Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

56. Trịnh Hùng giữa đường gặp Tế Công

16/10/201821:14(Xem: 6809)
56. Trịnh Hùng giữa đường gặp Tế Công

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 56:
Trịnh Hùng giữa đường gặp Tế Công

Vương Quý trong rừng cướp khách lẻ


Người trợn ngược mắt chạy đến tiệm Thiên Hưng tên là Mã Mậu, ở bên đường Đông nơi Thiên Gia Khẩu. Cha hắn là Mã Chấn Cương, hắn có hai người anh đều là chí thú làm ăn, làm nông, đọc sách nối nghiệp tổ tiên. Chỉ có một mình Mã Mậu là đứa nghịch tử, rượu chè bài bạc, tệ ác đủ thứ. Một hôm đi chợ, có bao nhiêu tiền bạc áo quần hắn đều nướng sạch trong sòng đổ bác. Hết tiền hắn không mặt mũi nào về gặp gia đình, mới mua một sợi dây thừng, dự định ra ngoài Thiên Gia Khẩu, tìm chổ vắng vẻ tự ải cho xong. Vừa hay gặp lúc Phó Hữu Đức bị chứng đau bụng hành hạ, hắn đưa ra thuốc thổ tả mang theo cho Phó Hữu Đức và bảo:

- Tôi cho ông một ít thuốc đây, uống vô đi!

Phó Hữu Đức uống xong, dựa gốc cây ngủ như chết. Mã Mậu thấy ông ta là một hành khách cô đơn bèn nghĩ thầm: "Trong người ông khách này chắc hẳn có vàng bạc, để mò vào bụng ổng thử xem. Nếu mò vào mà ông ta thức dậy, mình sẽ nói: Tôi mò vào bụng ông xem ông còn đau đớn không? Còn nếu ông không tỉnh dậy thì có cái gì, mình cầm lấy đi luôn".

Hắn lấy tay sờ vào bụng Phó Hữu Đức, đụng ngay bó bạc rút ra xem, trong đó có 12 nén vàng. Hắn vội bỏ dây thừng lại, cầm vàng đi thẳng. Vừa đi vừa nghĩ bụng: "Chuyến này mình rước vợ con theo, tìm mướn hai gian phòng, đem một nén vàng đổi ra sống qua ngày, kể cũng sướng chán". Nghĩ rồi tiếp tục đi tới trước. Gặp một đám lau um tùm trước mặt, hắn nhìn trước sau không thấy có ai, bèn chui vào chôn ngay bó bạc và số vàng ấy xuống đất, đoạn đánh dấu để dể nhớ rồi đi tiếp về nhà ở Thiên Gia Khẩu. Về đến hà thấy cha hắn là Mã Chấn Cương đang đứng ở trước cửa. Vừa thấy mặt hắn, cha hắn nổi giận mắng lớn:

- Đồ súc sanh, mầy đi ra làm không biết bao nhiêu điều tồi tệ, không việc xấu nào mầy từ nan, thì còn trở về đây làm gì?

- Tôi trở về đây rước vợ con theo. Kể từ nay tôi không ăn cơm nhà ông nữa đâu! Trong nhà kể như không có tôi là được rồi, từ nay về sau ông khỏi phải lo lắng cho tôi nữa!

- Thế thì tốt quá, mầy rước con vợ mầy đi chỗ khác lẹ lẹ lên, để ở đây thấy mặt mầy tao ứa gan thêm!

Mã Mậu bèn vào nhà trong kêu vợ đi theo hắn. Cô vợ hắn không dám đi theo vì biết rằng hắn là người bất kể phải quấy, chuyện gì cũng làm được. Sợ rủi ro hắn sanh tâm quấy bán mình đi bất tử thì khổ. Vợ hắn là Tôn thị vốn là người hiền đức, nói với mẹ chồng:

- Con không muốn đi với ảnh.

- Không hề chi, con cứ đi với nó. Có việc gì mẹ sẽ tính cho con.

Tôn thị không cách nào khác, bèn bắt buộc phải đi theo Mã Mậu. Đi được nữa đường, Mã Mậu nói:

- Ta nói cho cô hay! Hôm nay nếu không phát tài, ta không rước cô đi theo đâu!

