Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

60. Các phỉ đồ luyện võ thỉnh anh hùng

16/10/201821:18(Xem: 7008)
60. Các phỉ đồ luyện võ thỉnh anh hùng

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 60:

Các phỉ đồ luyện võ thỉnh anh hùng

Đăng Sơn Báo tức khí mời bái huynh


Tại sao Hoa Vân Long đến Tiểu Nguyệt Đồn?

Nguyên do ở Tiểu Nguyệt Đồn này có một lão hiệp nghĩa sĩ họ Mã tên Nguyên Chương, trác hiệu Thiên lý độc hành. Vị này võ nghệ xuất chúng, bản lãnh rất cao cường, bình sanh chẳng thâu đồ đệ, chỉ truyền cho hai đứa cháu. Một người tên là Mã Tịnh, ngoại hiệu Thiết diện dọa xoa, còn có tên là Hắc hổ quái hải. Vì Mã Tịnh mặt đen nên có ngoại hiệu như thế. Một người nữa tên là Mã Thành, ngoại hiệu Thám hải long. Học nghề của hai anh em họ đều là võ nghệ gia truyền. Lão anh hùng Mã Nguyên Chương mấy mươi năm hoạt động độc lập trong chốn giang hồ không kết bạn vào phe với nhóm lục lâm nào hết. Ông chỉ có hai thủ hạ, một người tên Thám hoa lang Cao Khánh, một người tên Tiểu bạch hổ Châu Lan. Hai người này đã thành gia lập nghiệp, chính người địa phương cũng không biết họ là người của giới lục lâm, chỉ biết rằng họ là tài chủ có sản nghiệp hẳn hoi.

Lão anh hùng đã chán ngán hồng trần, tự cất một ngôi Tỳ Lô tự để xuất gia tu hành. Tuy đã xuất gia nhưng không thọ giới, không biết trong tăng môn có sự ảo diệu như thế nào! Chính mình dù sùng đạo, thường đọc tụng kinh sách, nhưng chưa hiểu chính xác. Lão anh hùng giao chùa cho Cao Khánh, Châu Lan coi sóc rồi đi du phương. Từ khi lão anh hùng ra đi, tất cả công việc trong nhà đều do một tay Mã Tịnh liệu lý. Mỗi năm Mã Tịnh đi xa một chuyến hoặc 1.000 hay 800 dặm, tìm một nơi nào đó để hành nghề. Đối tượng hành nghề là các quan trưởng, phú hộ hay những nhà buôn bán lớn. Tiền của lấy được đem chất lên lưng lừa chở về nhà. Hàng xóm có hỏi thì Mã Tịnh bảo là đi thâu thuế tô đem về.

Mã Tịnh võ nghệ giỏi như vậy mà chỉ kết giao với một người, cũng là dân địa phương tên là Lý Bình. So với Mã Tịnh, Lý Bình võ nghệ chỉ có năm phần thôi, nhưng cũng được tặng ngoại hiệu là Đăng sơn báo tử Lý Bình. Lý Bình có một người em là Lý An Ca, sống nhờ nghế bán rượu ở ngoài thôn Tiểu Nguyệt Đồn. Thường mấy đứa du thủ du thực hay tụ tập ở trong quán anh ta uống rượu. Ban đầu năm ba đứa, sau lần thành mười mấy đứa tụ tập, chúng muốn xin học võ nghệ với Lý Bình. Những bọn này đều là phỉ đồ vô loạn du thủ du thực, xu quyền phụ thế, không từ nan bất cứ tội ác nào! Chúng đều có ngoại hiệu như là: Thiên bình chuyển, Mãn thiên phi, Chuyển tâm lang, Hoa vĩ lang… tất cả hơn mười người.

