]