Hắn nói gì, Tôn thị cũng không thèm để ý nghe, cùng hắn đi về phía cửa thôn Thiên Gia Khẩu. Đến đám lau, hắn theo dấu tìm đến chỗ chôn vàng. Mười hai nén vàng đâu không thấy mà chỗ ấy là một bãi phân tổ bố.

Người lấy vàng của Mã Mậu giấu chính là Tế Điên. Khi Tế Điên gạt Sài Nguyên Lộc và Đỗ Chấn Anh chạy mau đến bắt tên giặc đang treo cổ để cứu Phó Hữu Đức, rồi chính mình đi về hướng Bắc, ấy là lúc Tế Điên đi vào đám lau lấy bó bạc và vàng rồi trút vào đó một bãi "của quý", đoạn lấp đất lại như cũ.

Mã mậu bới vàng y chẳng thấy chỉ thấy vàng khè, ngây người như kẻ mất hồn: "Hồi nãy mình nói phách để dắt vợ con đi là ỷ có vàng. Bây giờ không có vàng nữa làm sao đưa vợ con về đây? Thiệt là lời nói như tên bay, đâu có thể phát ra bậy bạ! Một khi vào tai người, sức nào nhổ ra được!".

Nghĩ mãi không ra, nói chẳng nên lời, dẫn vợ nhắm hướng quán Thiên Hưng đi tới. Tế Điên ở trong quán nhìn ra, lấy tay chỉ, nói với Phó Hữu Đức, ông coi kìa, kẻ trộm vàng của ông tới đó.

Phó Hữu Đức dòm ra, quả nhiên đích thị. Mã Mậu hai mắt trợn ngược, tự vả vào miệng liên hồi nói:

- Các vị Ơi, bữa nay trời trả báo tôi đây nè!

Vừa nói vừa chạy càn tới trước. Chạy tới một hồ nước, nhảy ùm xuống, ngóp lên hụp xuống vài lần rồi mất dạng. Vợ hắn là Tôn thị chạy tới thấy vậy, dậm chân khóc ròng. Trong nhà hắn sợ hắn bán vợ đi cũng chạy theo ra tới bèn ráng khuyên dỗ Tôn thị, rồi về báo lại với cha mẹ và hai anh em của hắn rằng Mã Mậu đã chết. Sau khi vớt thi hài Mã Mậu chôn cất xong, họ đưa Tôn thị về nhà cha mẹ ruột.

Mã Mậu chạy đi rồi, Tế Điên cầm 12 nén vàng đưa cho Phó Hữu Đức, lại bảo Sài Nguyên Lộc, Đỗ Chấn Anh lấy 200 lượng bạc lộ phí đưa ra hết cho Phó Hữu Đức và nói:

Hòa thượng ta nghĩ ông là một nghĩa bộc, nên ta thưởng cho ông 200 lượng bạc đây.

Phó Hữu Đức muôn vàn cảm tạ, nhận vàng bạc rồi trở về. Sài Nguyên Lộc lúc ấy mới nói:

Thưa sư phó, chúng tôi đã tới tiệm Thông Thuận rồi, Hoa Vân Long đã bỏ đi từ chiều hôm trước, sư phó đem tiền lộ phí cho Phó Hữu Đức hết thì bọn ta phải làm sao đây? Ở đây chớ đâu phải như ở Lâm An! Hễ bước ra là phải có tiền, ăn phải trả tiền cơm, ở phải tốn tiền phòng. Tất cả lấy đâu chi dụng?

Không hề chi, bất kỳ tiệm cơm lớn nhỏ, hễ vào ăn cơm ở trọ xong, cứ chỉ chót mũi của Hòa thượng ta là xuôi ngay.

- Đỗ Chấn Anh nói: Đúng, không chỉ chót mũi cũng chạy tuốt!

Nghe ba người nói chuyện như vậy, vị quan khách Vương Trung nghĩ thầm: "Tế Công đã trị mình hết bệnh, mình phải nên tạ Ơn người mới phải lẽ". Tiện tay lấy ra 100 lượng bạc nói:

Xin biếu sư phụ 100 lượng bạc làm lộ phí.

Tế Điên trợn mắt, nói:

- Ông cầm 100 lượng bạc này tính đền ơn ta hả? Công ta đáng giá vạn quan mà ông tính đền ơn bao nhiêu đó à? Thôi cất đi, ta không nhận đâu!