Trong thôn Tiểu Nguyệt Đồn có ngôi miếu Tam Lý Bình làm thầy dạy chúng. Người ta luyện tập võ nghệ cốt để thân thể cường tráng, còn bọn chúng đến đó luyện tập cốt để giỏi côn quyền. Lý Bình giao tiếp với bọn họ, có thêm được chút ít tiền uống rượu. Bọn họ dám ăn quỵt ở chỗ khác chớ ăn uống ở tiệm Lý Bình đâu dám không trả. Bình thường Lý Bình dạy võ nghệ cho họ, người này luyện cương đao, người nọ luyện thương pháp… Về sau, trong đó có một người gọi là quân sư nói:

- Mấy anh không cần luyện nữa!

Mọi người hỏi: 

- Tại sao không luyện nữa?

- Sư phó bất tài, đệ tử dốt! Lý Bình xưa nay là người hữu danh vô thực, học với ông ta chẳng ra chi đâu!

- Không học với ông ta thì học ai đây!

- Ở địa phương chúng ta có ai là người nổi tiếng không?

- Người thực sự nổi tiếng ở đây chỉ có dạ xoa Mã Tịnh thôi.

- Vậy tại sao chúng ta không mời Mã đại gia đến dạy chúng ta luyện võ?

- Ừ phải đấy!

Mọi người bàn tính xong xuôi, sáng sớm hôm sau kéo tới trước cửa nhà Mã Tịnh, đưa vào danh thiếp xin ra mắt. Có gia nhân vào bẩm báo, Mã Tịnh đi ra tiếp. Gặp Mã Tịnh, ai nấy cùng nói:

- Mã đại gia chịu khó ra sớm thế ư?

- Các vị tìm tôi có việc chi?

- Chúng tôi lâu nay biết Mã đại gia oai danh vang dậy, hôm nay đặc biệt đến thỉnh cầu đại gia. Số là chúng tôi có lập một thí trường ở miếu Tam Hoàng muốn xin được lão nhân gia chỉ dạy cho võ nghệ. Nếu Mã đại gia bằng lòng, bọn tôi xin hết lòng quy phục.

Mã Tịnh nghe nói, nghĩ thầm: "Giao tiếp với bọn phỉ đồ này, không khéo rồi mình nhiễm theo thói hư tật xấu của chúng mất! Từ chối thẳng thừng thì không phải, vì họ đều là những người chòm xóm láng giềng cả". Mã Tịnh mới nói:

- Các vị đã có lòng mời tôi, đúng ra tôi không nên chối từ, ngặt vì hiện nay mẫu thân tôi bị bệnh, cho nên tôi không thể vâng theo ý các vị được. Đợi lúc mẹ tôi bình phục, tôi sẽ đến hầu các vị.

Ai nấy bị từ chối tiu nghỉu trở về, và đều có ý trách quân sư bày lắm việc để cho bị từ chối! Quân sư nói:

- Mấy anh đừng có trách tôi, nếu tôi không kêu Lý Bình mời được Mã Tịnh ra thì đừng gọi tôi là quân sư chỉ gọi tôi là tiểu tốt thôi, được chưa nào?

Ai nấy đồng thanh đáp:

- Chịu quá đi chớ!

Vừa nói tới đó thì Lý Bình vào tới, quân sư nói:

- Lý đại gia, có người muốn biết tài nghệ của ông.

- Ai vậy?

- Mã Tịnh.

- Nói bậy bạ hoài! Ta với Mã Tịnh là bạn bè tri kỷ tình như tay chân, lại gặp nhau hoài, có gì của nhau chẳng rõ?

- Lý đại gia đừng nói vậy! Ông suốt này cứ nói rất thân thiết với Mã đại gia, mà hôm nay tôi đến gặp Mã đại gia và nói: Tôi xin đề cử với Mã đại gia một người rất thân với ông, nói ra chắc ông biết ngaỵ Mã đại gia hỏi: Ai vậy? Tôi nói: Đặng sơn báo tử Lý Bình. Ông ta ngồi lặng yên một hồi lâu mới nói: Ta ở đây hơn 30 năm, không ai mà ta chẳng biết, có lẽ người này không thân thiết với ta lắm chăng?

Lý Bình nghe nói thế tức giận tràn hông, nói:

- Ta bảo cho ngươi biết, hồi nào tới giờ ta chưa từng mượn oai Mã Tịnh để đề cao mình. Chuyện giao tình của chúng tôi là có thật đấy.

Quân sư nói:

- Lý đại gia nè, nếu ông quả có giao tình với Mã gia thì ông hãy mời Mã gia đến đây, biểu diễn cho bọn tôi xem một đường quyền, một ngọn cước, thì bọn tôi mới tin là thật.

- Có gì khó đâu, hễ ta mời là anh ấy tới ngay thôi.

- Để rồi coi.

Lý Bình tức giận đi tới nhà Mã Tịnh, chẳng cần kêu cửa, cứ đi thẳng vào. Mã Tịnh thấy vậy, hỏi:

- Hiền đệ Ở đâu lại đây vậy?

- Này huynh trưởng, tiểu đệ đối với anh tình cảm như thế nào, mà hôm nay anh nói với tụi quân sư muốn thử tài tôi?

- Ai nói với hiền đệ như vậy?

Lý Bình bèn đem chuyện ở miếu Tam Hoàng thuật lại. Mã Tịnh nói:

- Này hiền đệ, đó là tụi nó khích chú đó, chú đừng có tin làm gì!

- Bất luận là tụi nó có khích tôi hay không, ngày mai xin mời huynh trưởng cùng đi với tôi đến đó một chuyến, để tôi khỏi mất mặt với chúng.

- Được, ngày mai ta sẽ đi.

- Thôi, tiểu đệ về đây, ngày mai mình gặp lại!

Hôm sau Lý Bình đưa Mã Tịnh đến miếu Tam Hoàng. Mọi người thấy Mã Tịnh đến đều vui vẻ phi thường, cùng đứng lên vái chào và nói:

- Có Mã đại gia đến, chúng tôi đang trông đợi lão nhân gia đây!

Nói rồi, kẻ rót nước, kẻ mua bánh điểm tâm, mọi người xúm xít vây quanh phục vụ. Họ mời Mã Tịnh ngồi ở bàn trước đại điện, phía trước có giá để 18 món binh khí. Trong bọn có một người họ Hồ tên Đắc Nghi, ngoại hiệu Hắc tâm lang, bước ra nói:

- Thưa Mã đại gia, tôi xin luyện một đường quyền để ngài xem.

Nói rồi Hồ Đắc Nghi đi ngay một đường quyền. Tiếp đến Thiên bình chuyển múa một bài đơn đao, Mãn thiên vũ Nhâm Thuận múa một pho đại đao. Múa xong, Nhân Thuận hỏi:

- Mã đại gia, ngài xem bài đao tôi múa có trúng cách không?

- Hay lắm, đại đao là nguyên soái trong các binh khí bén, từ xưa những người sử dụng đại đao như Liêm Pha, Hoàng Trung, e đao pháp chưa thuần thục bằng chú.

Nhâm Thuận nghe nói khoái tỉ, nghĩ bụng: "Tài mình đâu kém ai!".

Đến lượt Bạch hoa xà Cổ Hữu Lễ nói:

- Mã đại gia, ngài thấy thương pháp của tôi như thế nào?

- Tài lắm, hoa thương đứng đầu của mọi binh khí, những người ngày trước như Tử Tế, Tử Long còn phải kém chú một bậc.

Cổ Hữu Lễ nghe nói trong lòng mừng rơn, cho rằng tài mình đã xuất chúng. Hắn múa xong, đến lượt Châu Sĩ Nguyên, ngoại hiệu Lan bối nói:

- Mã đại gia, tôi xin trình đại gia một bài kiếm!

Nói rồi cầm kiếm múa một hồi lâu, lại hỏi, và Mã Tịnh đáp:

- Thật hay, múa kiếm như vậy có thể đi phó hội Hồng môn được.