Vương Trung nghe nói như thế cũng không dám đưa nữa. Tế Điên nói:

- Hai vị Ban đầu nè! Theo ta bắt Hoa Vân Long đây!

Sài, Đỗ hai người không biết làm sao, cùng với Tế Điên ra khỏi tiệm Thiên Hưng. Bọn Trần Hiếu theo đưa ra khỏi cửa.

Tế Điên dẫn hai người đi được mấy mươi dặm, đến một trấn nhỏ, vào một điếm ngồi nghỉ. Ba người đều cảm thấy bụng đói cồn cào. Sài Nguyên Lộc nghĩ bụng: "Hòa thượng thật là đại từ bi! Có bao nhiêu tiền dốc hết cho sạch ráo, hiện trong túi không còn một văn! Bây giờ phải làm sao đây? Ăn cơm phải trả tiền cơm, ở phải trả tiền trọ. Bây giờ chỉ có nước đem chiếc áo kép này cầm đỡ dược một điếu hoặc 800 gì đó rồi mới có thể ăn và ở trọ được". Chủ ý đã định, bèn nói: 

- Thưa sư phụ, lão nhân gia chỉ lo làm phước thôi. Có bao nhiêu tiền đem theo đều cho hết không chừa lại lượng nào; chừng ăn cơm không có tiền phải làm sao đây?

- Không hề chi, ta đã có cách. Mấy ông đừng lo, cứ đi theo ta!

Hai vị Ban đầu không còn cách nào khác hơn phải đi theo Hòa thượng. Ba người cùng đi về hướng Tây, thấy một tòa đại quán rượu, bên trong tiếng dao thớt râm ran, bên ngoài thực khách ngồi đầy phòng. Tế Điên đi thẳng vào bên trong, hai vị Ban đầu bắt buộc phải đi theo. Phổ ky dòm ra thấy một Hòa thượng kiếc xăm xăm đi vào, cùng đi theo có hia người mặc quần áo trắng, giầy vớ trắng nốt, bèn nghĩ thầm: "Bộ dạng mấy người này không dám ngồi bàn ghế tất ở phía trước mới chiu vào đây kiếm chỗ ngồi chớ gì!".

Hậu đường toàn những bàn ghế sơn son thếp vàng rất lộng lẫy. Tế Điên chọn một bàn giữa phòng đến ngồi vào giữa, hai vị Ban đầu ngồi hai bên. Phổ ky hỏi:

- Ba vị mới đến hả?

Tế Điên đáp: Bộ ngươi tưởng ta không đến được à?

- Bây giờ ba vị cần kêu món chi?

- Trong tiệm này có món nào ngon không nhỉ?

- Tiệm của chúng tôi, nướng ram sống chín, chiên xào, hầm nấu, đủ thứ thơm ngon, dĩa lớn dĩa vừa dĩa nhỏ, tùy lòng khách muốn, kêu liền có ngaỵ Trái cây trân quý, tươi khô khắp miền, sơn hào hải vị, tiệc vừa sang đều đáp ứng được.

- Hải vị thượng đẳng, mỗi tiệc giá bao nhiêu?

- Mỗi tiệc chỉ 8 lượng thôi.

- Vậy thì dọn cho ta một bàn, rượu Thiệu Hưng lâu năm một hũ.

Phổ ky vâng dạ trở vào, bụng nghĩ thầm: "Cái ông Hòa thượng kiếc này, ăn bữa cơm sang trọng như thế biết bao nhiêu tiền, sao không thay bộ y phục lành lặn khác có phải dễ coi hơn không? Để coi một lát họ ăn rồi lấy tiền ở đâu trả cho biết". Bụng nghĩ như vậy, một mặt cứ thoăn thoắt quét bàn cùi ghế, lau chén bát dọn lên. Trước hết đem các trái cây tươi, khô ra ăn chơi, kế đem thịt ướp chiên xào, thịt gà vịt cá, dọn lên đầy bàn. Tế Điên mời:

- Hai vị ăn đi!

- Sài Nguyên Lộc và Đỗ Chấn Anh biết trong túi không có tiền, nói:

- Sư phụ ăn đi! Ăn cơm rồi không có tiền trả người ta, chúng tôi không dám đụng đũa đến!

Không tiền cũng chẳng hề chi mà!