Châu Sĩ Nguyên nghe bảo thế cũng rất mừng. Mọi người biểu diễn xong. Mã tịnh trong lòng tự bảo: "Thiệt là đao chẳng ra đao, thương chẳng ra thương gì cả!".

Nghĩ rồi bèn bảo Lý Bình:

- Này Lý hiền đệ, ta có dạy hiền đệ một đường quyền, hiền đệ biểu diễn cho mọi người xem chơi.

- Vâng!

Lý Bình vâng lời xắn áo đi ngay bài quyền. Thật chẳng khác nào:

Thái tổ thần quyền trấn bát phương

Nghiêng mình thối bộ vẻ đường đường

Bước lên công thẳng dường chớp giật

Lui về cố thủ lẹ phi thường

Hạ trung bình tấn, quét truy phong

Mười hai liêm đấm chiếm đầu công

Quyền đánh nát thây Nam san hô?

Cước đá lăn quay Bắc hải long.

Múa xong hơi thở vẫn điều hòa, mặt không đổi sắc tinh thần vẫn sung mãn. Tinh thần vẫn sung mãn. Mọi người đều nhất tề khen ngợi:

- Thiệt là tướng tài không có binh tệ.

Nói xong, mọi người day qua Mã Tịnh khẩn khoản:

- Mã đại gia, trong dịp này xin Mã đại gia cho chúng tôi được chứng kiến pho song giản gia truyền nổi tiếng của lão gia nhân, để rộng tầm mắt. Mã Tịnh cũng nghĩ: "Ừ, để cho chúng mở rộng tầm mắt!". Nghĩ rồi bèn đứng dậy cầm cặp giản, nói:

- Các vị đứng bao quanh lại đi. Dang xa quá, làm sao thấy rõ được?

Có thơ rằng:

Song giản nào khác cây khô

Xuất thủ tựa rồng quẫy khúc

Thành roi múa lộng kinh hồn

Vù vù độc long nhả khí

Tới lui hiến quả đào viên

Thoắt nhanh giản thành thức kiếm

Âm dương đúng phép giữ gìn

Dưới trên toàn thân che kín

Dạ xoa thám hải nào tày

Chớp giật sao băng trí mạng.

Mã Tịnh múa xong, mọi người vẫn còn ngẩn ngơ theo dõi. Bỗng nghe ngoài vách có tiếng:

- Múa giỏi dữ ha!