- Không tiền, sư phụ nói làm sao với họ?

- Ối, hơi đâu mà lo! Ăn rồi không có tiền thì thôi, họ đâu có làm chi nào? Còn họ muốn đánh hả? Cứ để cho họ đánh! Đánh nhè nhẹ kể như huề nợ, còn đánh nặng họ phải trả thêm mình tiền thang thuốc. Chừng đó mình lại có tiền chén nữa.

Sài, Đỗ hai người cũng không dám ăn, nằm gục trên bàn mà chờ. Tế Điên vừa ăn nhậu vừa chê:

- Vịt này chưa mềm, hải sâm còn cứng quá, món hầm này quá mặn, làm chưa đúng cách. Này Phổ ky, lại đây!

- Đại sư phụ còn cần thêm gì nữa?

Những thức ăn này đều chẳng vừa miệng tí nào. Ngươi hãy đem cho ta một con cá giếc sống, đầu đuôi nhúng nước sôi, đoạn giữa tẩm rượu còn vảy, đem trụng dấm.

Phổ ky lật đật gọi đem lên. Tế Điên lựa chỗ nào ngon ăn trước, càng ăn sang lại càng khoái trá. Ăn nhậu một trận làm Phổ ky cũng phải thất kinh. Ăn xong, gọi phổ ky lại tính tiền. Tài phú tính toán một hồi nói:

- Cộng chung tất cả là 24 lượng 4 tiền.

- Có nhiều nhỏ gì. Kệ, bao nhiêu thì bao, ta cho thêm hai lượng nữa. 

- Cám ơn sư phụ!

- Khỏi phải cám ơn! Duy có điều tiểu Tăng ra đi vội quá không kịp mang theo tiền.

- Không tiền thì phải làm sao đây?

- Ngươi bảo với chưởng quỹ để ta viết một tờ giấy nợ.

- Tiểu quán không có giấy nợ.

- Không có giấy nợ thì viết đại lên tấm bảng cũng được mà!

- Viết trên bảng cũng là giấy nợ rồi! Đại khái là chúng tôi không bán chịu. Ông phải trả tiền mới được.

- Ta hiện giờ không có tiền, ngươi tính sao thì tính.

Phổ ky nghe nói, đến báo với chưởng quỹ:

- Hòa thượng ăn hết 24 lượng 4 tiền, ông ấy không có tiền.

Chưởng quỹ nghe báo, nổi giận nói:

- Miệng hồng răng trắng, ăn nhậu bất kể, ưa ngọt không ưa mặn, đòi cay chẳng muốn chua; ăn xong chẳng trả tiền, đánh họ cũng chẳng xong! Nhưng việc này không muốn đánh cũng bắt phải đánh mới được. Tụi bây đâu, ráp lại đánh ổng cho ta.

Tế Điên nghe nói như vậy mới hỏi: Này lão Sài, lão Đỗ, hai ông thấy làm sao đây?

- Bọn tôi không biết phải làm sao nữa.

Tế Điên nói: Này chưởng quỹ, ông đừng nóng vội. Ta sẽ biến tiền trả cho ông.

- Ừ, Hòa thượng biến đi! Bữa nay không có tiền trả thì không được đâu nhé!

Tế Điên đứng làm thinh một hồi lâu mới nói:

- Chưởng quỹ nè! Để chúng ta thương lượng với ông một việc: Ta ăn của ông cái gì, sẽ mữa trả cho ông cái đó nhé!

- Ông nói bậy bạ hoài! Mửa ra rồi tôi bán cho ai?

Tế Điên vỗ bàn la lớn:

- Eo ơi! 24 lượng 4 tiền ư!

Phổ ky thấy vậy nói:

- Khóc cũng phải trả tiền mà!

Chưởng quỹ đang sửa soạn muốn đánh Tế Điên thì nghe bên ngoài có tiếng người nói lớn:

- Này hiền đệ, chúng ta vào trong này uống ít ly rượu đã!

Sau tiếng nói, thấy hai người vén rèm bước vào, theo sau mười mấy kẻ tùy tùng. Vừa thấy Tế Điên, hai người ấy lật đật tới vái chào. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2013(Xem: 10734)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
01/01/2013(Xem: 5596)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 6937)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3297)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6104)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14545)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13744)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17243)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11034)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4181)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]