Mã Tịnh dòm ra, mặt tái xanh không còn chút máu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2018(Xem: 3872)
Một cú điện thoại gọi đến vào giấc trưa im ắng đã làm cả nhóm sinh viên chúng tôi giật bắn cả người. Thằng Tiên, trưởng nhóm gia sư, vồ lấy điện thoại với vẻ mặt háo hức. Tiếng đầu dây bên kia: “A lô, xin lỗi … có phải nhóm gia sư trường Đại học Nha Trang không ạ?” “Dạ phải! Dạ phải!”, thằng Tiên vừa đáp vừa nheo mắt nhìn chúng tôi. “À, tôi cần một gia sư thật gấp!” “Kèm lớp mấy ạ? Môn gì ạ?” “Lớp 5, môn Toán. Con tôi nó thích học cô giáo, có cô không?”
19/10/2018(Xem: 12596)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng Kiêu căng, bạo ngược, tàn hung Khiến người hầu cận, tùy tùng không ưa
18/10/2018(Xem: 4896)
Giữa tháng 11 năm 2007, khi tôi đang nhập chúng, An Cư Kiết Đông tại Làng Mai, Pháp quốc, chờ được thọ giới Sa-Di-Ni trong Đại Giới Đàn Thanh Lương Địa, thì gia đình gửi điện sang, cho biết đã tìm được một chỗ khá tươm tất theo nhu cầu và khả năng của tôi, nhưng phải trả lời ngay trong vòng 24 tiếng!
14/10/2018(Xem: 4050)
Sức chịu đựng của tôi thuộc loại ghê gớm lắm. Tôi có được, luyện được sức chịu đựng ấy là nhờ học từ chữ Nhẫn của đạo Phật. Nhẫn là chiến thắng. Nhẫn là thành công. Nhịn nhường là bản lĩnh, là dũng cảm. Nhịn nhường là cao thượng, là bao dung. Tôi đã từng ngồi im cả tiếng đồng hồ để lắng nghe bà chị Hai chửi vì cái tội coi lén nhật ký của bả.
10/10/2018(Xem: 4537)
Một bệnh nhân vào phòng mạch, khám bệnh. Bác sĩ niềm nở : - Bạn có khỏe không ? Đó là câu nói đầu môi chót lưỡi rất ư là lịch sự mỗi lần gặp nhau để thay cho lời chào hỏi thường ngày của mọi người ở cái xứ sở đầy ắp văn minh này. Riết rồi thành thói quen.
10/10/2018(Xem: 5569)
Trời đã vào thu rồi mà nắng vẫn còn ấm, những đợt nắng trong veo như mật ong rải ánh vàng long lanh trên ngàn cây nội cỏ. Tôi lại nhớ những ngày thu ở Huế, dù chỉ là mùa thu mà trời đầy mưa bụi bay bay và gió lạnh run rẩy khi đạp xe qua cầu Tràng Tiền thời đi học. Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô chợt sà xuống vướng mắc nơi góc vườn kỷ niệm.
09/10/2018(Xem: 4975)
“Định mệnh không là Định mệnh”, lấy theo tựa đề của một độc giả, người tôi chưa từng quen biết và cũng là lần đầu tiên đọc tác phẩm “Người tình định mệnh” của Hoa Lan. Cám ơn người đọc này đã khai ngộ cho tôi, chợt nhớ rằng trong đạo Phật không có chữ “Định mệnh” mà chỉ có “Định nghiệp”. Gây nghiệp nào sẽ từ từ xuất hiện nghiệp ấy liền tay. Một dạng của nhân quả!
09/10/2018(Xem: 3644)
Thăm người nghèo, sống một mình và cô đơn ở Frankfurt, Đức Tôi đến châu Âu nhiều lần và nhất là Đức. Tôi yêu Đức và thấy đây là quốc gia rất phát triển, rất văn minh. Đồ dùng của Đức thì quá tuyệt vời. Ở Pháp còn thấy nhiều người nghèo, kể cả lừa đảo. Ở Ý còn thấy trộm cắp. Ở Bỉ thấy kẻ xấu, móc túi… Nhưng ở Đức thật sự thấy văn minh và bất cứ dùng thứ gì ở Đức cũng luôn rất yên tâm.
06/10/2018(Xem: 5862)
Ngày nay, cảnh khổ bàng bạc khắp muôn nơi, vì chiến tranh, xung đột, thiên tai do tham sân si, đố kỵ, hơn thua, được mất của biết bao nhiêu phàm nhân trong thế giới vật chất khắc nghiệt xô bồ khó chịu này mà ra. Nhan nhản người khốn khó đang ngày đêm trông chờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân bằng tịnh vật và tịnh tài để sống qua cơn bỉ cực. Nếu trong hoàn cảnh bỉ cực này của tha nhân, những ai có lòng từ mẫn chân thành chia sẻ tịnh tài hay tịnh vật dù ít dù nhiều tùy khả năng, thì việc bố thí nầy được xem như là Quảng Đại Tài Thí, như đã được Như Lai dạy trong Trung Bộ Kinh – 142: Phân Biệt Cúng Dường (Pali) như sau:
02/10/2018(Xem: 3922)
Tại nơi tịnh xá Trúc Lâm Thành Ba La Nại, mùa Xuân đã về Đất trời tĩnh lặng bốn bề Muôn hoa phô sắc sum suê trên cành Đàn chim vui hót lượn quanh Hương xuân phảng phất bên mành ngất ngây. Thế Tôn an tọa nơi đây Nhưng nhìn thấy cảnh đọa đầy phương xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]